Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 13: Lực. Tổng hợp và phân tích lực

Ban biên tập eLib xin giới thiệu Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 13 dưới đây nhằm giúp các em có thể rèn luyện kỹ năng làm bài Vật lý liên quan các kiến thức về lực, tổng hợp và phân tích lực. Mời các em cùng tham khảo!

Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 13: Lực. Tổng hợp và phân tích lực

1. Giải bài 1 trang 62 SGK Vật lý 11 Nâng cao

Gọi F1; F2 là độ lớn của hai lực thành phần, F là độ lớn hợp lực của chúng. Câu nào sau đây là đúng ?

A. Trong mọi trường hợp F luôn luôn lớn hơn cả F1 và F2

B. F không bao giờ nhỏ hơn cả F1 và F2

C. Trong mọi trường hợp, F thõa mãn: \(\left| {{F_1} - {F_2}} \right| \le F \le {F_1} + {F_2}\)

D. F không bao giờ bằng F1 hoặc F2

Phương pháp giải

Áp dụng quy tắc hình bình hành để tính độ lớn của hợp lực F

Hướng dẫn giải

- Ta có: \(\vec F = {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} \)

\(F = \sqrt {F_1^2 + F_1^2 + 2{F_1}{F_2}\cos \alpha } \)

Vì 0o ≤ α ≤ 180o nên -1 ≤ cosα ≤ 1 ⇒ |F1 - F2| ≤ F ≤ |F1 + F2|.

2. Giải bài 2 trang 63 SGK Vật lý 11 Nâng cao

Cho hai lực đồng quy có độ lớn: F1=F2=20N

Hãy tìm độ lớn hợp lực của hai lực khi chúng hợp lực với nhau một góc α=00,600,900,1200,1800.

Vẽ hình biểu diễn cho mỗi trường hợp. 

Nhận xét về ảnh hưởng của góc α đối với độ lớn của hợp lực

Phương pháp giải

Áp dụng công thức:

\(F = \sqrt {F_1^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}.\cos \alpha } \) để tính F với mỗi góc α tương ứng

Hướng dẫn giải

a) α=00

F=F1+F2=40N

b) α=600

\(\begin{array}{l} F = \sqrt {F_1^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}.\cos {{60}^0}} \\ \Rightarrow F = 2.{F_2}.\cos \frac{\alpha }{2} = 2.20.\frac{{\sqrt 3 }}{2} = 20\sqrt 3 {\mkern 1mu} N \end{array}\)

c) α=1800

F=0N

d) α=900

\(\begin{array}{l} F = \sqrt {F_1^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}.\cos {{90}^0}} \\ \Rightarrow F = {F_1}\sqrt 2 = 20\sqrt 2 {\mkern 1mu} (N) \end{array}\)

e) α=1200

\(\begin{array}{l} F = \sqrt {F_1^2 + F_2^2 + 2{F_1}{F_2}.\cos {{120}^0}} \\ \Rightarrow F = {F_1} = {F_2} = 20{\mkern 1mu} N \end{array}\)

3. Giải bài 3 trang 63 SGK Vật lý 11 Nâng cao

Cho hai lực đồng quy có độ lớn F1=16N và F2=12N

a) Hợp lực của chúng có thể có độ lớn 30N hoặc 3,5N được không ?

b) Cho biết độ lớn của hợp lực F = 20 N. Hãy tìm góc giữa lực  \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \)

Phương pháp giải

a) Dựa vào giới hạn giá trị của tổng hợp lực để trả lời câu hỏi này

b) Độ lớn của hai lực thành phần thỏa:

F2=F12+F22 ⇒ vecto của hai lực vuông góc nhau

Hướng dẫn giải

F1=16N; F2=12N

a) Ta có: |F1−F2| ≤ F ≤ F1+F2

Hợp lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) có độ lớn 4 ≤ F ≤ 28 (N) do đó F không thể lấy giá trị 30 (N) hoặc 3,5 (N) được.

b) Góc giữa \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_2}} \) là:

 \(\begin{array}{l} \vec F = \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} \\ F = 20{\mkern 1mu} N{\mkern 1mu} ;{\mkern 1mu} {F_1} = 16N{\mkern 1mu} ;{F_2} = 12{\mkern 1mu} N \end{array}\)

=>F2=F12+F22 tam giác lực là tam giác vuông với \(\overrightarrow {{F_1}} \bot \overrightarrow {{F_2}} \)

Vậy góc \(\alpha = (\overrightarrow {{F_1}} ,\overrightarrow {{F_2}} ) = {90^0}.\)

4. Giải bài 4 trang 63 SGK Vật lý 11 Nâng cao

Cho ba lực đồng quy cùng nằm trong một mặt phẳng, có độ lớn bằng nhau và từng đôi một làm thành góc 120o (hình 13.10). Tìm hợp lực của chúng.

Phương pháp giải

- Áp dụng quy tắc hình bình hành vẽ hình tổng hợp lực

- Hợp lực được tính theo công thức:

\(\overrightarrow {F{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} } = \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} + \overrightarrow {{F_3}} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} = {\mkern 1mu} \overrightarrow {F'{\mkern 1mu} } + {\vec F_3} = \vec 0\)

Hướng dẫn giải

Ta có: 

\(\overrightarrow {F{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} } = \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} + \overrightarrow {{F_3}} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} = {\mkern 1mu} \overrightarrow {F'{\mkern 1mu} } + {\vec F_3} \)

Hình bình hành OF1F’F2 là hình thoi gồm hai tam giác đều

nên F’ = F= F2 = F3 và α=600

\(\overrightarrow {F'} \)nằm trong mặt phẳng chứa \(\overrightarrow {{F_1}} ;\overrightarrow {{F_2}} \)

\(\begin{array}{l} = > {\mkern 1mu} \overrightarrow {F'} {\mkern 1mu} {\rm{\; và \;}}{\mkern 1mu} \overrightarrow {{F_3}} trực đối \\ = > \vec F = \overrightarrow {F'} + \overrightarrow {{F_3}} = \vec 0 \end{array}\)

5. Giải bài 5 trang 63 SGK Vật lý 11 Nâng cao

Hãy dùng quy tắc hình bình hành và quy tắc đa giác để tìm hợp lực của ba lực \(\overrightarrow {{F_1}} \),\(\overrightarrow {{F_2}} \) và \(\overrightarrow {{F_3}} \) có độ lớn bằng nhau và nằm trong cùng một mặt phẳng. Biết rằng lực \(\overrightarrow {{F_2}} \) làm thành với hai lực \(\overrightarrow {{F_1}} \) và \(\overrightarrow {{F_3}} \) những góc đều là 600 (Hình 13.11).

Phương pháp giải

- Áp dụng quy tắc hình bình hành vẽ hình tổng hợp lực

- Hợp lực được tính theo công thức:

\(\begin{array}{l} \vec F = \overrightarrow {{F_2}} + \overrightarrow {{F_3}} + \overrightarrow {{F_1}} = \overrightarrow {{F_2}} + \overrightarrow {F'} = 2\overrightarrow {{F_2}} \\ \end{array}\)

Hướng dẫn giải

Ta có: 

\(\begin{array}{l} \vec F = \overrightarrow {{F_2}} + \overrightarrow {{F_3}} + \overrightarrow {{F_1}} = \overrightarrow {{F_2}} + \overrightarrow {F'} = 2\overrightarrow {{F_2}} \\ \overrightarrow {F'} = \overrightarrow {{F_2}} \to \vec F = 2\overrightarrow {{F_2}} \end{array}\)

Vậy \({\vec F}\) có độ lớn F=2F2 có cùng phương, cùng chiều với \(\overrightarrow {{F_2}} \)

6. Giải bài 6 trang 63 SGK Vật lý 11 Nâng cao

Tìm hợp lực của bốn lực đồng quy trong Hình 13.12.

Biết F1=5N, F2=3N, F3=7N, F4=1N

Phương pháp giải

- Tổng hợp lực F theo hai thành phần:

\(\vec F = \overrightarrow {F'} + \overrightarrow {F''} \)

- Áp dụng quy tắc hình bình hành để tổng hợp lực F':

\(\overrightarrow {F'} = \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_3}} \)

- Áp dụng quy tắc hình bình hành để tổng hợp lực F'':

\(\overrightarrow {F''} = \overrightarrow {{F_2}} + \overrightarrow {{F_4}} \)

- Dựa vào hình vẽ xác định chiều của các lực F

Hướng dẫn giải

\(\overrightarrow {F'} = \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_3}} \) có:

+ độ lớn F′=F3−F1=7−5=2N 

+ chiều của \(\overrightarrow {{F_3}} \)

\(\overrightarrow {F''} = \overrightarrow {{F_2}} + \overrightarrow {{F_4}} \) có:

+ độ lớn F′′=F2−F4=3−1=2N 

+ chiều của \(\overrightarrow {{F_2}} \)

 Hợp lực \(\vec F = \overrightarrow {F'} + \overrightarrow {F''} \) có:

+ độ lớn F=2√2N

+ hướng hợp với \(\overrightarrow {{F_2}} ,\overrightarrow {{F_3}} \) cùng một góc α=450

7. Giải bài 7 trang 63 SGK Vật lý 11 Nâng cao

Một chiếc mắc áo treo vào điểm chính giữa của dây thép AB. Khối lượng tổng cộng của mắc áo và áo là 3 kg (Hình 13.13).

Biết AB = 4m; CD =10 cm

Tính lực kéo mỗi nửa sợi dây.       

Phương pháp giải

- Áp dụng quy tắc hình bình hành để vẽ hình phân tích lực đối với chiếc mắc áo treo

- Tính lực căng dây theo công thức:

\({T_1} = {T_2} = {F_1} = {F_2} \) với \(\begin{array}{l} {F_1} = {F_2} = \frac{{mg\sqrt {A{C^2} + C{D^2}} }}{{2CD}}\\ \end{array}\)

Hướng dẫn giải

∆DAB cân tại D có đường trung trực DC trùng với giá của trọng lực \(\vec P\) tác dụng lên mắc và áo nên nếu phân tích \(\vec P = \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} \) như hình vẽ thì hình bình hành là hình thoi và \({F_1} = {F_2} = \frac{{DI}}{{\sin \alpha }}{\mkern 1mu} ;\) với \(DI = \frac{P}{2} = \frac{{mg}}{2};\sin \alpha = \frac{{CD}}{{AD}} = \frac{{CD}}{{\sqrt {A{C^2} + C{D^2}} }}\)

Ta được: 

\(\begin{array}{l} {F_1} = {F_2} = \frac{{mg\sqrt {A{C^2} + C{D^2}} }}{{2CD}}\\ = \frac{{3.9,8\sqrt {{2^2} + {{0,1}^2}} }}{{2.0,1}} \approx 294,4(N) \end{array}\)

Chất điểm D cân bằng dưới tác dụng của 4 lực đôi một cùng phương ngược chiều và F1=F2 nên \({T_1} = {T_2} = {F_1} = {F_2} = 294,4{\mkern 1mu} N\)

Vậy lực căng mỗi nhánh dây là 294,4 N.

Ngày:30/10/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM