Luận văn ThS: Quản lý nợ vay nước ngoài tại Việt Nam

Luận văn Quản lý nợ vay nước ngoài tại Việt Nam được hoàn thành với mục tiêu nhằm xây dựng hệ thống lý luận về nợ nước ngoài và quản lý nợ nước ngoài, các lý thuyết liên quan đến vấn đề tích lũy nợ, các chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả của quản lý nợ cả về khía cạnh thể chế lẫn khía cạnh kỹ thuật. Phân tích thực trạng nợ vay nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm giảm bớt gánh nặng nợ nần, duy trì được trạng thái nợ bền vững và nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu của Việt Nam. 

Luận văn ThS: Quản lý nợ vay nước ngoài tại Việt Nam

1. Mở đầu

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Đề tài “Quản lý nợ vay nước ngoài tại Việt Nam” được lựa chọn để nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng nợ và quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam trong những năm qua, hiện tại cũng như xu hướng trong những năm tiếp theo. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình quản lý nợ vay nước ngoài của Việt Nam trên bước đường phát triển. 

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 

Xây dựng hệ thống lý luận về nợ nước ngoài và quản lý nợ nước ngoài, các lý thuyết liên quan đến vấn đề tích lũy nợ, các chỉ tiêu đánh giá tính hiệu quả của quản lý nợ cả về khía cạnh thể chế lẫn khía cạnh kỹ thuật.

Phân tích thực trạng nợ vay nước ngoài tại Việt Nam trong thời gian qua và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm giảm bớt gánh nặng nợ nần, duy trì được trạng thái nợ bền vững và nâng cao hiệu quả quản lý nợ nước ngoài trong quá trình hội nhập kinh tế toàn cầu của Việt Nam. 

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình quản lý nợ vay nước ngoài của Chính phủ, kinh nghiệm của một số quốc gia trong khu vực, tình hình huy động, sử dụng và thanh tóan nợ từ năm 2002 đến 2007, trọng tâm là khoản vay viện trợ ODA. Đề tài cũng đề cập đến họat động tổ chức bộ máy quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ. Những giải pháp đề ra trong đề tài chủ yếu thực hiện trong giai đọan 2006-2010. 

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu chủ đạo là phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin. Ngoài ra đề tài còn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, dự báo... 

1.5 Những đóng góp khoa học của luận văn 

Phân tích, rút ra những bài học kinh nghiệm của các nước đi trước trong quản lý nợ nước ngoài giúp Việt Nam tránh những sai lầm mà các nước khác đã trải qua.

Đánh giá, phân tích toàn diện và có hệ thống về thực trạng nợ, tính hiệu quả, quá trình huy động và nghĩa vụ trả nợ trên cơ sở tình hình thực tế của quản lý nợ vay nước ngoài ở Việt Nam.

Đưa ra những giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng và quản lý nợ vay nước ngoài trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam.Các giải pháp trong luận văn tuy không mới nhưng nếu thực hiện đồng bộ sẽ tác động tích cực đến toàn bộ họat động quản lý nợ nước ngoài của Chính phủ, nâng cao hệ số tín nhiệm, thay đổi hình ảnh Việt Nam trên thị trường Thế giới 

2. Nội dung

2.1 Tổng quan về nợ nước ngoài và quản lý nợ nước ngoài.

Nợ nước ngoài 

Quản lý nợ nước ngoài 

Kinh nghiệm quản lý nợ nước ngoài của một số nước 

Dự báo nợ vay nước ngoài của Việt Nam

2.2 Thực trạng quản lý nợ vay nước ngoài của Việt Nam trong nền kinh tế hội nhập hiện nay

Tình hình quản lý nợ vay nước ngoài

Thực trạng tình hình vay và trả nợ nước ngoài của Việt Nam 

Hiệu quả sử dụng nợ vay 

Đánh giá chung quản lý nợ vay nước ngoài

2.3 Các giải pháp tăng cường hiệu quả sử dụng và quản lý nợ vay nước ngoài tại Việt Nam

Các giải pháp đảm bảo khả năng tiếp nhận nợ vay nước ngoài

Các giải pháp làm giảm chi phí nợ vay 

Các biện pháp sử dụng vốn vay hiệu quả

Các biện pháp quản lý nợ vay nước ngoài 

Các giải pháp hỗ trợ

3. Kết luận

Về mặt lý luận, trình bày một cách có hệ thống những lý luận cơ bản về nợ nước ngoài, quản lý nợ nước ngoài, từ các khái niệm và đặc điểm cơ bản, phân loại, các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố tác động. Các lý thuyết quản lý nợ nước ngoài đưa ra các nội dung quản lý: khía cạnh kỹ thuật, khía cạnh thể chế, tìm hiểu kinh nghiệm quản lý nợ của một số nước trong khu vực, có những điểm khá tương đồng với Việt nam về bối cảnh kinh tế - chính trị - xã hội, khu vực địa lý như Philippines, Trung quốc, Malaysia, để phân tích và rút ra những bài học kinh nghiệm không chỉ thành công mà cả thất bại trong quản lý nợ nước ngoài nhằm giúp Việt nam tránh những sai lầm mà các nước khác đã trải qua. Về mặt thực tiễn,đã tiến hành phân tích thực trạng vay, trả nợ và quản lý nợ của Việt nam một cách có khoa học, trên cơ sở các số liệu, tài liệu được thu thập một cách phong phú và đánh giá những thành tựu cũng như những hạn chế trong công tác quản lý nợ nước ngoài của Việt Nam. 

4. Tài liệu tham khảo

4.1 Tiếng Việt

Báo cáo tại Hội thảo quản lý và giám sát sử dụng vốn ODA – những vấn đề Quốc hội quan tâm, 7/2006.

Bộ Tài chính, Báo cáo về NSNN và nợ Chính phủ qua các năm.

Bộ Tài chính (2006), “Việt Nam được nâng bậc hệ số tín nhiệm quốc gia”, www.mof.gov.vn

Trung Bảo(1998),”Giải quyết nợ của các quốc gia”, Tạp chí Tài chính, (số03)

Lê Văn Châu(1995),” Vốn nước ngoài và chiến lược phát triển kinh tế của Việt nam”,Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội. 

4.2 Tiếng Anh

IMF & WB (2007), Guidelines for Public Debt Management (Amendment), International Monetary Fund &World Bank,Washing D.C

World Bank (2007), World Development Report 2007: A Better Investment Climate for Everyone.

Imf Country Report No. 6/421, “Vietnam: 2006 Article IV Consultation – Staff Report; Staff Statement; Public Information Notice on the Executive Board Discussion; and Statement by the Executive Director for Vietnam”, www.imf.org, pp. 30, 48 57.

Llewellyn D. Howell, “ICRG Methodology”, www.prsgroup.com

Samuelson Paul A., William D. Nordhaus (1997), Kinh tế học (Bản dịch), Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. 

--- Nhấn nút TẢI VỀ hoặc XEM ONLINE để tham khảo đầy đủ nội dung Luận văn Thạc sĩ kinh tế trên ---

Ngày:21/08/2020 Chia sẻ bởi:Nhi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM