Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 57: Thực hành: Xác định hệ số căng bề mặt của chất lỏng

Mời các em học sinh cùng tham khảo nội dung giải Bài 57 SGK Vật lý 10 Nâng cao dưới đây. Tài liệu được biên soạn và tổng hợp với nội dung đầy đủ, chi tiết, hy vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập thật tốt.

Giải bài tập SGK Vật lý 10 Nâng cao Bài 57: Thực hành: Xác định hệ số căng bề mặt của chất lỏng

1. Giải bài 1 trang 284 SGK Vật lý 10 Nâng cao

Ở phương án 1, có thể dùng lực kế ở phương án 2 thay cho cân đòn và các gia trọng được không? Vì sao?

Phương pháp giải

Có 2 cách để xác định lực căng bề mặt chất lỏng là dùng cân đòn hoặc dùng lực kế nhạy, tuy nhiên, với việc sử dụng lực kế nhạy thì kết quả thu được sẽ có sai số lớn hơn so với dùng cân đòn.  

Hướng dẫn giải

- Ta có thể sử dụng lực kế nhạy để đo lực căng bề mặt và hệ số căng bề mặt của màng xà phòng thay cho cân đòn.

- Tuy nhiên kết quả thu được sẽ có sai số lớn hơn so với dùng cân đòn vì số chỉ lực kế khi đó bao gồm cả trọng lượng của khung dây, mà trọng lượng của khung là đáng kể nên sẽ gây sai số cho phép đo lực căng bề mặt.

- Trong phương pháp dùng cân đòn thì hai bên đều có khung dây giống nhau nên trọng lượng của khối gia trọng chính xác bằng lực căng bề mặt tác dụng lên thanh AB.

2. Giải bài 2 trang 284 SGK Vật lý 10 Nâng cao

Ở phương án 2, có thể không dùng lực kế mà xác định các lực bằng cân đòn và các gia trọng được không? Vì sao?

Phương pháp giải

Dựa vào điều kiện cân bằng của đòn cân ta có thể xác định các lực bằng cân đòn và các gia trọng  mà không cần dùng lực kế vì mỗi gia trọng đều có khối lượng xác định.

Hướng dẫn giải

- Ở phương án 2, ta hoàn toàn có thể không dùng lực kế mà vẫn có thể xác định các lực bằng cân đòn và các gia trọng.

- Vì mỗi gia trọng đều có khối lượng định trước nên dựa vào điều kiện cân bằng của đòn cân mà ta xác định được trọng lượng P của vòng nhôm và lực căng bề mặt.

Ngày:01/11/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM