Giải bài tập SGK Địa lí 7 Bài 19: Môi trường hoang mạc

Giải bài tập SGK Địa lí 7 Bài 19: Môi trường hoang mạc là tài liệu học tốt  eLib sưu tầm và đăng tải. Hi vọng sẽ giúp các em giải bài tập nhanh chóng và chính xác. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SGK Địa lí 7 Bài 19: Môi trường hoang mạc

1. Giải bài 1 trang 63 SGK Địa lí 7

Nêu các đặc điểm của khí hậu hoang mạc.

Phương pháp giải

Để nêu đặc điểm của khí hậu hoang mạc, dựa vào 2 tính chất:

- Khô hạn: lượng mưa trong năm rất ít, trong khi lượng bốc hơi lớn hơn

- Khắc nghiệt: chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa các mùa trong năm 

Gợi ý trả lời

Khí hậu ở đây hết sức khô hạn, khắc nghiệt

- Tính chất cực kì khô hạn của khí hậu thể hiện ở lượng mưa trong năm rất ít, trong khi lượng bốc hơi lớn hơn. Có nhiều nơi trong nhiều năm liền không mưa, hoặc mưa rơi chưa đến mặt đất đã bốc hơi hết.

- Tính chất khắc nghiệt của khí hậu thể hiện ở sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa các mùa trong năm rất lớn.

2. Giải bài 2 trang 63 SGK Địa lí 7

Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào?

Phương pháp giải

Để thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn, thực vật và động vật ở hoang mạc:

- Rút ngắn chu kì sinh trưởng

- Lá biến thành gai hay lá bọc sáp

- Dự trữ nước trong thân cây

- Thân lùn thấp nhưng bộ dễ rất to và dài 

- Bò sát và côn trùng sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá

Gợi ý trả lời

Thực vật và động vật thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn của hoang mạc bằng cách:

- Tự hạn chế sự mất nước, đồng thời tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.

+ Một số loài cây rút ngắn chu kì sinh trưởng cho phù hợp với thời kì có mưa ngắn ngủi trong năm.

+ Một số khác, lá biến thành gai hay lá bọc sáp để hạn chế sự thoát hơi nước.

+ Một số loài cây dự trữ nước trong thân cây như xương rồng nến khổng lồ ở BẮc Mĩ hay câu có thân hình gai ở Nam Mĩ.

+ Phần lớn các loài cây trong hoang mạc có thân lùn thấp nhưng bộ dễ rất to và dài để có thể hút được nước dưới sâu.

+ Bò sát và côn trùng sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá. Chúng chỉ ra ngoài kiếm ăn vào ban đêm. Linh dương, lạc đà,…sống được là nhờ khả năng chịu đói khát, và đi xa tìm thức ăn, nước uống.

Ngày:08/10/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM