Tin học 11 Bài tập và thực hành 8

eLib xin giới thiệu đến các em học sinh Bài tập và thực hành 8 dưới đây, tài liệu được biên soạn với nội dung đầy đủ, chi tiết sẽ giúp các em sẽ hiểu thêm về khả năng đồ họa, cách sử dụng các thủ tục về đồ họa để viết được các chương trình đơn giản. Mời các em cùng tham khảo!

Tin học 11 Bài tập và thực hành 8

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục đích, yêu cầu

- Tiếp tục cũng cố cho học sinh những khái niệm về chương trình con ,thư viện chương trình con.

- Minh hoạ cho khả năng đồ hoạ của ngôn ngữ lập trình nói chung, pascal nói riêng.

- Học sinh chủ động tìm hiểu cách sử dụng một số chương trình con chuẩn trong thư viện graph của Pascal.

1.2. Nội dung

a) Chương trình sau đây vẽ các đường gấp khúc “ngẫu nhiên” nhờ thủ tục LineTo, mỗi đoạn có một màu ngẫu nhiên. Ví trí bắt đầu vẽ là tâm của màn hình. Kết thúc việc vẽ bằng cách nhấn một phím bất kỳ. Chạy thử chương trình và quan sát kết quả trên màn hình.

uses crt,graph;

var

               stop:boolean;

function DetectInit(path:string):integer;

               var drive,mode:integer;

begin

               drive:=0;

               InitGraph(drive,mode,path);

               DetectInit:=GraphResult;

end;

begin

               if DetectInit('C:\TP\BGI') <> 0

               then

               begin

                               write(' Loi do hoa nhan Enter de ket thuc ');

                               readln;

               end

               else

               begin

                               randomize;

                               MoveTo(getmaxx div 2,getmaxy div 2);

                               stop:=false;

                               while not (stop) do

                               begin

                                              setcolor(Random(Getmaxcolor));

                                              LineTo(Random(Getmaxx),Random(Getmaxy));

                                              Delay(200);

                                              stop:=keypressed;

                               end;

               end;

closegraph;

end.

Kết quả:

b) Chương trình dưới đây minh họa việc sử dụng các thủ tục vẽ hình đơn giản. Hãy chạy chương trình rồi thay đổi một số tham số như màu vẽ, tọa độ và quan sát kết quả trên màn hình.

uses graph;

var

               gd,gm:integer;

               xm,ym,xmaxD4,ymaxD4:word;

begin

               gd:=detect;

               Initgraph(gd,gm,'C:\TP\BGI');

               xm:=getmaxx div 2;

               ym:=getmaxy div 2;

               setcolor(yellow);

               rectangle(10,10,xm,ym);

               readln;

               setcolor(LightGreen);

               Circle(450,100,50);

               readln;

               setcolor(Red);

               Ellipse(100,200,0,360,50,120);

               readln;

               CloseGraph;

end.

Kết quả:

2. Luyện tập

Câu 1: Chương trình con là:

A. Một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định và có thể được thực hiện (được gọi) từ nhiều vị trí trong chương trình.

B. Một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định và trả về một giá trị thông qua tên của nó.

C. Một dãy lệnh mô tả một số thao tác nhất định nhưng không trả về một giá trị qua tên của nó.

D. Chương trình được xây dựng từ các chương trình con khác.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây sai về chương trình con:

A. Phần đầu và phần thân nhất thiết phải có, phần khai báo có thể có hoặc không.

B. Phần khai báo có thể có hoặc không tùy thuộc vào từng chương trình cụ thể.

C. Phần đầu có thể có hoặc không.

D. Phần đầu nhất thiết phải có để khai báo tên chương trình.

Câu 3: Chương trình con được chia làm mấy loại:

A. Một.

B. Hai.

C. Ba.

D. Nhiều.

Câu 4: Phát biểu nào dưới đây là đúng:

A. Trong nhiều ngôn ngữ lập trình, chương trình con thường gồm 2 loại : hàm và thủ tục.

B. Trong tất cả các ngôn ngữ lập trình, chương trình con gồm 2 loại: hàm và thủ tục

C. Trong Pascal chỉ có thủ tục không có hàm.

D. Trong Pascal chỉ có hàm không có thủ tục.

Câu 5: Dựa vào đâu để phân loại chương trình con?

A. Kiểu của tham số.

B. Kiểu giá trị trả về.

C. Tên chương trình.

D. Tất cả ý trên.

Câu 6: Mô tả nào dưới đây về tham số là sai?

A. Một hàm có thẻ có cả tham số giá trị và tham số biến.

B. Có thể truyền biến số cho tham số giá trị.

C. Có thể truyền giá trị cho tham biến.

D. Có thể dùng tham số biến để nhận kết quả.

3. Kết luận

Qua bài thực hành số 8 các em học sinh nắm được một số nội dung chính sau đây:

  • Khái niệm về chương trình con, thư viện chương trình con.
  • Vai trò của chương trình con
  • Cách sử dụng một số chương trình con chuẩn trong thư viện graph của Pascal.
Ngày:11/09/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM