Rung nhĩ trên điện tâm đồ

Rung nhĩ là tình trạng nhĩ không bóp nữa mà từng thớ của nó rung lên do tác động của những xung động rất nhanh (400 đến 600/ phút) và rất không đều. Vậy trên điện tâm đồ, hội chứng này được thể hiện như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn nhé!

Rung nhĩ trên điện tâm đồ

Rung nhĩ là tình trạng nhĩ không bóp nữa mà từng thớ của nó rung lên do tác động của những xung động rất nhanh (400 đến 600/ phút) và rất không đều.

Sóng P còn được gọi thay thế là sóng f, làm đường đẳng điện thành sóng lăn tăn.

Tần số f nhanh chậm không đều từ 400 – 600/ phút. Sóng f rất khác nhau về hình dạng, biên độ, thời gian chẳng giống nhau.

Thấy rõ ở các chuyển đạo trước tim phải (V1, V2, V3R) và các chuyển đạo dưới (DII, DIII, aVF). Các chuyển đạo trước tim trái (V5, V6), và bên trái (aVL, D1) thường nhỏ khó thấy.

Sóng f có biên độ > 1mm gọi là rung nhĩ sóng lớn.

Nhịp thất rất không đều. Nếu rung nhĩ không điều trị, tần số thất thường từ 100 - 180/ phút.

Hình dạng QRS nói chung hẹp, đôi khi giãn rộng có dạng block (thường là nhánh phải) còn được gọi là dẫn truyền lệch hướng.

Nếu tần số thất lên đến 200 nhịp/ phút, có thể có hội chứng W.P.W.

Sự xuất hiện của rung nhĩ trong sự hiện diện của một đường dẫn phụ. Nét đặc biệt lộ rõ khoảng thời gian phức bộ biến đổi với khoảng cách không đều

Trên đây là một số thông tin liên quan đến bệnh Rung nhĩ trên điện tâm đồ, hy vọng sẽ giúp cho các bạn có thêm thông tin trong quá trình tìm hiểu và chẩn đoán bệnh!

Ngày:11/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM