10 Mở bài hay tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu

Mở bài luôn đóng vai trò quan trọng trong bài văn nghị luận, một mở bài ấn tượng sẽ giúp cho các em có thêm cảm hứng khi viết văn. Để có một mở bài hay khi phân tích tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu, mời các em tham khảo 10 mở bài dưới đây. Chúc các em học tập tốt.

10 Mở bài hay tác phẩm Đồng chí của Chính Hữu

1. Mở bài 1

Chính Hữu là nhà thơ quân đội trưởng thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp.Phần lớn thơ ông hướng về đề tài người lính với lời thơ đặc sắc, cảm xúc dồn nén, ngôn ngữ hàm súc, cô đọng giàu hỡnh ảnh. Bài thơ “Đồng chí” là một trong những bài thơ viết về người lính hay của ông. Bài thơ đó diễn tả thật sõu sắc tỡnh đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời kháng chiến.

2. Mở bài 2

Trong cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc vĩ đại, hỡnh ảnh người lính mói mói là hỡnh ảnh cao quý nhất, đẹp đẽ nhất. Hỡnh tượng người lính đó đi vào lũng người và văn chương với tư thế, tỡnh cảm và phẩm chất cao đẹp. Một trong những tác phẩm ra đời sớm nhất, tiêu biểu và thành công nhất viết về tỡnh cảm của những người lính Cụ Hồ là “Đồng chí” của Chính Hữu. Bằng những rung động mới mẻ và sâu lắng, bằng chính sự trải nghiệm của người trong cuộc, qua bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu đó diễn tả thật sõu sắc tỡnh đồng chí gắn bó thiêng liêng của anh bộ đội thời khỏng chiến.

3. Mở bài 3

Đầu năm 1948 Chính Hữu viết bài thơ này. Bài thơ là kết quả của những trãi nghiệm thực va những cảm xúc sâu xa của tác giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc. Bài thơ nói về tình đồng đội, đồng chí thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng mà phần lớn họ xuất thân từ nông dân. Đồng thời bài thơ cũng thể hện lên hình ảnh chân thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp còn rất khó khăn thiếu thốn.

4. Mở bài 4

Bài thơ “Đồng chí” ra đời vào đầu năm 1948, sau chiến dịch Việt Bắc của quân và dân ta đánh thắng cuộc tiến công quy mô lớn của thực dân Pháp cuối năm 1947 lên khu căn cứ địa Việt Bắc. Nhà thơ Chính Hữu lúc đó là chính trị viên đại đội thuộc trung đoàn Thủ đô, cùng đơn vị của mỡnh tham gia chiến đấu suốt chiến dịch. Đầu năm 1948 Chính Hữu viết bài thơ này. Bài thơ là kết quả của những trói nghiệm thực va những cảm xỳc sõu xa của tỏc giả với đồng đội trong chiến dịch Việt Bắc. Bài thơ nói về tỡnh đồng đội, đồng chí thắm thiết, sâu nặng của những người lính cách mạng mà phần lớn họ xuất thân từ nông dân. Đồng thời bài thơ cũng thể hện lên hỡnh ảnh chõn thực, giản dị mà cao đẹp của anh bộ đội trong thời kỡ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp cũn rất khú khăn thiếu thốn.

5. Mở bài 5

Nói đến thơ trước hết là nói đến cảm xúc và sự chân thành. Không có cảm xúc, thơ sẽ không thể có sức lay động hồn người, không có sự chân thành chút hồn của thơ cũng chỡm vào quờn lóng. Một chỳt chõn thành, một chỳt lóng mạn, một chỳt õm vang mà Chớnh Hữu đó gieo vào lũng người những cảm xúc khó quên. Bài thơ " Đồng chí" với nhịp điệu trầm lắng mà như ấm áp, tươi vui; với ngôn ngữ bỡnh dị dường như đó trở thành những vần thơ của niềm tin yêu, sự hy vọng, lũng cảm thụng sõu sắc của một nhà thơ cách mạng. Phải chăng, chất lính đó thấm dần vào chất thơ, sự mộc mạc đó hũa dần vào cỏi thi vị của thơ ca tạo nên những vần thơ nhẹ nhàng và đầy cảm xúc?

6. Mở bài 6

Cuộc khỏng chiến chống Phỏp đi qua hơn 50 năm nhưng vẫn để lại những dấu ấn ko thể mờ phai về những năm tháng hào hùng của dân tộc. trong những năm tháng ấy đó nảy sinhbiết bao h/ả đẹp mà đẹp nhất là hỡnh ảnh người lớnh và tỡnh cảm đồng chí đồng đội của họ. Bên cạnh những bài thơ nổi tiếng một thời như Nhớ (Hồng Nguyên), Tây tiến (Quang Dũng) thỡ Đồng chí của Chính Hữu cũng là một thi phẩm đặc sắc.

7. Mở bài 7

Hai mươi dòng thơ, với ngôn ngữ bình dị, giọng điệu thủ thỉ tâm tình, cảm xúc dồn nén, hình tượng thơ phát sáng, có một vài câu thơ để lại nhiều ngỡ ngàng cho bạn đọc trẻ ngày nay.

“Đồng chí” là bài thơ hay nhất của Chính Hữu viết về người nông dân mặc áo lính trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Bài thơ được viết vào đầu xuân 1948, sau chiến tháng Việt Bắc thu đông 1947, nó đã đi qua một hành trình nửa thế kỉ làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu.

8. Mở bài 8

Chính Hữu tên khai sinh là Trần Đình Đắc, ông tham gia quân đội năm 1947 và bắt đầu làm thơ, Chính Hữu viết không nhiều nhưng có vị trí rất xứng đáng trong nền thơ hiện đại Việt Nam, tiêu biểu là bài thơ Đồng chí ra đời năm 1948 sau khi Chính Hữu cùng đồng đội vừa trải qua chiến dịch Việt Bắc thu- đông năm 1947. Bài thơ đã đề cập tới một thứ tình cảm mới mẻ và thiêng liêng của những người lính, anh bộ đội cụ Hồ trong thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp đó là tình đồng chí.

9. Mở bài 9

Bài thơ Đồng chí là một trong  những  bài thơ đi cùng năm tháng, những câu thơ thể hiện tình yêu đồng đội của những người nơi chiến trường đầu sóng ngọn gió nhưng  vẫn lạc quan giúp đỡ, hỗ trợ  và đùm bọc nhau trong gian khó. Những con người từ nhiều vùng đất khác nhau, tuy chưa bao giờ gặp mặt nhưng lại có chung một chí hướng bảo vệ Tổ quốc và sống hết mình vì tình đồng đội của những người chiến sĩ trên chiến trường.

10. Mở bài 10

“Đồng chí” của Chính Hữu được sáng tác năm 1948 trong lúc cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc đang diễn ra rất quyết liệt.Bài thơ giúp người đọc hiểu hơn về hình ảnh anh bộ đội Cụ Hồ và tình đồng chí,đồng đội gắn bó keo sơn của họ . Nói đến Chính Hữu không thể không nói đến bài thơ  “Đồng chí”. Bài thơ như một điểm sáng trong tập “Đầu súng trăng treo”- tập thơ viết về đề tài người lính của ông…..

Ngày:23/10/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM