Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình mới nhất

Hợp đồng thi công xây dựng công trình là hợp đồng được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực xây dựng hiện nay. Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình được sử dụng khi đơn vị, cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn về các vấn đề chuyên môn hoặc thực hiện các công việc phức tạp theo kiến thức chuyên môn không thể tự mình thực hiện được. Để hiểu rõ hơn về hợp đồng thi công xây dựng công trình như thế nào mời các bạn cùng eLib tham khảo bài viết dưới đây nhé!

Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình mới nhất

1. Hợp đồng thi công xây dựng công trình là gì?

Hợp đồng thi công xây dựng công trình là hợp đồng được sử dụng phổ biến nhất trong lĩnh vực xây dựng hiện nay. Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình được sử dụng khi đơn vị, cá nhân, tổ chức có nhu cầu tư vấn về các vấn đề chuyên môn hoặc thực hiện các công việc phức tạp theo kiến thức chuyên môn không thể tự mình thực hiện được.

Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình được ký kết trực tiếp với chuyên gia đối tác hoặc cũng được ký kết với tổ chức, đơn vị quản lý của chuyên gia ký kết với tổ chức có chức năng thực hiện các nghiệp vụ/ công việc chuyên môn cao.

2. Nội dung hợp đồng thi công xây dựng công trình

Căn cứ pháp lý áp dụng.

Ngôn ngữ áp dụng;

Nội dung và khối lượng công việc;

Chất lượng, yêu cầu kỹ thuật của công việc, nghiệm thu và bàn giao;

Thời gian và tiến độ thực hiện hợp đồng;

Giá hợp đồng, tạm ứng, đồng tiền sử dụng trong thanh toán và thanh toán hợp đồng xây dựng;

Bảo đảm thực hiện hợp đồng, bảo lãnh tạm ứng hợp đồng;

Điều chỉnh hợp đồng xây dựng;

Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng xây dựng;

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, thưởng và phạt vi phạm hợp đồng;

Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng xây dựng;

Giải quyết tranh chấp hợp đồng xây dựng;

Rủi ro và bất khả kháng;

Quyết toán và thanh lý hợp đồng xây dựng;

Các nội dung khác như bảo hiểm và bảo lãnh theo hợp đồng xây dựng, hợp đồng thầu phụ, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.

3. Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thi công xây dựng công trình

3.1 Quyền và nghĩa vụ của bên giao thầu

Được tạm dừng thi công xây dựng công trình và yêu cầu khắc phục hậu quả khi bên nhận thầu vi phạm các quy định về chất lượng công trình, an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.

Kiểm tra chất lượng thực hiện công việc, cơ sở gia công chế tạo của bên nhận thầu nhưng không được làm cản trở hoạt động bình thường của bên nhận thầu.

Phải xin giấy phép xây dựng.

Bàn giao toàn bộ hoặc từng phần mặt bằng xây dựng cho bên nhận thầu quản lý, sử dụng phù hợp với tiến độ và các thỏa thuận của hợp đồng.

Cử và thông báo bằng văn bản cho bên nhận thầu về nhân lực chính tham gia quản lý thực hiện hợp đồng.

Cung cấp kịp thời hồ sơ thiết kế và các tài liệu, phương tiện, máy và thiết bị có liên quan, vật tư theo thỏa thuận trong hợp đồng (nếu có) và quy định của pháp luật có liên quan.

Thanh toán cho bên nhận thầu theo đúng tiến độ thanh toán trong hợp đồng. Thứ tám, tổ chức giám sát thi công xây dựng công trình.

Kiểm tra biện pháp bảo đảm an toàn lao động, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ của bên nhận thầu. Và các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

3.2 Quyền và nghĩa vụ của bên nhận thầu

Được quyền đề xuất với bên giao thầu về khối lượng phát sinh ngoài hợp đồng; từ chối thực hiện những công việc ngoài phạm vi của hợp đồng khi chưa được hai bên thống nhất và những yêu cầu trái pháp luật của bên giao thầu.

Được thay đổi các biện pháp thi công sau khi được bên giao thầu chấp thuận nhằm đẩy nhanh tiến độ, bảo đảm chất lượng, an toàn, hiệu quả công trình trên cơ sở giá hợp đồng đã ký kết.

Được quyền yêu cầu bên giao thầu thanh toán các khoản lãi vay do chậm thanh toán theo đúng thỏa thuận trong hợp đồng; được quyền đòi bồi thường thiệt hại khi bên giao thầu chậm bàn giao mặt bằng và các thiệt hại khác do lỗi của bên giao thầu gây ra.

Cung cấp nhân lực, vật liệu, máy móc, thiết bị thi công và các điều kiện vật chất liên quan khác đủ số lượng và chủng loại theo hợp đồng; thiết kế bản vẽ thi công (trường hợp bên nhận thầu thực hiện thiết kế bản vẽ thi công) để thực hiện các công việc theo nội dung hợp đồng đã ký kết.

Tiếp nhận và quản lý mặt bằng xây dựng, bảo quản tim, cốt, mốc giới công trình.

Thi công xây dựng theo đúng thiết kế, chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, bảo đảm chất lượng, tiến độ, an toàn, bảo vệ môi trường và phòng chống cháy nổ.

Ghi nhật ký thi công xây dựng công trình.

Thí nghiệm vật liệu, kiểm định thiết bị, sản phẩm xây dựng theo đúng quy định của Nhà nước về quản lý chất lượng công trình xây dựng, chỉ dẫn kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy chuẩn xây dựng.

Quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

4. Những tranh chấp phát sinh liên quan đến thi công xây dựng công trình

Các tranh tranh chấp liên quan đến Hợp đồng thi công xây dựng phổ biến trên thực tiễn như:

Tranh chấp do vi phạm tiến độ thanh toán theo hợp đồng.

Tranh chấp do không đảm bảo tiến độ thi công, chất lượng công trình.

Tranh chấp về phạt vi phạm trong hợp đồng thi công xây dựng.

Tranh chấp do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng trước thời hạn.

Tranh chấp về bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thi công xây dựng

5. Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng thi công xây dựng công trình

Theo quy định tại Điều 146 Luật Xây dựng 2014, được hướng dẫn bởi Điều 45 Nghị định 37/2015/NĐ-CP thì quy định giải quyết tranh chấp dựa trên hai nguyên tắc căn bản:

Thứ nhất, tôn trọng các thỏa thuận hợp đồng và các cam kết trong quá trình thực hiện hợp đồng, bảo đảm bình đẳng và hợp tác;

Thứ hai, các bên hợp đồng có trách nhiệm tự thương lượng giải quyết tranh chấp. Theo đó, nếu các bên không tự thương lượng được thì có ba hình thức giải quyết, bao gồm: thông qua tổ chức hòa giải; trọng tài thương mại, Tòa án nhân dân.

Trình tự, thủ tục mỗi hình thức về cơ bản được thực hiện như sau:

Đối với giải quyết tranh chấp thông qua hòa giải được thực hiện theo khoản 2 Điều 46 Nghị định 37/2015/NĐ-CP. Các bên phải thỏa thuận giải quyết thông qua hòa giải được thực hiện bởi cơ quan, tổ chức hoạt một số chuyên gia. Chi phí cho ban xử lý tranh chấp được tính trong giá hợp đồng xây dựng và do mỗi bên hợp đồng chịu một nửa, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.

Đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại sẽ được điều chỉnh bởi Luật Trọng tài thương mại 2010.

- Nộp đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo với các nội dung như: ngày, tháng, năm; tên, địa chỉ; tóm tắt nội dung tranh chấp,…

- Bị đơn nộp đơn bảo vệ trong thời hạn 10 ngày, kể từ khi nhận đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo.

- Thành lập hội đồng trọng tài bao gồm một hoặc nhiều trọng tài viên, nếu các bên không thỏa thuận thì gồm ba trọng tài viên.

- Tiến hành hòa giải để các bên thỏa thuận với nhau về phương hướng giải quyết tranh chấp.

- Tổ chức phiên họp giải quyết tranh chấp. Bước sáu, hội đồng trọng tài ban hành phán quyết theo nguyên tắc đa số.

Đối với giải quyết bằng Tòa án nhân dân thì sẽ được điều chỉnh bởi Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

-  Đương sự nộp Đơn khởi kiện tại Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu giải quyết tranh chấp về Hợp đồng thi công xây dựng. Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo thì người khởi kiện phải làm thủ tục nộp tiền tạm ứng án phí.

-  Tòa án sẽ tiến hành xem xét Đơn khởi kiện, nếu đáp ứng đủ các điều kiện thì sẽ được Tòa án thụ lý.

-  Vụ án bước vào giai đoạn chuẩn bị xét xử và hòa giải. Tại giai đoạn này Tòa án sẽ mở phiên họp kiểm tra, giao nộp, công khai chứng cứ và hòa giải. Mục đích là để các đương sự tự thỏa thuận với nhau về hướng giải quyết vụ án và cung cấp chứng cứ cho các bên đương sự.

-  Cuối cùng, Tòa án nhân dân sẽ ban hành quyết định đưa vụ án ra xét xử sơ thẩm theo thủ tục chung.

6. Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình tham khảo

Mẫu hợp đồng thi công xây dựng công trình

Mời các bạn bấm nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ Hợp đồng thi công xây dựng công trình!

Ngày:27/08/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM