Hoá học 10 Bài 28: Bài thực hành số 3 Tính chất hóa học của Brom và Iot

Nội dung Bài thực hành số 3 Tính chất hóa học của Brom và Iot giúp học sinh biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm: So sánh tính oxi hoá của clo và brom. So sánh tính oxi hoá của brom và iot. Tác dụng của iot với tinh bột.

Hoá học 10 Bài 28: Bài thực hành số 3 Tính chất hóa học của Brom và Iot

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Mục đích thí nghiệm

- Củng cố kĩ năng làm thí nghiệm, quan sát và viết tường trình

- Củng cố về tính chất hóa học của các nguyên tố halogen

1.2. Kỹ năng thí nghiệm

- Chỉ được làm thí nghiệm khi có sự hiện diện của giáo viên trong phòng thí nghiệm.

- Đọc kỹ hướng dẫn và suy nghĩ trước khi làm thí nghiệm.

- Luôn luôn nhận biết nơi để các trang thiết bị an toàn.

- Phải mặc áo choàng của phòng thí nghiệm.

- Phải mang kính bảo hộ.

- Phải cột tóc gọn lại.

- Làm sạch bàn thí nghiệm trước khi bắt đầu một thí nghiệm.

- Không bao giờ được nếm các hóa chất thí nghiệm. Không ăn hoặc uống trong phòng thí nghiệm.

- Không được nhìn xuống ống thí nghiệm.

- Nếu làm đổ hóa chất hoặc xảy ra tại nạn, báo cho giáo viên ngay lập tức.

- Rửa sạch da khi tiếp xúc với hóa chất.

- Nếu hóa chất rơi vào mắt, phải đi rửa mắt ngay lập tức.

- Bỏ chất thải thí nghiệm vào đúng nơi qui định như được hướng dẫn.

1.3. Cơ sở lý thuyết

a. Thí nghiệm 1: So sánh tính oxi hóa của Brom và Clo

Tính oxi hóa của Clo mạnh hơn Brom nên Clo có thể đẩy ion Br- ra khỏi dung dịch muối

Phương trình phản ứng: Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

b. Thí nghiệm 2: So sánh tính oxi hóa của Brom và Iot

Tính oxi hóa của Brom mạnh hơn Iot nên Clo có thể đẩy ion I- ra khỏi dung dịch muối

Phương trình phản ứng: Br2 + 2NaI  → 2NaBr + I2

c. Thí nghiệm 3: Tác dụng của Iot với hồ tinh bột

Iôt tạo màu xanh đặc trưng với hồ tinh bột hoặc ngược lại do những phân tử I2 len lỏi vào giữa cấu trúc xoắn của tinh bột. Khi đun nóng thì những phân tử I2 chui ra khỏi cấu trúc đó.

1.4. Dụng cụ thí nghiệm, hóa chất

a. Dụng cụ thí nghiệm

- Ống nghiệm, kẹp gỗ

- Pipet, giá đựng ống nghiệm

b. Hóa chất

- Dung dịch NaBr, nước clo mới điều chế

- Dung dịch NaI, nước brom

- Dung dịch hồ tinh bột

1.5. Cách tiến hành thí nghiệm

a. Thí nghiệm 1: So sánh tính oxi hóa của Brom và Clo

- Rót vào ống nghiệm khoảng 1ml dung dịch NaBr

- Nhỏ tiếp vào ống vài giọt nước clo mới điều chế được, lắc nhẹ

- Quan sát hiện tượng xảy ra

Giải thích và viết phương trình hóa học của phản ứng

Rút ra kết luận về tính oxi hóa của brom so với clo

b. Thí nghiệm 2: So sánh tính oxi hóa của Brom và Iot

- Rót vào ống nghiệm khoảng 1ml dung dịch NaI

- Nhỏ tiếp vào ống vài giọt nước brom, lắc nhẹ

Quan sát hiện tương xảy ra.

Giải thích và viết phương trình hóa học của phản ứng

Rút ra kết luận về tính oxi hóa của brom so với iot

Lưu ý:  Có thể làm cách khác đơn giản hơn như sau:

- Lấy một ít bông vẽ tròn bằng hạt ngô, tẩm ướt bằng dd NaBr, đặt vào hõm của đế giá thí nghiệm bằng sứ.

- Lấy một ít bông khác vẽ tròn , tẩm ướt bằng nước Clo, để vào hõm sứ, sát bông tẩm NaBr.

Quan sát hiện tượng  

c. Thí nghiệm 3: Tác dụng của Iot với hồ tinh bột

- Cho vào ống nghiệm khoảng 1ml dung dịch hồ tinh bột.

- Nhỏ tiếp 1 giọt nước iot vào ống nghiệm.

- Đun nóng ống nghiệm sau đó để nguội

Quan sát hiện tượng

2. Báo cáo thí nghiệm

2.1. Thí nghiệm 1: So sánh tính oxi hóa của Brom và Clo

Hiện tượng: từ dung dịch màu vàng chuyển dần sang màu nâu đỏ.

Giải thích: từ dung dịch màu vàng của NaBr ta thấy chuyển dần sang màu nâu đỏ chứng tỏ có Br2 tao ra và tan dần trong lớp Benzen nổi lên trên .

Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

2.2. Thí nghiệm 2: So sánh tính oxi hóa của Brom và Iot

Hiện tượng: có sự chuyển màu của dung dịch từ màu vàng sang kết tủa màu đen tím lắng dưới đáy ống nghiệm.

Giải thích: màu của dung dịch chuyển từ màu vàng của NaI sang kết tủa màu đen tím lắng dưới đáy ống nghiệm.

Br2 + 2NaI → 2NaBr + I2

2.3. Thí nghiệm 3: Tác dụng của Iot với hồ tinh bột

Hiện tượng: dung dịch xuất hiện màu xanh đặc trưng. Đun nóng dung dịch thì màu xanh biến mất, nhưng để nguội thì màu xanh lại xuất hiện lại.

Giải thích: Iôt tạo màu xanh đặc trưng với hồ tinh bột hoặc ngược lại do những phân tử I2 len lỏi vào giữa cấu trúc xoắn của tinh bột. Khi đun nóng thì những phân tử I2 chui ra khỏi cấu trúc đó.

Lưu ý: Có thể làm cách khác đơn giản hơn là dùng ống nhỏ giọt nhỏ 1-2giọt dd nước I2 lên lát khoai lang tây, quan sát hiện tượng.

3. Luyện tập

Câu 1: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch hồ tinh bột. Nhỏ tiếp một giọt nước iot vào ống nghiệm. Dung dịch thu được trong ống nghiệm

A. không màu

B. có màu đỏ

C. có màu xanh

D. có màu vàng

Câu 2: Cho vào cốc thủy tinh vài thìa nhỏ tinh thể iot, miệng cốc được đậy bằng mặt kính đồng hồ. Đun nóng cốc trên ngọn lửa đèn cồn. Hiện tượng quan sát được là

A. iot chuyển dần thành hơi màu tím.

B. iot chuyển dần thành hơi màu vàng.

C. iot chuển dần thành chất lỏng màu tím.

D. iot chuển dần thành chất lỏng màu vàng.

4. Kết luận

  • Bài học sẽ giúp các bạn thực hành các bước thí nghiệm sau đó là so sánh tính oxi hóa của clo và brom.
  • So sánh tính oxi hóa của brom và iot và tác dụng của iot với tinh bột.
Ngày:23/07/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM