Cảm nhận tình yêu nước của nhân dân qua hình tượng nhân vật ông hai trong Làng - Kim Lân

eLib xin giới thiệu đến các em một số bài văn mẫu về Cảm nhận tình yêu nước của nhân dân qua hình tượng nhân vật ông hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân. Nôi dung bài văn mẫu này giúp các em nắm được tình yêu quê hương đất nước của ông Hai nói riêng và dân tộc Việt Nam nói riêng. Mời các em tham khảo ba bài văn mẫu dưới đây, chúc các em học tập tốt.

Cảm nhận tình yêu nước của nhân dân qua hình tượng nhân vật ông hai trong Làng - Kim Lân

1. Dàn ý phân tích tình yêu nước của nhân dân qua hình tượng nhân vật ông hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

a. Mở bài

Giới thiệu chung

-Tác giả là nhà văn hiện thực Việt Nam, là cây bút sở trường về truyện ngắn, am hiểu về đời sống sinh hoạt của nhân dân và nông thôn.

- Tác phẩm được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

- Nhân vật chính trong truyện là ông Hai, một nông dân cần cù, chất phác, phải rời làng đi tản cư nhưng có lòng yêu làng, yêu nước sâu sắc, tinh thần kháng chiến cao, trung kiên với cách mạng.

- Qua đó cho thấy tấm lòng của tác giả với những người nông dân trong kháng chiến chống Pháp.

b. Thân bài

Phân tích, chứng minh

Tình huống tâm trạng

- Khi kháng chiến chống Pháp nổ ra: ông Hai muốn ở lại làng để tham gia kháng chiến nhưng vì hoàn cảnh gia đình buộc ông phải rời làng đi tản cư, lòng ông luôn day dứt nỗi nhớ làng.

- Nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống có ý nghĩa: là một nông dân suốt đời sống ở quê hương, gắn bó máu thịt với từng con đường, nếp nhà, thửa ruộng và biết bao nhiêu người ruột thịt, xóm giềng. Vậy mà vì giặc ngoại xâm, ông phải rời xa quê hương đi tản cư, sống nhờ nơi đất khách. Do đó, lòng ông luôn đau đáu nỗi nhớ quê. Ban ngày lo sản xuất, ổn định cuộc sống, nhưng buổi tối lại sang hàng xóm giãi bày nỗi nhớ của mình. Nỗi nhớ của ông đều bắt nguồn từ những kỉ niệm trong cuộc sống hàng ngày.

=>Tình cảm của ông Hai thuần phác, trong sáng.

Tình yêu làng hòa nhập, thống nhất với lòng yêu nước, kiên trung với cách mạng.

- Ông Hai đột ngột nghe tin dữ, làng Dầu theo giặc lập tề.

+ Tin ấy đến với ông vào buổi trưa, giữa lúc tâm trạng của ông đang phấn chấn vì nghe những tin thắng trận. => tâm trạng đau đớn, nặng nề, tủi hổ tràn ngập lòng ông. Trước ông Hai hãnh diện, tự hào về làng bao nhiêu thì nay lại đau đớn, nhục nhã bấy nhiêu.

+ Nơm nớp tưởng người ta đang bàn tán chuyện làng Dầu.

+ Nhiều lúc, ông đã khóc.

Tác giả đã diễn tả rất sâu sắc, cụ thể tâm trạng nặng nề đến nỗi trở thành một nỗi ám ảnh trong lòng ông Hai.

- Tác giả tiếp tục đặt nhân vật vào thử thách mới. Đó là khi nghe tin có lệnh cấm không cho những người làng Dầu ở nơi tản cư nữa vì làng Dầu Việt gian theo Tây. Chính trong tình thế tưởng chừng như tuyệt vọng ấy lại càng bộc lộ tình yêu làng quê hòa hợp sâu sắc với lòng yêu nước, kiên trung với cách mạng. Trở về làng là cam chịu kiếp sống nô lệ, nhục nhã. Bởi thế, ông đã quyết định một cách đau đớn nhưng dứt khoát: “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây thì phải thù”.

- Cao trào tâm trạng của nhân vật cũng là lúc bộc lộ một cách sâu sắc, cảm động nhất tình cảm chân thành, thiêng liêng của ông Hai với quê hương, đất nước, cách mạng. Đó là cảnh ông Hai trò chuyện với đứa con. Ông vẫn nhắc nhở con nhớ về quê hương của nó là làng Dầu, thủ thỉ với con như để ngỏ lòng mình, như để minh oan “Anh em đồng chí biết cho bố con ông, cụ Hồ trên đầu trên cổ soi xét cho bố con ông”

- Nghe tin cải chính, làng Dầu không theo giặc: Vui sướng, tự hào, mặc dù nhà bị đốt nhưng ông không buồn. Ông đã coi đó là bằng chứng cho lòng trung thành của ông, của làng Dầu với cách mạng.

Tình cảm của tác giả với những người nông dân trong những năm đầu của  kháng chiến chống Pháp

- Tình cảm yêu mến, trân trọng. Ông am hiểu tâm lí người nông dân vì cuộc sống của nhà văn gắn bó mật thiết với những người nông dân, với nông thôn.

- Thông cảm, thấu hiểu người nông dân. Họ không phải là những người nhà quê, quê mùa, cộc lốc, nhiều chuyện. Họ nói nhiều vì họ khao khát được chia sẻ, vì tha thiết yêu con người và cuộc đời, yêu quê hương đất nước.

- Tự hào vì người nông dân cũng là những người lính dũng cảm trong kháng chiến. Họ sẵn sang hi sinh cho lí tưởng, trung kiên  với Đảng, với cách mạng, với lãnh tụ.

- Dưới ngòi bút tác giả, người nông dân hiện lên gần gũi, chân thực, đẹp, đáng yêu. Đó là những phẩm chất chung của người nông dân Việt Nam.

Nhận xét

- Nhà văn Kim Lân đã thành công trong việc xây dựng cốt truyện tâm lí, đặt nhân vật vào tình huống gay gắt, đấu tranh nội tâm căng thẳng để bộc lộ tâm trạng, tính cách nhân vật.

- Nhà văn miêu tả nổi bật tính cách, tâm trạng nhân vật qua đối thoại, độc thoại, độc thoại nội tâm, qua ngôn ngữ, của chỉ, thái độ, hành động.

c. Kết bài

- Ông Hai tiêu biểu cho tầng lớp nông dân thời chống Pháp

- Qua nhân vật ông Hai, tác giả muốn biểu đạt một cách thấm thía, xúc động tình yêu làng, yêu nước sâu sắc của người nông dân trong kháng chiến chống Pháp.

- Tác giả viết bằng trái tim, tình cảm của mình nên dễ tìm được sự đồng cảm từ bạn đọc.

2. Cảm nhận tình yêu nước của nhân dân qua hình tượng nhân vật ông hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Lấy bối cảnh những ngày tản cư thời kì đầu cuộc kháng chiến, nhà văn đã xây dựng thành công nhân vật ông Hai, một người nông dân tiêu biểu cho những người nông lúc đó. Ông Hai- người làng chợ dầu, là 1 nông dân có tình yêu làng tha thiết. vì gia đình, vì kháng chiến, ông phải rời làng đi tản cư. ở nơi tản cư,ông luôn nhớ về cái làng kháng chiến của mình. Thế rồi, ông nghe tin làng mình việt gian theo tây. Ông vô cùng đau khổ. Khi cái tin ấy được cải chính, ôn sung sướng đi khoe với mọi người. truyện gần như không có chuyện. nhà văn đã xây dựng cốt truyện xoay quanh diễn biến tâm lí của ông 2 với những tình huống gay cấn, bất ngờ. qua nhân vật này ta hiểu được tình cảm của người nông dân, nhất là trong giai đoạn kháng chiến.

Những ai đã đọc Làng đều cảm nhận được ở ông Hai tình yêu, sự gắn bó sâu sắc với làng xóm, với quê hương. Đối với người nông dân chất phác ấy, tình cảm với làng quê, thôn xóm là tình cảm tự trong tim, ngấm sâu vào máu thịt. Cũng như bao người dân lao động khác, cả một đời ông Hai gắn bó với mảnh đất quê nghèo mà nặng sâu ân tình. Cái làng Chợ Dầu ấy đã trở thành nguồn vui sống của ông. Tác giả đã để cho ông Hai bộc lộ tình yêu đó một cách chân thật, nồng nhiệt, vừa có những .nét quen thuộc vừa có những nét riêng biệt chỉ có ở ông Hai. Yêu làng, ông yêu tất cả những gì thuộc về làng, thậm chí yêu cả những cái mà ông và biết bao người đã phải khổ sở vì nó. Ông Hai tự hào vì làng Chợ Dầu của ông có những ngôi nhà ngói san sát, sầm uất, đường trong làng toàn lát bằng đá xanh, trời mưa đi từ đầu làng đến cuối xóm bùn không dính đến gót chân. Tháng năm ngày mười phơi rơm và thóc tốt thượng hạng, không có lấy một hat thóc đất... Ông tự hào về tất cả những nét độc đáo, những thứ đả làm nên bề dày lịch sử của làng ông.

Nhưng tình yêu làng của người nông dân ấy không bất biến mà thay đổi theo thời gian, theo sự biến chuyển của thời đại. Kháng chiến nổ ra mang theo những luồng tư tưởng mới chiếu rọi tâm hồn ông. Giờ đây, đối với ông Hai, cái lăng cụ Thượng, cái sinh phần kia đều đáng căm thù; niềm tin về làng là những ngày khởi nghĩa dồn dập, những buổi tập quán sự có cụ râu tóc bạc phơ cũng vào gậy tham gia; những hố, những ụ, những hào ,chòi phát thanh. Tất cả những điều đó, từ những cái nhỏ nhặt cho đến điều lớn lao, đều trở thành đối tượng của tình yêu tha thiết, đậm sâu trong ông. Qua những lời khoe của ông Hai, ta có cảm tưởng như cảnh vật, làng xóm đã hằn in trong ông chiếm trọn con tim, khối óc người nông dân ấy.

Cái tin làng chợ dầu theo tây không chỉ làm ông đau khổ mà còn tủi nhục nữa:”ông cúi gằm mặt xuống mà đi. Về đến nhà, nhìn..giàn ra…” ông tức giận:”nắm 2 bàn tay lại mà rít lên: chúng mày…nhục nhã thế này”. Nhưng với niềm tin yêu của mà đối với làng, với người làng mà, ông lại đấu tranh. Ông bán tín bán nghi” ông kiểm điểm từng người trong óc…” với ông họ là những người tinh thần cả”. nhưng mà cái tin ấy chính xác quá” ko có lửa..khói..”những diễn biến tâm lí phức tạp được nhà văn khai thác, miêu tả, đặt nhân vật vào trong tình huống khí xử để bộc lộ tính cách , phát biểu tư tưởng. tình yêu làng của ông giờ đã mở rộng ra, nâng lên, găn liền với tình yêu kháng chiến, yêu nước. Trong ông diễn ra 1 cuộc đấu tranh. Ông lo sợ người ta khinh bỉ. tâm trạng ông bị giằng xé bởi tình yêu làng và tình yêu kháng chiến. trong tình thế cùng đường” biết đâu người ta chứa”, nhưng khi cái ý nghĩ “ hay là quay về làng” vừa chớm thì ông lão đã gặt phắt ngay”” về làm gì..cả rồi…về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ cụ hồ..” và ông  đi đến quyết định” làng thì yêu thật..thù”. đó là 1 thái độ dứt khoát,1 chọn lựa quyết liệt mang đậm chất nông dân.

Dù lựa chọn đi theo cách mạng nhưng ông ko hề lo lắng, suy nghĩ, băn khoăn về  cái làng yêu quý của mình. Ông cảm thấy tủi hổ, nhục nhã, lo sợ. suốt ngày ông cứ ru rú ở xó nhà, ko dám ra đến ngoài. Ông chỉ biết đem tâm sự của mình nói với dứa con nhỏ. Ông nói vớ con cũng như để nói với mình và tự mình minh oan cho mình. Thật cảm động! với ông hai, dù trong bất kì tình cảnh nào ông vân khẳng định” nhà ta ở làng chợ dầu” rằng ông rất muốn” về làng” nhưng ông không trở về bởi ông”ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm”.đó là tinh thần, tình cảm của ông 2 nói riêng, nhân dân ta nói chung đối với làng quê đã gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước, yêu kháng chiến, yêu cụ Hồ.

Tình yêu kháng chiến của ông 2 càng cảm động hơn khi ông nghe tin đính chính” làng chợ dầu không theo giặc”. khuôn mặt buồn thiu mọi ngày bỗng tươi vui rạng rỡ hản lên. Ông lật đật đi khoe cái tin vui ấy với mọi người” tây nó đốt nhà tôi rồi, đốt nhẵn.. láo,láo hết..toàn sai sự mục đích cả..”. với những người nông dân nghèo như ông 2,có lẽ,ngôi nhà là tài sản quý nhất, phải chắt chiu, dành dụm cả đời mới có được. Nhưng đối với ông bây giờ, vợ chồng tây đốt nhà là 1 điều hạnh phúc. Bởi đó là minh chứng hùng hồn nhát chứng tỏ làng ông không theo giặc, bản than ông cũng vậy. tình cảm của những người nông dân như ông 2 bây giờ không còn gói gọn trong cái ao làng kiểu” ta về ta tắm ao ta. Vì quê hương vì đất nước,vì kháng chiến,họ sẵn sang rời bỏ tất cả, hy sinh tất cả kể cả mạng sống của mình. Đó chính là chuyển biến mới rõ rệt nhất mà cuộc kháng chiến đã đem lại cho tâm hồn, tình cảm ng nông dân- đó chính là tình yêu nước của họ.

Tình yêu làng, yêu nước, hòa quyện trong tâm hồn người nông dân mộc mạc, chất phác thật đẹp biết bao. Làng của Kim Lân là một khúc ca về tình yêu quê hương đất nước mà những người lao động nghèo là những thanh âm trong trẻo, réo rắt nhất, để lại bao dư âm lắng đọng trong lòng độc giả.

3. Viết một đoạn văn ngắn phân tích tình yêu nước của nhân dân qua hình tượng nhân vật ông hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân

Trải qua hơn bốn ngàn năm thăng trầm của lịch sử, đất nước ta đã anh dũng chiến đấu chống lại sự xâm lăng của biết bao kẻ thù, từ ngàn năm vó ngựa phương Bắc giày xéo đến trăm năm đế quốc Pháp, Mĩ bốc lột, đô hộ nhân dân ta. Đó là nhờ vào nỗ lực cống hiến cũng như tinh thần đoàn kết và lòng yêu nước sâu sắc của mỗi thế hệ. Lòng yêu nước luôn là thứ tình cảm thiêng liêng, dạt dào trong trái tim mỗi người con yêu nước. Nhân vật ông Hai trong truyện ngắn Làng của Kim Lân đã để lại sự xúc động và những suy ngẫm về lòng yêu nước trong mỗi chúng ta. Lòng yêu nước là tình yêu thương, gắn bó với quê hương đất, sự đóng góp công sức nhỏ bé của mỗi cá nhân cho sự phát triển giàu đẹp ở mảnh đất “chôn rau cắt rốn. Biểu hiện của lòng yêu nước không phải là những thứ quá xa vời hay sáo rỗng. Đó là yêu sông, yêu núi, yêu làng, yêu xóm, yêu người dân sống trên mảnh đất hình chữ S. Tình cảm ấy đơn giản, gần gũi và nằm ngay trong lời ăn tiếng nói hằng ngày của mỗi người. Gắn với những thăng trầm của lịch sử dân tộc, lòng yêu nước cũng gắn với với những hành động cụ thể. Trong thời kỳ kháng chiến, lòng yêu nước chính là đứng lên, cầm súng ra trận chiến đấu với kẻ thù. Mọi khó khăn, gian khổ đều không ngần ngại, xông lên phía trước dành lại độc lập tự do cho nhân dân. Lòng yêu nước lúc đó mạnh mẽ và quyết liệt. Đó là tinh thần đoàn kết, giúp đỡ, tương thân tương ái, cùng nhau chống lại kẻ thù. Chiến tranh ác liệt nhưng như Bác Hồ từng nó thì “lòng yêu nước có thể nhấn chìm bè lũ bán nước và cướp nước”. Với mỗi người, lòng yêu nước lại có những hành động cụ thể khác nhau. Trong tác phẩm Làng, lòng yêu nước của ông gắn với tình yêu làng – nơi ông đã sinh ra và lớn lên, ông yêu làng chợ Dầu và luôn nói về nó với sự tự hào, trân trọng. Và rồi, khi có tin làng chợ Dầu lập tề theo giặc, trái tim ông như đau đớn, vỡ tan “cổ ông như nghẹn đắng hẳn lại, da mặt tê rân rân” khi phải đón nhận tin đó. Ông căm thù những kẻ theo Tây, phản bội làng.Rồi khi ông thoáng có ý nghĩ quay về làng nhưng rồi lại gạt phắt ngay bởi “về làng tức là bỏ kháng chiến, bỏ Cụ Hồ là “cam chịu quay trở lại làm nô lệ cho thằng Tây”. Như vậy, tình yêu làng đã lớn dần thành tình yêu kháng chiến, một niềm tin sắt đá theo Đảng và Bác Hồ. Nhà văn Ê ren bua từng nói “Lòng yêu nhà, yêu làng xóm, yêu quê hương tạo nên lòng yêu Tổ quốc”. Những tình yêu tưởng chừng như bình dị của ông Hai như vậy nhưng lại tạo nên một tình yêu lớn lao và cao cả hơn.

Ngày:30/10/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM