Cây dây chặc chìu - Thông tiểu, chữa phù do gan

Dây chặc chìu là một cây nhỏ leo, dài 3 đến 5m hay hơn, có nhiều cành, có lông, mọc hoang ở nhiếu nơi vùng rừng núi và đồng bàng khắp Việt Nam. Người ta thường dùng dây này để phối hợp nhiều vị thuốc khác làm thuốc thông tiểu, chữa phù thận, phù gan,... Để biết thêm công dụng trong y học của Cây dây chặc chìu mời bạn đọc cùng eLib.VN tham khảo bài viết dưới đây.

Cây dây chặc chìu - Thông tiểu, chữa phù do gan

Còn gọi là dây chiều, u trặc chìu, tích diệp đằng.

Tên khoa học Tetracera scandens (L.) Merr. (Tetracera sarmentosa Vakl.).

Thuộc họ Sổ Dilleniaceae.

1. Mô tả cây

 

Cây dây chặc chìu

Dây chặc chìu là một cầy nhỏ leo, dài 3-5m hay hơn, có nhiều cành, có lông. Lá dai, nháp hình bầu dục, mép có răng cưa, phiến lá hẹp về phía cuống. Hoa trắng mọc thành chùy ở nách hay ở ngọn, ít hoa. Đại hình trứng, hơi thất lại ở đáy bao bọc bời áo hạt bị tước nhiều nơi. Mùa hoa: tháng 6.

2. Phân bố, thu hái và chế biến

Cây mọc hoang ở nhiếu nơi vùng rừng núi và đồng bàng khắp Việt Nam. Vì mặt dưới của lá nháp cho nên nhân dân nhiều nơi dùng để đánh những đồ vật như gỗ, thiếc, sắt cho bóng; thân dây leo thường được nhân dân dùng làm chạc vì dẻo và dai. Cũng dùng làm thuốc: cắt về, thái mỏng phơi khô sắc uống hay sao vàng rồi sắc uống.

3. Thành phần hóa học

Chưa thấy có tài liệu nghiên cứu.

4. Công dụng và liều dùng

Nhân dân miền Trung và nhân dân Campuchia thường dùng dây này phối hợp với nhiều vị thuốc khác sắc uống làm thuốc thông tiểu chữa phù thận hay phù do gan. Còn dùng làm thuốc chữa sốt, thuốc bổ và thuốc tẩy máu.

Ngày dùng 20 đến 30g dạng thuốc sắc.

Trên đây là một số thông tin về cây Cây dây chặc chìu mà eLib.VN đã tổng hợp, bài viết chỉ mang tính tham khảo. eLib.VN không khuyến khích bạn đọc tự chẩn đoán bệnh hay thực hiện các phương pháp điều trị tại nhà.

Ngày:02/10/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM