Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây hồ tiêu ở Xã Gio An - Huyện Gio Linh - Tỉnh Quảng Trị

Mục tiêu chính của việc nghiên cứu khóa luận "Hiệu quả kinh tế sản xuất cây hồ tiêu ở Xã Gio An - Huyện Gio Linh - Tỉnh Quảng Trị" là hệ thống hóa cơ sở lí luận về hiệu quả kinh tế, đánh giá chung kết quả và hiệu quả sản xuất hồ tiêu, tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến việc sản xuất hồ tiêu, đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất hồ tiêu ở xã Gio An - Huyện Gio Linh - Tỉnh Quảng Trị.

Luận văn: Hiệu quả kinh tế sản xuất cây hồ tiêu ở Xã Gio An - Huyện Gio Linh - Tỉnh Quảng Trị

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Tình hình sản xuất, xuất khẩu hồ tiêu của nước ta ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, thị trường xuất khẩu ngày càng đa dạng. Ở Quảng Trị chính cây hồ tiêu đã góp phần làm thay đổi cuộc sống từ khó khăn trở nên đủ ăn và giàu có cho bao phận người trên vùng đất đỏ bazan của Tỉnh. Để thấy được hiệu quả mà cây hồ tiêu mang lại cho người dân tôi đã chọn đề tài: “Hiệu quả kinh tế sản xuất cây hồ tiêu ở Xã Gio An - Huyện Gio Linh - Tỉnh Quảng Trị”.

1.2 Mục đích nghiên cứu

Hệ thống hóa các vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển sản xuất cây hồ tiêu.

Tìm hiểu đánh giá thực trạng sản xuất cây hồ tiêu trên địa bàn xã Gio An - Huyện Gio Linh - Tỉnh Quảng Trị.

Thu thập thông tin về các loại chi phí, sản lượng và việc tiêu thụ hồ tiêu của các hộ gia đình từ đó đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất hồ tiêu của các nông hộ.

Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất hồ tiêu.

Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cây hồ tiêu của xã Gio An - Huyện Gio Linh - Tỉnh Quảng Trị.

1.3 Đối tượng nghiên cứu 

Hiệu quả kinh tế sản xuất cây hồ tiêu của các hộ gia đình xã Gio An - Huyện Gio Linh - Tỉnh Quảng Trị.

1.4 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Là các hộ gia đình trồng tiêu của xã Gio An - Huyện Gio Linh - Tỉnh Quảng Trị.

Về thời gian: 

  • Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2009 - 2011
  • Số liệu sơ cấp được thu thập từ năm 2009 - 2011

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp duy vật biện chứng

Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

Phương pháp thống kê, mô tả

Phương pháp phân tổ thống kê

2. Nội dung

2.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu

  • Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
  • Cơ sở lý luận về cây hồ tiêu
  • Cơ sở thực tiễn

2.2 Hiệu quả kinh tế sản xuất cây hồ tiêu trên địa bàn xã Gio An, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

  • Tình hình cơ bản của địa bàn nghiên cứu
  • Lịch sử và tình hình sản xuất hồ tiêu của xã Gio An
  • Đánh giá chung tình hình của địa bàn nghiên cứu
  • Thực trạng và hiệu quả sản xuất tiêu ở các hộ điều tra
  • Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất tiêu của nông hộ
  • Thị trường tiêu thụ hồ tiêu

2.3 Định hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất hồ tiêu ở xã Gio An, huyện Gio Linh, tỉnh Quảng Trị

  • Định hướng phát triển hồ tiêu trong thời gian tới
  • Các giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất hồ tiêu

3. Kết luận và kiến nghị

3.1 Kết luận

Hiệu quả kinh tế của cây hồ tiêu của xã Gio An - Huyện Gio Linh - Tỉnh Quảng Trị hiện nay là không thể phủ nhận và thực tế đã chứng minh rằng đời sống của người dân trên địa bàn xã đã và đang thay đổi rất lớn nhờ cây hồ tiêu. Tuy nhiên cần có một tầm nhìn xa hơn, khách quan hơn trong tương lai về phát triển hồ tiêu theo hướng sản xuất hàng hóa, tạo ra sự phát triển bền vững cho ngành hàng hồ tiêu.

3.2 Kiến nghị

Đối với nhà nước

  • Định hướng một cách lâu dài và cụ thể để người dân yên tâm sản xuất, tránh hiện tượng sản xuất hàng loạt không kiểm soát được
  • Thành lập các cơ quan nghiên cứu và cải tạo giống cấp quốc gia, tìm ra các giống kháng bệnh tốt, chất lượng tốt và đồng đều
  • Đầu tư phát triển đào tạo kiến thức kinh tế thị trường, kiến thức về sản xuất nông nghiệp hàng hóa cho nông dân
  • Đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường và trên cơ sở đó xây dựng quy hoạch chi tiết cho từng vùng về sản xuất hồ tiêu nhằm tạo điều kiện tốt cho đầu tư thâm canh và áp dụng khoa học kỹ thuật. 

Đối với chính quyền địa phương

  • Cần có sự đầu tư hỗ trợ vốn vay và kỹ thuật để người dân có điều kiện đầu tư vào sản xuất. 
  • Làm cầu nối trung gian để tạo sự gắn kết giữa người dân và các doanh nghiệp thu mua hồ tiêu
  • Kêu gọi các dự án đầu tư ở trong và ngoài nước giúp đỡ
  • Tăng cường công tác bảo vệ an ninh, phát hiện và xử lý nghiêm những trường hợp phá hoại những thành quả sản xuất

Đối với hộ sản xuất hồ tiêu

  • Mạnh dạn vay vốn đầu tư mua sắm thiết bị, tư liệu sản xuất nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất.
  • Tích cực tham gia các lớp tập huấn kỹ thuật và các tổ chức, hội nhằm giúp đỡ, trao đổi kinh nghiệm sản xuất, đồng thời cập nhật được thông tin giá cả
  • Tích cực nắm bắt thông tin thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm để từ đó có thể tăng sức cạnh tranh của sản phẩm, tránh được những sự tổn thương không đáng có

4. Tài liệu tham khảo

Bài giảng quản trị doanh nghiệp nông nghiệp, PGS. TS Phùng Thị Hồng Hà - Đại học kinh tế Huế

Bài giảng Marketting nông nghiệp, GV. Nguyễn Công Định - Đại học kinh tế Huế

Báo cáo ngành hàng hồ tiêu Việt Nam (2005), Nguyễn Tăng Tôn và cộng sự

Đánh giá chất lượng và Thị trường hồ tiêu tại Việt Nam, TS. Tôn Nữ Tuấn Nam

Giáo trình lý thuyết thống kê, PGS. TS Nguyễn Hữu Hòa - Đại học kinh tế Huế

5. Phụ lục

Phụ lục 1.1. Bảng tính NPV của thôn An Nha

Phụ lục 1.2. Bảng tính NPV của thôn An Hướng

Phụ lục 2.1. Bảng tính IRR của thôn An Nha

Phụ lục 2.2. Bảng tính IRR của thôn An Hướng

Phụ lục 3.1. Bảng tính B/C của thôn An Nha

Phụ lục 3.2. Bảng tính B/C của thôn An Hướng

Phụ lục 4. Ảnh hưởng của giá cả đầu ra đến hiệu quả sản xuất

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Kinh tế trên ---

Ngày:28/07/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM