Bài học Hóa 10

Với mong muốn đem đến cho các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều tài liệu học tập môn Hóa và đạt kết quả thật cao trong các kì thi sắp tới, eLib xin giới thiệu đến các em bộ chủ đề bài giảng chi tiết từ bài 1 đến bài 39 bên dưới đây. Mỗi bài giảng sẽ gồm các phần cơ bản như tóm tắt lý thuyết, ví dụ minh hoạ có hướng dẫn giải đi kèm và phần luyện tập chung để các em ôn lại kiến thức một cách hiệu quả. Mời các em cùng tham khảo!

1. Giới thiệu bài học Hóa học 10

Vật thể được cấu tạo từ chất, chất được cấu tạo bởi các phần tử nhỏ hơn là nguyên tử. Vậy nguyên tử được cấu tạo như thế nào, quá trình biến đổi chất có liên quan đến sự thay đổi các phần tử hay không? Chương trình hóa học lớp 10 sẽ giải đáp vấn đề trên.

Chương trình sẽ cung cấp cho học sinh những kiến thức về cấu tạo nguyên tử, bảng hệ thống tuần hoàn, cân bằng hóa học - kiến thức cơ bản của Hóa học Trung học Phổ thông.

Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học là sự sắp xếp các nguyên tố theo một quy luật chặt chẽ, thể hiện sự biến đổi tuần hoàn các tính chất của nguyên tử và hợp chất. Bảng hệ thống tuần hoàn là lối vào thế giới của Hóa học.

Bên cạnh đó, học sinh còn được tìm hiểu về liên kết hóa học và phản ứng oxi hóa – khử, một trong những quá trình quan trọng của thiên nhiên.

Ngoài ra, học sinh sẽ tiếp cận các nguyên tố quen thuộc ở nhóm VIA và VIIA của bảng hệ thống tuần hoàn; từ đó hiểu được các đặc điểm của cân bằng hóa học và tốc độ phản ứng.

Với mong muốn đem đến cho các em học sinh lớp 10 có thêm nhiều tài liệu học tập môn Hóa và đạt kết quả thật cao trong các kì thi sắp tới, eLib xin giới thiệu đến các em hệ thống bài giảng chương trình SGK môn Hóa học 10 bao gồm 7 chương với 39 bài bên dưới đây. Nội dung của các bài học được biên tập đầy đủ, bám sát với nội dung SGK, bố cục rõ ràng, thuận tiện để các em có thể tham khảo từng bài giảng chi tiết ở Menu bên trái đối với PC và Menu ở trên đối với Mobile.

2. Hướng dẫn học hiệu quả môn Hóa học lớp 10

Trước tiên để học tốt môn Hóa cũng như các môn học khác các em cần xác định:

  • Học để làm gì? 
  • Học cho ai?
  • Đặt ra mục tiêu của cá nhân…

- Một thực tế cho thấy: Nếu không có những kiến thức lý thuyết nền tảng thì cho dù các em học giỏi đến đâu, cũng khó có thể vượt qua được những bài tập toán hóa một cách nhanh chóng và chuẩn xác. Và không chỉ riêng đối với môn hóa, bất cứ môn học nào cũng vậy, để học tốt môn Hóa thì trước tiên phải học tốt lý thuyết.

Những kiến thức cơ bản của môn Hóa mà bản phải nhớ đó và những thông tin về: Bảng tuần hoàn Hóa Học, bảng hóa trị, bảng tính tan Hóa Học, dãy điện hóa của kim loại, bảng nguyên tử khối và các lưu ý xung quanh … Đây là những kiến thức nền tàng giúp các em có thể học tốt môn Hóa, hiểu và làm các bài tập quan trọng. Lý thuyết chính là nền tảng để bạn có thể thực hành và làm các bài tập một cách thành thạo. Hãy cố gắng ghi nhớ lý thuyết hóa học, ghi nhớ tất cả các công thức làm bài tập toán hóa để có thể áp dụng một cách chuẩn xác.

- Có đầy đủ các “công cụ” để học Hóa

Các em cần chuẩn bị đầu đủ sách giáo khoa, sách bài tập, các tài liệu tham khảo, đồ dùng học tập và nếu có chuẩn bị cả máy tính kết nội mang. Đồng thời, để học được Hóa các em phải trang bị cho mình lượng kiến thức môn Toán “đủ dùng” để giải quyết các bài tập môn Hóa

- Nắm rõ bảng tuần hoàn Hóa Học

Bảng tuần hoàn Hóa Học là kiến thức cơ bản cốt yếu để bạn học giỏi môn Hóa, những thông tin trong bảng sẽ được ứng dụng vào rất nhiều những kiến thức, bài tập sau này. Vì thế, các em cần phải học thuộc bảng này nếu muốn học giỏi môn Hóa

- Ghi nhớ các khái niệm Hóa Học và học cách giải quyết các vấn đề hiệu quả

Học học là môn học có rất nhiều lý thuyết, các công thức hóa học, những khái niệm cần phải nghi nhớ. Việc ghi nhớ thật kỹ những lý thuyết này là cách tốt nhất giúp các em hiểu và làm được các bài tập liên quan. Khi hiểu được các bản chất của vấn đề, việc còn lại để học giỏi môn Hóa đơn giản là làm thật nhiều bài tập. Sự kết hợp giữa học lý thuyết và làm nhiều bài tập sẽ giúp các em càng ngày càng học tốt môn Hóa.

2.1. Cách học tốt môn Hóa đơn giản nhất là làm thật nhiều bài tập

Mỗi một dạng bài tập đều có nhiều cách giải khác nhau. Sau mỗi lần trau dồi lý thuyết, hãy làm thật nhiều dạng bài tập và mỗi một dạng hay tìm cách giải thật nhiều cách để có thể tìm ra được cách tối ưu nhất.

Làm bài tập toán Hóa thường xuyên là cách học tốt môn Hóa siêu hiệu quả của nhiều học sinh giỏi Hóa. Nếu chỉ học lý thuyết mà không làm bài tập, các em sẽ khó có thể vận dụng hóa học trong cuộc sống và sẽ không thể tiến bộ với môn học này.

2.2. Thực hành là cách học Hóa tốt nhất

Câu ngạn ngữ “Học đi đôi với hành” mà hầu hết các em đều biết, nó có nghĩa việc học phải bao gồm cà lý thuyết và thực hành. Lý thuyết là điều kiện cần và thực hạnh là điều kiện đủ, đây là cách học giỏi hiệu quả nhất. Hóa học là một môn khoa học thực nghiệm, càng làm nhiều thi nghiệm bạn càng hiểu rõ được bản chất của các phản ứng Hóa học. Vì thế, hãy làm tốt các bài thực hành trên lớp sẽ giúp bạn học sâu, nhớ lâu các kiến thức này. Các phản ứng Hóa học là một lĩnh vực không thể thiếu của môn Hóa học. Lý thuyết, công thức, bài tập đều là những tiền đề để hỗ trợ cho việc viết chuẩn và chính xác những phản ứng hóa học và ngược lại, đây là cách học tốt môn Hóa hiệu quả nhật.

Ý nghĩa lớn nhất mà môn học này mang đến cho bạn chính là nắm chắc chắn cách mà các chất hóa học sẽ phản ứng với nhau khi chúng được kết hợp với nhau. Và điều này được ứng dụng vô cùng nhiều trong cuộc sống thường nhật.

Đấy cũng là lý do mà các em cần chia đều thời gian để thực hiện các phản ứng hóa học thay vì chỉ học lý thuyết và làm bài tập nhé. Quá trình tạo ra các phản ứng hoá học, hãy cùng vận dụng vào thực tiễn cuộc sống để có thể thấy được tầm quan trọng và sự thú vị của môn học này.

2.3. Kiên trì là điều bắt buộc khi muốn học giỏi Hóa

Nếu Hóa là một môn học đơn giản thì có lẽ rằng bất cứ ai cũng có thể giỏi Hóa. Tiếc thay, hóa học là môn học cực kỳ khó nhằn. Và ngay cả đối với những người yêu thích môn học này cũng khó có thể theo đuổi đến cùng.

Còn đồi với các em thì sao? Dù thích hay không thích nhưng một khi đã muốn bản thân tiến bộ với hóa học, hãy chọn cách học tốt môn hóa theo hướng kiên trì đến cùng. Đừng thấy “gian nan bắt đầu nản”.

Không hiểu ở đâu phải ngay lập tức tìm được mấu chốt vấn đề, tìm nút thắt và gỡ. Đừng bỏ qua nút thắt vì có thể nút thắt này chính là câu trả lời cho những câu hỏi tiếp theo.

2.4. Học nhóm cũng là cách học Hóa hiệu quả

Học theo nhóm cũng là một cách học Hóa hiệu quả mà nhiều người lựa chọn. Quá trình học nhóm sẽ giúp các em hiểu được những vấn đề mình đang vướng mắc và tìm nút thắt ở đâu. Đấy cũng chính là lý do nhiều người học giỏi thường duy trì cách học Hóa tốt theo nhóm.

Ngay cả khi các em không hợp với cách học Hóa giỏi, cách giải quyết vấn đề của các thành viên khác trong nhóm thì điều đó cũng không thực sự quan trọng. Bởi vì, nhiều tính cách khác nhau mới tạo được những phương pháp học khác nhau và điều này lại thực sự cần thiết đối với những người muốn giỏi môn học này.

Tuy nhiên, phương pháp này cũng có một số nhược điểm là nếu các thành viên không tự giác tích cực thì hiệu quả hoạt động sẽ không cao, dễ dấn đề nhóm sẽ hoạt động theo các chiều hướng khác nhau.

Vì thế, để nhóm hoạt động được hiệu quả phải đáp ứng được các yêu cầu sau:

  • Nhóm phải có lịch hoạt động cụ thể, địa điểm ổn định và có các quy đinh rõ ràng
  • Sau khi kết thúc các bài học các thành viên phải tích cực học và làm bài tập, trước khi đến học nhóm lần sau phải chuẩn bị các câu hỏi thắc mắc, những bài tập chưa giải được.
  • Trong buổi học nhóm từng thành viên sẽ được ra những thắc mắc, những vấn đề cần giải quyết để các thành viên khác giúp đỡ. Nếu chưa được sẽ tập hợp lại và nhờ giáo viên.

Để học giỏi môn Hóa học trong nhà trường, các em cần có phương pháp học tập sao cho khoa học, hợp lý. Kiến thức bộ môn Hóa học rất rộng và sâu, nên ngoài việc làm tất cả các bài tập trong Sách giáo khoa và Sách bài tập, bài viết dưới đây sẽ giúp các em hình dung và dễ dàng tóm tắt những ý chính, nội dung cũng như chủ để để ôn tập và luyện thi đại học trong thời gian sắp tới. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM