Luận văn ThS: Cho vay đối với học sinh, sinh viên tại NHCSXH Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình

Luận văn ThS Cho vay đối với học sinh, sinh viên tại NHCSXH Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình nghiên cứu phân tích về hiệu quả của chương trình, những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện cho vay đối với HSSV tại NHCSXH Thị xã Ba Đồn

Luận văn ThS: Cho vay đối với học sinh, sinh viên tại NHCSXH Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình

1. Mở đầu

1.1 Lý do chọn đề tài

Cho vay học sinh, sinh viên ở Việt nam đã được triển khai thực hiện từ năm 1994. Qua các thời kỳ, chính sách cho vay HSSV nước ta đã có những thay đổi phù hợp với tình hình thực tế để hỗ trợ tốt nhất cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn được tiếp tục học tập. Đặc biệt là sự ra đời của Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về cho vay đối với HSSV do NHCSXH đảm nhiệm đã nhận được sự đồng thuận của xã hội và đánh giá đây là chính sách đạt hiệu quả cả về giá trị thực tiễn và ý nghĩa nhân văn. Chính sách cho vay ưu đãi đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn với mục đích giúp con em gia đình có hoàn cảnh khó khăn yên tâm học tập, không còn tình trạng HSSV trúng tuyển không thể nhập học hoặc phải bỏ học vì lý do không có tiền đóng học phí và trang trải các chi phí học tập

1.2 Tình hình nghiên cứu

Các công trình trên đã tiếp cận và giải quyết nhiều nội dung về tín dụng đối với HSSV về nghiên cứu tổng thể toàn quốc, có công trình chỉ nghiên cứu tín dụng đối với HSSV nông thôn, có công trình nghiên cứu về kết quả hoạt động quản lý tín dụng HSSV phù hợp với địa phương cụ thể. Riêng nghiên cứu về cho vay đối với HSSV trên địa bàn Thị xã Ba Đồn chưa có một công trình nào đề cập đến

1.3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Hệ thống hóa những vấn đề lý thuyết về cho vay ngân hàng, cho vay đối với HSSV; tìm hiểu và rút ra kinh nghiệm về cho vay đối với HSSV của một số quốc gia trên thế giới.

Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động cho vay đối với HSSV tại NHCSXH Thị xã Ba Đồn.

Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện cho vay đối với HSSV tại NHCSXH Thị xã Ba Đồn

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là cho vay đối với HSSV tại NHCSXH Thị xã Ba Đồn

Về không gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình

Về thời gian: Thời gian khảo sát thực tế từ năm 2014 đến năm 2016

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn áp dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử

Để thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả đã dựa trên cơ sở các tài liệu thu thập được, bằng phương pháp thống kê và so sánh giữa các năm, các chỉ tiêu, để thấy được những kết quả đạt được và hạn chế trong việc cho vay đối với HSSV. Bên cạnh đó, đề tài còn sử dụng phương pháp phân tích tổng hợp, đánh giá thực trạng phát triển, rút ra nguyên nhân và tìm hướng giải quyết

1.6 Ý nghĩa của đề tài

Hệ thống hóa những vấn đề mang tính lý luận về cho vay đối với HSSV

Đề tài đánh giá thực trạng và hiệu quả hoạt động cho vay đối với HSSV, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chương trình cho vay này, và đây là cơ sở để NHCSXH Thị xã Ba Đồn tham khảo nhằm bổ sung, hoàn thiện quy trình cho vay đối với HSSV

2. Nội dung

2.1 Cơ sở khoa học về cho vay đối với học sinh sinh viên của ngân hàng

Lý luận về cho vay ngân hàng

Cho vay đối với học sinh sinh viên

Kinh nghiệm về cho vay đối với học sinh sinh viên trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

2.2 Thực trạng cho vay đối với học sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình

Kinh nghiệm về cho vay đối với học sinh sinh viên trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam

Thực trạng hoạt động cho vay đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình

Đánh giá hiệu quả cho vay đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình  

Những khó khăn, tồn tại và nguyên nhân

2.3 Định hướng và giải pháp hoàn thiện cho vay đối với học sinh sinh viên tại ngân hàng chính sách xã hội Thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình

Định hướng và mục tiêu cho vay đối với học sinh sinh viên

Giải pháp hoàn thiện cho vay đối với học sinh sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình

Một số kiến nghị

3. Kết luận

Qua gần 14 năm, từ bước khởi đầu năm 2003, đến nay NHCSXH đã đạt được kết quả ấn tượng, toàn diện, khẳng định chủ trương, chính sách thành lập NHCSXH để thưc hiện kênh cho vay chính sách cho HSSV và các đối tượng chính sách khác là đòi hỏi khách quang, phù hợp với thực tế đất nước. Chương trình cho vay HSSV là chủ trương đúng đắn của Đảng, chính phủ, việc triển khai cho vay HSSV được tập trung vào một đầu mối NHCSXH là phù hợp với tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế, được NHCSXH thực hiện đúng chế độ, chính sách và có phương pháp phù hợp đã đem lại hiệu quả lớn về mặt kinh tế, chính trị và xã hội

4. Tài liệu tham khảo

Adrian Ziderman (2006), Lựa chọn chính sách trong các chương trình cho học sinh sinh viên vay vốn: Bài học từ năm nghiên cứu điển đình ở Châu Á, Unesco 2006

Chính phủ (2002), Nghị định 78/NĐ-CP ngày 04/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác, Hà Nội

Bộ kế hoạch đầu tư (2008), “Nguyên nhân và yếu tố chính ảnh hưởng đến đói nghèo”, Tạp chí Thông tin kinh tế, xã hội

-- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn ThS Tài chính trên--

Ngày:12/08/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM