Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học Ngữ văn 12 đầy đủ

Bài soạn Quá trình văn học và phong cách văn học Ngữ văn 12 tập 1 giúp các em nắm được khái niệm quá trình văn học. Đồng thời hiểu được khái niệm phong cách văn học, biết nhận diện những biểu hiện của phong cách văn học. eLib đã biên soạn nội dung bài bám sát chương trình SGK Ngữ văn 12, mời các em tham khảo. Chúc các em học tập tốt!

Soạn bài Quá trình văn học và phong cách văn học Ngữ văn 12 đầy đủ

1. Soạn câu 1 trang 183 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Quá trình văn học là sự vận động của văn học trong tổng thể. Nó bao gồm tất cả các tác phẩm văn học với chất lượng khác nhau, tất cả các hình thức tồn tại của văn học từ truyền miệng đến chép tay, in ấn. Nó cũng bao gồm các thành tố của đời sống văn học như tác giả và người đọc, các hình thức tổ chức hội đoàn, các hoạt động nghiên cứu, phê bình dịch thuật, xuất bản, ảnh hưởng qua lại giữa văn học với các loại hình nghệ thuật khác, các hình thái ý thức xã hội khác. 

- Các quy luật chúng của qua trình văn học:

+ Văn học gắn bó với đời sống, thời đại nào văn học ấy, những biến động lịch sử của xã hội thường tạo nên những chuyển biến trong lịch sử phát triển văn học.

+ Sự kế thừa và cách tân trong văn học là: văn học dân gian là cội nguồn của văn học viết, người sau thâu nhận giá trị văn học của người trước và tạo nên những giá trị mới. 

+ Văn học một dân tộc tồn tại, vận động trong sự bảo lưu và tiếp biến: giữ gìn, phát huy những tinh hoa của truyền thống, tiếp thu có chọn lọc và cải biến cho phù hợp những tinh hoa của văn học thế giới.

2. Soạn câu 2 trang 183 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Đặc trưng cơ bản của văn học Phục hưng, chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa hiện thực phê phán, chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa :

+ Văn học thời Phục hưng ở châu Âu thế kỉ XV, XVI (tiêu biểu là văn học các nước I-ta-li-a, Anh, Pháp, Tây Ban Nha,…) đề cao con người, giải phóng cá tính, chống lại tư tưởng giáo điều, hẹp hòi thời Trung cổ Đôn Ki-hô-tê của Xéc-van-tét, Ham-lét, Rô-mê-ô và Giu-li-ét của Sếch-xpia,…)

+ Chủ nghĩa cổ điển ở Pháp thế kỉ XVII chủ trương mô phỏng văn học cổ đại, sáng tác theo các quy tắc lí tính chặt chẽ (Lơ Xít, Người nói dối của Coóc-nây ; Ăng-đrô-mác của Ra-xin ; Lão hà tiện, Trưởng giả học lùm sang của Mô-lr-e,…).

+ Chủ nghĩa lãng mạn hình thành ở các nước Tây Âu từ sau Cách mạng tư sản Pháp năm 1789 chủ trương phá bỏ các quy tắc của chủ nghĩa cổ điển, để cao tưởng tượng, xây dựng các hình tượng nghệ thuật theo mong muốn chủ quan của nhà văn (Những người khốn khổ của Huy-gô, Những tên cướp của Si-le,…).

+ Chủ nghĩa hiện thực phê phán thế kỉ XIX chủ trương nhà văn là “người thư kí trung thành của thời đại” quan sát thực tế để sáng tạo những bức tranh đời sống giàu chi tiết và chân thực, mỗi nhân vật là một điển hình trong hoàn cảnh điển hình (ơ-giê-ni Grăng-đê của Ban-dắc, Chiến tranh và hoà bình của L. Tôn-xtôi).

+ Chủ nghĩa hiện thực xã hội chủ nghĩa chủ trương miêu tả xã hội trong quá trình phát triển cách mạng, đề cao vai trò lịch sử của nhân dân lao động (Người mẹ của M. Go-rơ-ki, Sông Đông êm đềm của M. Sô-lô-khốp,…).

+ Chủ nghĩa siêu thực, chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, chủ nghĩa hiện sinh,… là những trường phái văn học hiện đại đã đưa đến những cách nhìn mới về thế giới, con người và có những cách tân quan trọng về thi pháp.

- Vắn tắt về các trào lưu văn học ở Việt Nam : Trong giai đoạn 1930 – 1945, văn học Việt Nam tồn tại khuynh hướng lãng mạn với các tác phẩm văn xuôi của Tự lực văn đoàn, Nguyễn Tuân ; thơ mới của Lưu Trọng Lư, Xuân Diệu, Huy Cận, Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử,… Giai đoạn này cũng xuất hiện khuynh hướng văn học hiện thực phê phán với các sáng tác của Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Vũ Trọng Phụng, Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng,… Từ sau năm 1945, bộ phận văn học cách mạng Việt Nam (vốn tồn tại bí mật trước đó) đã tiếp thu phương pháp sáng tác hiện thực xã hội chủ nghĩa, hình thành trào lưu văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

3. Soạn câu 3 trang 183 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

Phong cách văn học là:

- Sự độc đáo trong sáng tác của người nghệ sĩ.

- Sự nảy sinh do chính những nhu cầu của cuộc sống, bởi vì cuộc sống luôn đòi hỏi sự xuất hiện những nhân tố mới mẻ, những cái không bao giờ lặp lại.

- Quá trình văn học được đánh dấu bằng những nhà văn kiệt xuất với phong cách độc đáo của họ.

- Phong cách in đậm dấu ấn thời đại, dân tộc

4. Soạn câu 4 trang 183 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

- Những biểu hiện của phong cách văn học:

+ Sự sáng tạo về mặt nội dung.

+ Phương thức biểu hiện, thủ pháp nghệ thuật tạo ra dấu ấn riêng.

+ Cách nhìn, cách cảm thụ có tính chất khám phá, ở giọng điệu riêng biệt của tác giả...

+ Sự thống nhất trong sự đa dạng của sáng tác

5. Soạn câu 1 luyện tập trang 183 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ

Văn học lãng mạn và văn học hiện thực phê phán qua truyện Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân) và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia (trích Số đỏ – Vũ Trọng Phụng) có sự khác biệt về đặc trưng sau:

- Đặc trưng của văn học lãng mạn là thường lấy đề tài trong thế giới tưởng tượng của nhà văn.

- Văn học hiện thực phê phán chú trọng chọn những đề tài trong cuộc sống hiện thực, chủ trương “nhà văn là người thư kí trung thành của thời đại”. Nhà văn hiện thực phê phán quan sát thực tế, góp nhặt chi tiết để sáng tạo các điển hình văn học. Có thể thấy rõ sự khác biệt trên qua truyện Chữ người tử tù và đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia.

- Ở Chữ người tử tù, vấn đề mà Nguyễn Tuân đề cập đến quay về với những vẻ đẹp chỉ còn là vang bóng với những thú vui tao nhã, thanh cao của người trí giả thời kì trước.

- Nhân vật: Hình tượng nhân vật con người tài hoa tài tử Huấn Cao: không chỉ có tài bẻ khóa, viết chữ đẹp mà ông Huấn còn là một người dũng cảm, khí phách, hiên ngang và có một thiên lương trong sáng.

- Truyện Chữ người tử tù có những đoạn (như đoạn Huấn Cao cho chữ viên quản ngục) có thể xem là mẫu mực của nghệ thuật miêu tả theo đặc trưng thi pháp của văn học lãng mạn.

- Khác với Nguyễn Tuân, trong đoạn trích Hạnh phúc của một tang gia, Vũ Trọng Phụng lại chú trộng xoáy sâu Sự lố lăng, đồi bại của xã hội “thượng lưu” thành thị những năm tháng trước Cách mạng tháng Tám 1945.

- Nhân vật: Những con người đốn mạt, mất dạy tự nhận mình là tầng lớp thượng lưu trong xã hội. Nhưng thực chất, chúng cũng chỉ là những kẻ hám danh, hám lợi, vô đạo đức và lăng loàn mà thôi.

6. Soạn câu 2 luyện tập trang 183 SGK Ngữ văn 12 đầy đủ      

- Những nét chính trong phong cách nghệ thuật Tố Hữu :

+ Thơ Tố Hữu mang tính chất trữ tình – chính trị sâu sắc. Thơ luôn hướng tới cái ta chung với lẽ sống lớn, tình cảm lớn, niềm vui lớn của con người cách mạng, dân tộc.

+ Thơ Tố Hữu mang đậm tính sử thi và cảm hứng lãng mạn, coi những sự kiện chính trị lớn cuẩ đất nước là đối tượng thể hiện chủ yếu, luôm đề cập tới những vấn đề có ý nghĩa lịch sử và tính chất toàn dân.

+ Giọng thơ mang tính chất tâm tình, rất tự nhiên, đằm thắm.

+ Thơ Tố Hữu đặc trưng bởi giọng tâm tình, ngọt ngào, hình thức thể hiện đậm đà tính dân tộc.

- Những nét chính trong phong cách nghệ thuật Nguyễn Tuân :

+ Tài hoa, uyên bác.

+ Là nhà văn của những tính cách độc đáo, của những tình cảm, cảm giác mãnh liệt, của những phong cảnh tuyệt mĩ.

+ Tự do, phóng túng và ý thức sâu sắc về cái tôi cá nhân.

Ngày:08/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM