Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 43: Ankin

eLib xin giới thiệu tới các bạn bài Giải bài tập trang 178 SGK Hóa lớp 11 nâng cao. Tài liệu gồm có phương pháp và hướng dẫn giải các bài tập về Ankin một cách chi tiết, chính xác. Qua đây các bạn sẽ nắm vững được kiến thức đồng thời có thêm cho mình những phương pháp giải bài tập khoa học. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu dưới đây chuẩn bị cho bài học sắp tới của mình.

Giải bài tập SGK Hóa 11 Nâng cao Bài 43: Ankin

1. Giải bài 1 trang 178 SGK Hóa 11 nâng cao

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào dấu [..] ở mỗi câu sau đây:

a) Ankin là phần còn lại sau khi lấy đi q nguyên tử H từ phân tử ankan.    [...]

b) Ankin là hidrocacbon còn lại sau khi lấy đi 1 nguyên tử H từ phân tử ankan.     [...]

c) Ankin là hidrocacbon không no có 1 liên kết ba C≡C.     [...]

d) Ankin là hidrocacbon mạch hở có 1 liên kết ba C≡C.     [...]

e) Ankin là hợp chất có công thức chung R1-C≡C-R2 với R1,R2 là H hoặc nhóm ankin.    [...]

Phương pháp giải

Nắm vững khái niệm, công thức cấu tạo của Ankin

Hướng dẫn giải

a) Sai 

b) Sai

c) Sai

d) Đúng

e) Đúng

2. Giải bài 2 trang 178 SGK Hóa 11 nâng cao

Viết công thức cấu tạo và gọi tên các hidrocacbon mạch hở ứng với công thức phân tử C5H8 và cho biết chúng thuộc những loại đồng phân nào.

Phương pháp giải

- Hiện tượng đồng phân do: Mạch cacbon khác nhau, vị trí nối ba khác nhau. Ngoài ra còn có đồng phân dạng: ankadien và hiđrocacbon vòng.

- Từ C4 trở đi mới có đồng phân.

Hướng dẫn giải

Đồng phân ankin:

CH≡C-CH2-CH2-CH3 : Pen -1-in (A)

CH3-C≡C-CH2-CH3 : pen-2-in (B)

CH≡C-CH(CH3 )-CH3 : 3-metylbut-1-in (C)

Đồng phân ankađien:

CH2=C=CH-CH2-CH3 : Penta -1,2-đien(D)

CH2=CH-CH=CH-CH3 : penta-1,3-đien(E)

CH2=CH-CH2-CH=CH2 : Penta-1,4-đien (F)

CH3-CH=C=CH-CH3 : penta -2,3-đien (G)

CH2=C(CH3 )-CH=CH2 : 2-metylbuta-1,3-đien (H)

CH3-C(CH3 )=C=CH2 : 3-metylbuta-1,2-đien (I)

Kết luận:

- A và B là đồng phân vị trí liên kết ba.

- A và C; B và C là đồng phân mạch cacbon.

- D, E, F và G, H và I là đồng phân vị trí liên kết đôi.

- D, E, F, G là đồng phân mạch cacbon với H và I.

- A, B, C và D, E, F, G, H, I là đồng phân nhóm chức.

3. Giải bài 3 trang 179 SGK Hóa 11 nâng cao

Hãy viết phương trình hóa học của phản ứng giữa propin với các chất sau:

a) H2 xúc tác Ni

b) H2 xúc tác Pd/PbCO3

c) Br2/CCl4 ở -20oC

d) Br2/CCl4 ở 20oC

e) AgNO3, NH3/H2O

g) HCl (khí,dư)

h) HOH, xúc tác Hg2+/H+

Phương pháp giải

Ankin tham gia các phản ứng sau

- Phản ứng cộng với H2, Cl2, Br2, HX

- Phản ứng thế bằng ion kim loại

- Phản ứng oxi hóa

Hướng dẫn giải

Phương trình hóa học của propin CH3-C≡CH

CH3-C≡CH + 2Hdư → CH3CH2CH3   (xt: Ni, to)

CH3-C≡CH + 2H2 → CH3CH=CH2   (xt: Pb/PbCO3)

CH3-C≡CH + Br2 →  CH3-CBr=CHBr  (xt: CCl4, -20oC)

CH3-C≡CH + 2Br→ CH3-CBr2-CHBr2  (xt: CCl4, -20oC)

CH3-C≡CH + [Ag(NO3)2](OH) → CH3-C≡CAg + 2NH3 + H2O

CH3-C≡CH + 2HCl → CH3-CCl2-CH3

CH3-C≡CH + H2O → CH3CO-CH3

4. Giải bài 4 trang 179 SGK Hóa 11 nâng cao

Bằng phản ứng hóa học, hãy phân biệt các chất trong các nhóm sau:

a) Etan; etilen và axetilen

b) Butađien và but-1-en

c) But-1-en và but-2-en.

Phương pháp giải

Lưu ý: Dùng AgNO3/NH3 có thể nhận biết được các ankin có liên kết 3 đầu mạch.

Hướng dẫn giải

Câu a: Phân biệt: CH3-CH3; CH2=CH2; CH≡CH

+ Dùng dung dịch AgNO3/NH3 nhận biết được C2H2 vì tạo ra kết tủa vàng nhạt.

CH≡CH + 2[Ag(NO3)2]OH → AgC≡CAg↓ + 4NH3 + 2H2O

+ Dùng dung dịch Br2 nhận biết được C2H4 vì nó làm mất màu dung dịch Br2:

CH2=CH2 + Br2→CH2 Br-CH2 Br

Mẫu còn lại là C2H6.

Câu b: Phương pháp hóa học phân biệt butađien và but-1-in:

Dùng dung dịch AgNO3/NH3 để phân biệt but-1-in vì xuất hiện kết tủa vàng nhạt:

CH≡C-CH2-CH3 + AgNO3/NH3 → AgC≡C-CH2-CH3↓vàng nhạt + NH4NO3

Còn lại là butađien.

Câu c: Phương pháp phân biệt but-1-in và but - 2 -in:

Dùng dung dịch AgNO3/NH3 để phân biệt but-1-in vì sẽ xuất hiện kết tủa vàng nhạt:

CH≡C-CH2-CH3 + AgNO3/NH3 → AgC≡C-CH2-CH3↓vàng nhạt + NH4NO3

CH3-C≡C-CH3 + AgNO3/NH3 → không phản ứng.

Còn lại là but - 2 -in.

5. Giải bài 5 trang 179 SGK Hóa 11 nâng cao

a) Vì sao trong công nghiệp, phương pháp điều chế axetilen từ metan hiện đang được sử dụng rộng rãi hơn phương pháp đi từ đá vôi và than đá?

b) Hãy viết sơ đồ phản ứng điều chế vinyl clorua từ axetilen và từ etilen.

c) Vì sao hiện nay con người ta chỉ sử dụng phương pháp đi từ etilen.

Phương pháp giải

Có thể điều chế axetilen bằng phương pháp tổng hợp trực tiếp từ C và H2, từ metan, từ canxi cacbua hoặc tách H2 từ etan

Hướng dẫn giải

Câu a: Trong công nghiệp, phương pháp điều chế axetilen từ metan hiện đang được sử dụng rộng rãi hơn phương pháp đi từ đá vôi và than đá vì metan có nhiều trong khí thiên nhiên và sản phẩm chế biến dầu mỏ, còn phương pháp đi từ đá vôi tốn năng lượng nhiều hơn lại cho khí axetilen có lẫn nhiều tạp chất khí H2S, NH3, PH3 những khí độc có hại, giá thành cao hơn.

Câu b: Sơ đồ điều chế vinyl clorua từ C2H2 và C2H4:

CH≡CH + HCl \(\xrightarrow{{HgC{l_2},{\text{ }}{{150}^o}C{\text{ }} - {\text{ }}{{200}^o}C}}\) CH2=CHCl

CH2=CH2 \(\xrightarrow{{C{l_2}}}\) CH2Cl-CH2Cl \(\xrightarrow{{{{500}^o}C,{\text{ }}HCl}}\) CH2=CHCl

Câu c: Hiện nay người ta chỉ sử dụng phương pháp đi từ etilen để điều chế vinyl clorua vì phương pháp này cho sản phẩm rẻ hơn so với CH2=CH2 có sẵn trong khí craking còn CH≡CH phải điều chế từ CH4 ở 1500oC tốn năng lượng nên rất đắt.

6. Giải bài 6 trang 179 SGK Hóa 11 nâng cao

Nhiệt phân 3,36 lít metan ở 1500oC trong vòng 0,1 giây. Dẫn toàn bộ hỗn hợp khi thu được qua dung dịch AgNO3 trong ammoniac cho đến khi nó không làm mất màu dung dịch thuốc quỳ tím thì thấy thể tích hỗn hợp khí giảm đi 20% so với ban đầu (các thể tích khí đều đo ở cùng điều kiện).

a) Tính hiệu suất của phản ứng nhiệt phân.

b) Xác định thành phần % về thể tích hỗn hợp thu được sau nhiệt phân.

c) Hãy đề nghị phương pháp tách axetilen từ hỗn hợp thu được sau nhiệt phân.

Phương pháp giải

a) nCH4 = ?

PTHH: 2CH4 → C2H2 + 3H

Xác định số mol hỗn hợp sau khi nhiệt phân

Theo bài ra \( \to \frac{{0,5x.100\% }}{{0,5x + 1,5x + (0,15 - x)}} = 20\% \)

→ x = ?

→ Hiệu suất phản ứng ?

b) Xác định số mol hỗn hợp sau nhiệt phân → thành phần phần trăm thể tích các khí?

c) Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch AgNO3/NH3 dư

Hướng dẫn giải

Câu a: Số mol CH4 ban đầu = 3,36/22,4 = 0,15 mol. Đặt số mol CH4 bị nhiệt phân là x mol.

2CH4 → C2H2 + 3H  (làm lạnh nhanh)

 x             0,6x      1,5x

Hỗn hợp khí sau nhiệt phân:

nC2H2 = 0,5x mol; nH2 = 1,5x mol; nCH4  = (0,15-x) mol

C2H2 bị dung dịch AgNO3/NH3 hấp thụ.

CH≡CH + 2[Ag(NH3)2]OH → AgC≡CAg↓ + 4NH3 + 2H2O

Theo đề Giải bài ta có: %nC2H2 = 20%

\( \to \frac{{0,5x.100\% }}{{0,5x + 1,5x + (0,15 - x)}} = 20\% \) → x = 0,1

Hiệu suất phản ứng = (0,1:0,15).100% = 66,67%

Câu b: x = 0,1 ⇒ hỗn hợp khí sau nhiệt phân có:

nC2H2 = 0,05 mol; nH2 = 0,15 mol; nCH4 dư = 0,05 mol.

Thành phần phần trăm thể tích các khí trong hỗn hợp sau nhiệt phân:

%VC2H2 = %VCH4 = (0,05.100%) : (0,05 + 0,05 + 0,15) = 20%

%VH2 = 60%

Câu c: Dẫn hỗn hợp khí đi qua dung dịch AgNO3/NH3 dư lọc thu lấy kết tủa:

CH≡CH + 2[Ag(NH3)2]OH → AgC≡CAg↓ + 4NH3 + 2H2O

Hòa tan kết tủa bằng dung dịch HCl, thu được C2H2

AgC≡CAg + 2HCl → CH≡CH + 2AgCl↓

Ngày:09/08/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM