Luận văn ThS: Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

Luận văn Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương được hoàn thành với mục tiêu nhằm đề xuất được các giải pháp phù hợp để hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN của huyện Tứ Kỳ nhằm nâng cao hiệu quả của NSNN cấp huyện trong giai đoạn hiện nay.

Luận văn ThS: Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Quản lý chi NSNN được đặt ra trong bối cảnh nguồn lực tài chính của quốc gia có giới hạn nhất định nhưng phải làm thế nào để thỏa mãn tốt các nhu cầu cần thiết để đạt được các mục tiêu quản lý kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Do vậy để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý chi NSNN thúc đẩy phát triển KT-XH trên địa bàn, thì việc tập trung nghiên cứu công tác quản lý chi ngân sách trên địa bàn huyện cả trên hai phương diện lý luận và thực tiễn là rất cần thiết. Xuất phát từ thực tế đó, tôi chọn đề tài: “Quản lý chi ngân sách Nhà nước tại huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương” làm đề tài luận văn thạc sĩ. Qua đó đưa ra các giải pháp mang tính chất định hướng góp phần hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN trên địa bàn huyện, đảm bảo s dụng hiệu lực, hiệu quả quỹ NSNN.

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Các công trình nghiên cứu trên đề cập đến nhiều khía cạnh khác nhau trong quản lý chi NSNN nói chung và NSNN cấp huyện nói riêng với các phương pháp tiếp cận khác nhau, đưa ra thực trạng và các giải pháp khác nhau, nhưng các công trình nghiên cứu đã công bố đều có điểm chung là đã phân tích, đánh giá tình hình quản lý chi NSNN nói chung, và quản lý chi NSNN nói riêng theo Luật định từ việc xây dựng, ban hành các văn bản đến hoạt động lập, phân bổ dự toán và chấp hành NSNN của các đơn vị thụ hưởng NSNN

1.3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu: luận văn hướng tới mục tiêu là đề xuất được các giải pháp phù hợp để hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN của huyện Tứ Kỳ nhằm nâng cao hiệu quả của NSNN cấp huyện trong giai đoạn hiện nay.

Các nhiệm vụ nghiên cứu gồm:

  • Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN.
  • Phân tích và làm rõ những kết quả đạt được và những hạn chế trong công tác quản lý chi NSNN của huyện Tứ Kỳ trong những năm qua, đồng thời tìm ra nguyên nhân của những hạn chế này.
  • Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN của huyện Tứ Kỳ.

1.4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: các vấn đề lý luận và thực tiễn của công tác quản lý chi NSNN của huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương. 

Phạm vi thời gian: dữ liệu phân tích thực trạng công tác quản lý chi NSNN được phân tích cho giai đoạn 2011 – 2015. Các giải pháp đề xuất thực hiện cho giai đoạn từ 2016 đến 2020 và định hướng cho các năm tiếp theo.

Phạm vi không gian: nghiên cứu cho huyện Tứ Kỳ, tỉnh Hải Dương

1.5 Phương pháp nghiên cứu đề tài

Phương pháp thu thập dữ liệu

Phương pháp phân tích dữ liệu

2. Nội dung

2.1  Một số lý luận cơ bản về quản lý chi NSNN cấp huyện

  • Những vấn đề cơ bản về chi ngân sách nhà nước cấp huyện
  • Quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện
  • Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến quản lý chi ngân sách nhà nước cấp huyện

2.2 Thực trạng công tác quản lý chi NSNN tại huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương

  • Khái quát về đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hội và các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi ngân sách Nhà nước của huyện Tứ Kỳ
  • Thực trạng công tác quản lý và chi ngân sách Nhà nước huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2011 - 2015
  • Đánh giá chung về quản lý chi Ngân sách nhà nước của huyện Tứ Kỳ

2.3 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại huyện Tứ Kỳ tỉnh Hải Dương

  • Mục tiêu và quan điểm về quản lý chi ngân sách Nhà nước của huyện Tứ Kỳ giai đoạn 2016 – 2020 định hướng đến năm 2025
  • Một số giải pháp đối với quản lý chi ngân sách Nhà nước của huyện Tứ Kỳ
  • Một số kiến nghị

3. Kết luận

Dựa trên phương hướng quản lý chi NSNN của huyện Tứ Kỳ, luận văn đã đề xuất được các nhóm giải pháp để tiếp tục hoàn thiện và nâng cao hơn nữa hiệu quả quản lý chi NSNN của huyện Tứ Kỳ: nhóm giải pháp về hoàn thiện công tác lập, chấp hành, kiểm soát chi, quyết toán chi NSNN, nhóm giải pháp nâng cao chất lượng ban hành các văn bản pháp quy về quản lý chi NSNN; nhóm giải pháp về nâng cao trình độ cán bộ quản lý NSNN, nâng cao ý thức và trình độ của đối tượng s dụng ngân sách, nhóm giải pháp về tăng cư ng thanh tra, kiểm tra, khen thưởng và x lý vi phạm trong quản lý NSNN, nhóm giải pháp về hoàn thiện cách thức phân cấp và điều hành NSNN, một số giải pháp khác và kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại địa phương trong th i gian tới.

4. Tài liệu tham khảo

Bộ tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN;

Bộ Tài Chính (2010), Thông tư số 188/2010/TT-BTC Quy định tiêu thức phân cấp nguồn thu và phân chia các khoản thu giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương;

Bộ Tài Chính (2011), Tài liệu đào tạo bồi dưỡng công chức tài chính – kế toán xã vùng trung du, miền núi và dân tộc;

Chính phủ (2003), Nghị định 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2013 Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN;

Nguyễn Thị Chắt (2004) “Tăng cường công tác giám sát tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp được giao quyền tự chủ tài chính”, Thanh tra Tài chính.

Phan Thu Cúc (2002) “Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp hưởng thụ nguồn ngân sách Nhà nước”, NXB Tài chính, Hà Nội. 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ kinh tế trên ---

Ngày:17/08/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM