Hoá học 10 Bài 34: Luyện tập Oxi và lưu huỳnh

Nội dung bài Luyện tập Oxi và lưu huỳnh hệ thống lại kiến thức về Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hóa của nguyên tố với tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh.

Hoá học 10 Bài 34: Luyện tập Oxi và lưu huỳnh

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. So sánh tính oxi hoá của O2 và S?

Oxi (8)

+ Cấu hình electron: 1s22s22p4

+ Độ âm điện: 3,44

+ Tính chất hóa học: Có tính oxi hoá mạnh, Không có tính khử

+ So sánh tính oxi hóa: S + O2 → SO2

Lưu huỳnh (16)

+ Cấu hình electron: 1s22s22p63s23p4

+ Độ âm điện: 2,58

+ Tính chất hóa học: Có tính oxi hoá , có tính khử

+ So sánh tính oxi hóa: S + O2 → SO2

Nhận xét

+ Cấu hình electron: Đều có 6e lớp ngoài cùng

+ Độ âm điện: ĐÂĐ: O > S

+ Tính chất hóa học: Đều có tính oxi hoá

+ So sánh tính oxi hóa: Tính oxi hoá: O2 > S

1.2. So sánh tính oxi hoá của O2 và O3

- Giống: Đều có tính oxi hoá

- So sánh tính oxi hóa:

+ Oxi: tính oxi hóa mạnh

Ag + O2 → không xảy ra

O2 + KI + H2O → không xảy ra

+ Ozon: tính oxi hoá rất mạnh

Ag + O2 → Ag2O + O2

O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2

 Nhận xét: 

Tính oxi hoá: O3 > O2

Nhận biết O3 bằng dd KI, hồ tinh bột

1.3. Tính chất của hợp chất lưu huỳnh

H2S

+ Dung dịch H2S có tính axit yếu

H2S + 2NaOH → Na2S + H2O

+ Có tính khử mạnh

2H2S + O2 → 2S + 2H2O

SO2

+ Là oxit axit

SO2 + H2O   ⇔   H2SO3

+ Có tính khử

SO+ Br2 + H2O → HBr + H2SO4

+ Có tính oxi hoá

SO2 + 2H2S →  3S + 2H2O

- H2SO4

H2SOloãng có tính chất của axit mạnh

H2SO4 đặc có tính oxi hoá mạnh và tính háo nước

2. Bài tập minh họa

2.1. Dạng 1: Bài tập về tính chất hóa học, phương pháp điều chế Oxi, Lưu huỳnh

Bài 1: Có thể điều chế O2bằng cách phân huỷ KMnO4, KClO3, H2O2. Nếu lấy cùng một lượng các chất trên đem phân huỷ hoàn toàn thì thể tích oxi trong cùng điều kiện thu được

A. Từ KMnO4 là lớn nhất

B. Từ KClO3 là lớn nhất

C. Từ H2O2 là lớn nhất

D. bằng nhau

Hướng dẫn giải

PTHH: 2KMnO4 → K2MnO4 + MnO2 + O2

2H2O2 →  2H2O + O2

KClO3 →  KCl + 3O2

⇒ Chọn B

Bài 2: Cấu hình electron nào không đúng với cấu hình electron của anion X2-của các nguyên tố nhóm VIA?

A. 1s22s22p4.    

B. 1s22s22p6.

C. [Ne] 3s23p6.    

D. [Ar] 4s24p6.

Hướng dẫn giải

Cấu hình e của X là […]..s2…p4

⇒Anion X2- nhận thêm 2e có cấu hình là […]...s2…p6

⇒ Chọn A

2.2. Dạng 2: Cách nhận biết oxi, ozon, lưu huỳnh, SO2, SO3, H2S

Bài 1: Có hai bình riêng biệt hai khí oxi và ozon. Trình bày phương pháp hóa học để phân biệt hai khí đó.

Hướng dẫn giải

Dẫn lần lượt hai khí vào 2 dung dịch KI (chứa sẵn một ít tinh bột) nếu dung dịch có màu xanh xuất hiện thì khí dẫn là ozon.

2KI + O3 + H2O → I2 + O2 + KOH

I2 + hồ tinh bột → xanh

Khí còn lại không làm đổi màu là oxi.

Bài 2: Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu: NaCl, HCl, Na2SO4, Ba(NO3)2. Hãy nhận biết dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết các phương trình hóa học xảy ra (nếu có).

Hướng dẫn giải

Trích mỗi dung dịch một ít làm mẫu thử, cho quỳ tím lần lượt vào các mẫu thử, mẫu thử nào quỳ tím hóa đỏ là HCl.

Cho vài giọt dung dịch BaCl2 vào 3 mẫu thử cón lại, mẫu thử nào tạo kết tủa trắng là ống nghiệm đựng Na2SO4.

Na2SO4+ BaCl2 → NaCl + BaSO4

Cho vài giọt dung dịch Na2SO4 (đã biết) vào 2 mẫu thử còn lại, mẫu nào có kết tủa trắng là dung dịch Ba(NO3)2

Na2SO4 + Ba(NO3)2 → 2NaNO3 + BaSO4

Còn lại dung dịch NACl, có thể khẳng định bằng dung dịch AgNO3

AgNO3 + NaCl → AgCl↓ + NaNO3

2.3. Dạng 3: Hoàn thành phản ứng hóa học Oxi, Lưu huỳnh

Bài 1: Viết các phương trình phản ứng theo chuỗi biến hóa sau:

KClO3 → O2 → O3 → O2 → ZnO → ZnSO4

FeS → H2S → S → SO2 → CaSO3 → CaSO4

Hướng dẫn giải

a) 2KClO3  2KCl + 3O2

3O2  2O3

O3 + 2Ag → Ag2O + O2

O2 + 2Zn → 2ZnO

ZnO + H2SO4 → ZnSO4 + H2O

b) FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑

2H2S + O2 thiếu  2S + 2H2O

S + O2  SO2

SO2 + CaO → CaSO3

CaSO3 + H2SO4 → CaSO4 + H2SO4 + SO2

Bài 2: Xác định các chất và hoàn thành các phương trình phản ứng sau:

FeS + A → B (khí) + C

B + CuSO4 → D↓ đen + E

B + F → G↓ vàng + H

C + J khí → L

L + KI → C + M + N

Hướng dẫn giải

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑

(A)        (C)        (B)

H2S + CuSO4 → CuS↓ + H2SO4

                            (D)       (E)

2H2S + SO2 → 2S↓ + 2H2O

            (F)       (G)        (H)

2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

               (J)       (L)

2FeCl3 + 2KI → 2FeCl2 + 2KCl + I2

                                          (M)     (N)

2.4. Dạng 4: Cách giải bài tập về Oxi, Ozon

Dẫn 2,688 lít hỗn hợp oxi và ozon (đktc) vào dung dịch KI dư thì thu được 20,32 gam iot kết tủa màu tím đen. Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp ban đầu?

Hướng dẫn giải

Ta có: nI2=0,08(mol) và nhỗn hợp = 0,12(mol)

O3 + 2KI + H2O → 2KOH + I2 + O2 ↑ (2)

(mol) 0,08                      ← 0,08

Từ (1) ⇒nO3=0.08(mol)⇒ nO2=0,12-0,08=0,04(mol)

Vì là chất khí nên %V =%n

Vậy:

%VO3 = %nO3 = (0,08/0,12).100% = 66,67%

%VO2 = %nO2 = 100% - 66,67% = 33,33%

2.5. Dạng 5: Cách giải bài tập SO2, H2S, SO3 phản ứng với dung dịch kiềm

Bài 1: Hấp thụ 3,36 lít khí SO2 (đktc) vào 200 ml dung dịch NaOH aM. Tính a biết sau phản ứng chỉ thu được muối trung hòa.

Hướng dẫn giải

Vì đề cho chỉ tạo muối trung hòa nên chỉ xảy ra phản ứng

SO2 + 2NaOH → Na2SO3 + H2O

0,15 → 0,3

nSO2 = 0,15 mol , VNaOH = 200 ml = 0,2 lít

→ a = CMNaOH = 0,15/0,2 = 0,75M

Bài 2: Dẫn khí SO2 qua 200 ml dung dịch Ba(OH)2 aM thu được 21,7 g kết tủa, thêm tiếp dung dịch NaOH đến dư vào lại thu thêm 10,85 gam kết tủa nữa. Tính a

Hướng dẫn giải

Thêm NaOH lại thu thêm kết tủa, chứng tỏ trong dung dịch tồn tại muối Ba(HSO3)2, mà vẫn có kết tủa → tồn tại 2 muối

n↓(1) = 21,7/217 = 0,1 mol

n↓(2) = 10,85/217 = 0,05 mol

Ba(OH)2 + SO2 → BaSO3 ↓+ H2O

0,1                            0,1

Ba(OH)2 + 2SO2 → Ba(HSO3)2

0,05                 ←      0,05

Ba(HSO3)2 + 2NaOH → BaSO3 ↓ + Na2SO3 + 2H2O

0,05                             ←  0,05

nBa(OH)2 = 0,1 + 0,05 = 0,15 mol → a = = 0,75M

Cách 2: ∑n = 0,1 + 0,05 = 0,15 mol

Ba(OH)2 → BaSO3

    0,15 ← 0,15

→ a = 0,15/0,2 = 0,75M

2.6. Dạng 6: Cách giải các dạng bài tập về H2S và muối sunfua

Cho hỗn hợp gồm Fe và FeS tác dụng với dung dịch HCl (dư), thu được 2,464 lít hỗn hợp khí (đktc). Cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch Pb(NO3)2 (dư), thu được 23,9 gam kết tủa đen.

a) Viết các phương trình hóa học của phản ứng đã xảy ra.

b) Hỗn hợp khí thu được gồm những khí nào? Thể tích mỗi khí là bao nhiêu (đktc)?

c) Tính khối lượng của Fe và FeS có trong hỗn hợp ban đầu.

Hướng dẫn giải

Các phản ứng xảy ra:

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2 ↑ (1)

x →                     x

FeS + 2HCl → FeCl2 + H2 S ↑ (2)

y →                     y

H2S + Pb(NO3 ) 2 → PbS↓+ 2HNO3 (3)

0,1                                 0,1

Gọi x và y lần lượt là số mol của Fe và FeS

Ta có: nFeS =0,1(mol) và nkhí =0,11 (mol)

Hỗn hợp khí thu được gồm H2 và H2 S

Từ (3) ⇒ nH2 = y = nPbS = 0,1 mol (*)

Từ (1), (2) ta có: x + y=0,11 (**)

Từ (*) và (**)⇒ x=0,01; y=0,1

Vậy: VH2 =0,01 ×22,4=1,224(lít) ; VH2S =22,4 ×0,1=2,24(lít)

c) Từ (1) ⇒ nFe =nH2=0,01 (mol) ⇒ mFe = 0,01 ×56=0,56 (gam)

Từ (2) ⇒ nFeS = nH2S=0,1(mol) ⇒s mFeS = 0,1 ×88=8,8(gam)

2.7. Dạng 7: Cách giải các dạng bài tập về Axit Sunfuric H2SO4

Trộn 200 ml dung dịch NaOH 1M với 150ml dung dich H2SO4 1M. Hỏi sau khi phản ứng kết thúc khôi lượng muối thu được là bao nhiêu?

Hướng dẫn giải

Ta có: nNaOH = 0,2 × 1 = 0,2(mol); nH2SO4 = 0,15 mol

Phản ứng:

NaOH + H2SO4 → NaHSO4 + H2O

0,15 ← 0,15 →     0,15

NaOH + NaHSO4 → Na2SO4 + H2O

0,05 → 0,05

⇒ nNaHSO4 dư = 0,15 – 0,05 = 0,1 (mol)

⇒ mmuối = mNaHSO4 + mNaSO4 = 120 × 0,1 + 142 × 0,05=19,1(gam)

2.8. Dạng 8: Cách tính Hiệu suất phản ứng tổng hợp SO3, O3

Từ 800 tấn quặng pirit sắt (FeS2) chứa 25% tạp chất không cháy, có thể sản xuất được bao nhiêu m3 dung dịch H2SO4 93% (D = 1,83 g/ml)? Giả thiết tỉ lệ hao hụt là 5%.

A. 473 m3       

B. 547 m3       

C. 324 m3       

D. 284m3

Hướng dẫn giải

Phản ứng đốt cháy pirit sắt:

4FeS2 + 11O2 → 2Fe2O3 + 8SO2

     4                                      8 mol

Các phản ứng chuyển SO2 thành H2SO4

2SO2 + O2 → 2SO3

SO3 + H2O → H2SO4

Lượng FeS2 có trong 800 tấn quặng: 800 - (800. 0,25) = 600 tấn = 6.105 (kg)

Số mol FeS2 = 6.105/ 120 = 5.103 kmol

Số mol FeS2 thực tế chuyển thành SO2: 5.103 .95%= 4750 (kmol)

Theo các phương trình phản ứng ta có số mol SO2 bằng số mol H2SO4 và bằng 2 lần số mol FeS2 đã phản ứng: 4750.2 = 9500 (kmol)

Lượng H2SO4 được tạo thành: 98. 9500 = 931000(kg)

Thể tích của dung dịch H2SO4 93%: 931000/(1,83 ×0,93) = 547 m3

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Oxi hóa hoàn toàn 10,8 gam kim loại X trong khí O2 (dư), thu được 20,4 gam oxit kim loại. X là kim loại?

Câu 2: Đun nóng 11,2 gam bột sắt với 9,6 gam bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí, thu được hỗn hợp rắn X. Hòa tan hoàn toàn X vào dung dịch HCl dư, thu được khí Y. Hấp thụ toàn bộ Y vào lượng dư dung dịch Pb(NO3)2, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?

Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít H2S (đktc). Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào 100 gam dung dịch NaOH 12% thu được dung dịch X. Nồng độ phần trăm của muối trong X là?

Câu 4: Để phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch BaCl2 2M cần 500 ml dung dịch Na2SO4 a (mol/l). Giá trị của a là?

Câu 5: Dẫn V lít khí SO2 (đktc) vào lượng dư dung dịch Br2, thu được dung dịch X. Cho dung dịch BaCl2 dư vào X, thu được 23,3 gam kết tủa. Giá trị của V là?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Trong công nghiệp, người ta điều chế oxi bằng cách

A. nhiệt phân KMnO4

B. nhiệt phân Cu(NO3)2

C. nhiệt phân KClO3 có xúc tác MnO2

D. chưng cất phân đoạn không khí lỏng

Câu 2: Cho phương trình hóa học: aS + bH2SO4 (đặc) → cSO2 ↑ + dH2O

Tỉ lệ a:b là

A. 1:1    

B. 2:3    

C. 1:3    

D. 1:2

Câu 3: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng?

A. 2CO + O2 → 2CO2

B. Fe + S → FeS

C. S + F2  → SF2

D. 3Fe + 2O2 → Fe3O4

Câu 4: Dẫn mẫu khí thải của một nhà máy qua dung dịch Pb(NO3)2 dư thì thấy xuất hiện kết tủa đen. Hiện tượng đó chứng tỏ trong khí thải nhà máy có khí nào sau đây?

A. H2S    

B. NH3    

C. SO2    

D. CO2

Câu 5: Để phân biệt SO2 và CO2 chỉ cần dùng thuốc thử là

A. dung dịch Ba(OH)2

B. CaO

C. dung dịch NaOH

D. nước brom

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Luyện tập Oxi và lưu huỳnh Hóa học 10 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm:

  • Oxi và lưu huỳnh là những nguyên tố phi kim có tính oxi hóa mạnh trong đó oxi là chất oxi hóa mạnh hơn lưu huỳnh.
  • Hai dạng thù hình của nguyên tố oxi là oxi O2 và ozon O3.
  • Mối quan hệ giữa cấu tạo nguyên tử, độ âm điện, số oxi hóa của nguyên tố với những tính chất hóa học của oxi, lưu huỳnh.
  • Tính chất hóa học cơ bản của hợp chất lưu huỳnh phụ thuộc vào trạng thái oxi hóa của nguyên tố lưu huỳnh trong hợp chất.
  • Giải thích được các hiện tượng thực tế liên quan đến tính chất của lưu huỳnh và các hợp chất của nó.
Ngày:24/07/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM