Giải SBT Địa lí 11

Với mong muốn giúp các em học sinh củng cố kiến thức và định hướng phương pháp giải bài tập môn Địa lí lớp 11, eLib.vn biên soạn nội dung giải bài tập SBT Địa lí 11. Ở mỗi bài tập bao gồm phương pháp giải và gợi ý làm bài cụ thể. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp ích cho các em trong quá trình học tập. Mời các em học sinh cùng tham khảo nhé!

1. Phương pháp học tốt môn Địa lí 11

1.1. Xây dựng niềm yêu thích môn học

Chỉ có hứng thú với môn Địa lý thì các em mới có thể học tốt nó được. Để xây dựng sự yêu thích đối với môn học này thì các em hãy liệt kê các lý do khiến mình cần học môn này và thường xuyên đọc sách Địa lý ngay từ những buổi học đầu tiên… Khi đọc luôn đặt câu hỏi trước những sự vật, vấn đề, để tạo sự tò mò cho bản thân đòi hỏi phải lý giải được nó. Sau một thời gian các bạn sẽ thấy được sự thú vị, cái hay của môn học này và dần dần trở nên yêu thích, đam mê nó.

1.2. Rèn luyện lối tư duy tổng hợp và logic

Để không bị quên kiến thức hãy tập cho mình lối tư duy khái quát. 

Tuy nhiên, không chỉ nắm kiến thức tổng quát, để học giỏi môn Địa lý, các em học sinh không nên học tách rời các kiến thức mà nên nắm chắc các phần vì chúng có thể bổ sung cho nhau. Phần 1 bổ sung cho phần 2 và ngược lại phần 2 chính là những minh chứng cụ thể cho phần 1.

Cụ thể, khi tìm hiểu các điều kiện phát triển của các ngành kinh tế như công nghiệp, nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản),… bao giờ cũng phải lưu ý điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội, chú ý nêu thêm một số các hạn chế, khó khăn về điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội đối với việc phát triển ngành kinh tế đó.

1.3. Nhận dạng nhanh biểu đồ

Phần vẽ biểu đồ hoặc phân tích bảng số liệu hầu như đề thi nào cũng có. Phần này đòi hỏi học sinh phải có kỹ năng nhận dạng để có cách làm bài nhanh nhất. Học sinh có thể dựa vào một số gợi ý sau đây để có cách lựa chọn các dạng biểu đồ cho phù hợp:

- Biểu đồ tròn: Thể hiện quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỷ lệ % tương đối)

- Biểu đồ cột chồng: Thể hiện tốt nhất quy mô và cơ cấu của đối tượng (theo tỷ lệ % tuyệt đối)

- Biểu đồ cột đơn: Thể hiện sự biến động của một đối tượng qua nhiều năm

- Biểu đồ cột kép: Thể hiện sự so sánh các đối tượng khi có cùng đơn vị quan một số năm

- Biểu đồ đường: Thể hiện sự diễn biên của các đối tượng khác nhau về đơn vị qua nhiều năm

- Biểu đồ đường kết hợp với cột: các đối tượng khác nhau về đơn vị nhưng có mối quan hệ với nhau. Hoặc so sánh các đối tượng với cùng một đối tượng chung

- Biểu đồ miền kết hợp với đường: Thường dùng biểu đồ này trong trường hợp đặc biệt: ví dụ tỷ lệ xuất và nhập, cán cân xuất nhập khẩu, tỷ lệ sinh tử…

Trong việc phân tích biểu đồ nhiều khi phải đổi số liệu tuyệt đối sang số liệu tương đối. Bước này tuy rất đơn giản nhưng lại dễ nhầm lẫn. Vì thế, nên kiểm tra lại sau khi viết kết quả vào bài thi.

Ngược lại, khi phân tích bảng số liệu phải dựa vào số liệu tuyệt đối. Chú ý các mốc đột biến như tăng vượt bậc hay giảm mạnh. Khi viết phân tích cần có cái nhìn tổng thể sau đó đi từng bộ phận. Vì thế, nên có một câu mở đầu tóm lược ý ngắn gọn nhất của đề bài trước khi nhận xét từng đối tượng cụ thể.

2. Bí quyết đạt điểm cao môn Địa lí 11

2.1. 30 phút mỗi ngày vẽ biểu đồ

Việc vẽ biểu đồ cơ bản không quá phức tạp vì biểu đồ chỉ bao gồm các dạng: biều đồ tròn, cột, miền, đường, biểu đồ kết hợp... Cách vẽ các dạng biểu đồ này được hướng dẫn rất cụ thể trong nhiều tài liệu khác nhau, các em nên tham khảo ý kiến thầy cô hay các anh chị khóa trước để tìm đọc và tự học, tự luyện: dành khoảng 30 phút mỗi ngày để vẽ một bài tập biểu đồ vì càng luyện nhiều thì tốc độ vẽ sẽ nhanh hơn, tiết kiệm nhiều thời gian cho các câu luận. 

2.2. Tìm hiểu kiến thức ngoài sách giáo khoa

Ngoài ra, một điều không kém phần quan trọng giúp bài thi của học sinh có chiều sâu và chiều rộng đó là vận dụng những kiến thức ngoài SGK. Các bạn có thể đọc các sách hướng dẫn tham khảo, theo dõi tin tức sự kiện thực tiễn để làm dẫn chứng thuyết phục trong bài. 

2.3. Hệ thống kiến thức khoa học

Kiến thức địa lí rất rộng, bao gồm địa lí Việt Nam và địa lí thế giới, phân tách nhỏ hơn còn có địa lí tự nhiên, địa lí dân cư, địa lý kinh tế. Nếu học sinh không có cách khái quát kiến thức thì không thể nào học tốt được bộ môn này.

Muốn nhớ lâu học tốt Địa lí thì học sinh có thể dùng sơ đồ hình xương cá để khái quát những kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa. Những ý chính, trọng tâm sẽ được vạch ra giúp học sinh dễ dàng nhớ lại kiến thức.

Trong lúc làm bài thi học sinh chỉ cần nhớ sơ đồ này rồi triển khai theo các ý chính một cách mạch lạc thì chắc chắn kết quả sẽ rất cao.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM