Tổng hợp dàn ý phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long

Dàn ý đóng vai trò quan trong khi phân tích hoặc cảm nhận một bài văn. Để phân tích được tác phẩm Lặng lẽ Sa Pa của Nguyễn Thành Long các em cần lập một dàn ý chi tiết. Dưới đây eLib xin giới thiệu đến các em một số dàn ý, mời các em tham khảo nhé, chúc các em học tập tốt.

Mục lục nội dung

Tổng hợp dàn ý phân tích truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long

1. Dàn ý 1

a. Mở bài

- Giới thiệu tác giả tác phẩm.

b. Thân bài

Cuộc gặp gỡ trong một khung cảnh đặc biệt:

Bốn nhân vật: bác lái xe, ông họa sĩ, cô kĩ sư nông nghiệp trẻ lên vùng cao nhận công tác và anh thanh niên trông coi trạm khí tượng ở trên đỉnh núi gặp nhau trong một thời gian ngắn ngủi, giữa khung cảnh hùng vĩ và tĩnh lặng của Sa Pa.

Những con người với phẩm chất trong sáng đáng quý.

+ Nhân vật chính: anh thanh niên trông coi trạm khí tượng.

  • Anh mới hai mươi bảy tuổi, nhận công tác ở đây đã được bốn năm, một mình sống giữa núi cao heo hút, làm nhiệm vụ theo dõi chuyển biến của thời tiết để báo về trung tâm khí tượng, kịp thời phục vụ sản xuất và chiến đấu (dẫn chứng).
  • Tính tình cởi mở, vui vẻ và hiền hậu. Yêu cuộc sống, yêu con người, có tinh thần trách nhiệm cao (dẫn chứng).
  • Ham học hỏi, khiêm tôn và tế nhị (dẫn chứng)

+ Các nhân vật phụ:

  • Bác lái xe: gắn bó với con đường lên Sa Pa đã ba mươi năm; tính tình nhân hậu, sẵn sàng giúp đỡ người khác.
  • Ông hoạ sĩ: ham mê nghệ thuật, giàu tình cảm, chu đáo.
  • Cô kĩ sư trẻ: háo hức trước cuộc sống mới, có ý chí phấn đấu cao nhưng vẫn giữ được những nét đẹp dịu dàng, trong sáng.
  • Một vài nhân vật được anh thanh niên nhắc đến: ông kĩ sư trồng rau, anh cán bộ nghiên cứu lập bản đồ sét của trung tâm khí tượng… Tất cả đều là những con người say mê với công việc, đang âm thầm công hiến sức mình cho đất nước, nhân dân.

Nghệ thuật:

Cái đẹp của thiên nhiên và con người Sa Pa được tác giả tái hiện trong truyện bằng ngôn ngữ nghệ thuật giàu chất tạo hình và chất thơ, qua rung cảm tinh tế của một tâm hồn nghệ sĩ.

c. Kết bài

- Khái quát nội dung truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa.

- Nhấn mạnh về nội dung và nghệ thuật.

2. Dàn ý 2

a. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm.

b. Thân bài

Nội dung truyện: ca ngợi con người lao động, chứa đựng nhiều triết lí nhân sinh:

Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp

- Nắng: được miêu tả rực rỡ, chói chang như đốt cháy rừng cây, mạ bạc con đèo.

- Sự hài hòa của màu sắc: màu bạc của cây thông trước nắng, màu hoa cà của những cây tử kinh điểm xuyết giữa màu xanh của rừng.

- Hình ảnh nhân hóa mây và nắng như một đứa trẻ chơi đá bóng: “Mây bị nắng xua, cuộn tròn lại từng cục, lăn trên các vòm lá ướt sương, rơi xuống đường cái, luồn cả vào gầm xe”.

⇒ một bức tranh thiên nhiên sống động, rực rỡ đầy sức sống.

Hệ thống nhân vật mang ý nghĩa biểu tượng.

- Nhân vật anh thanh niên:

+ Công việc: làm nghiên cứu khí tượng thủy văn trên đỉnh núi, vất vả, nguy hiểm.

+ Cuộc sống: sống một mình nhưng ngăn nắp gọn gàng, chỉ dành cho mình một góc nhỏ còn lại cho công việc; trồng hoa quanh nhà – cho thấy một tâm hồn thi sĩ, yêu cái đẹp.

+ Phẩm chất con người: hết lòng vì công việc, coi sự cống hiến của mình là lẽ đương nhiên; sống có lí tưởng, khiêm tốn; tốt bụng, niềm nở.

+ Những trăn trở suy nghĩ về ý nghĩa cuộc sống: suy nghĩ xem “thèm người” là gì, con người với con người có ý nghĩa gì; luôn coi bản thân với công việc là đôi, coi những người làm cùng ngành dù ở xa dưới thành phố cũng là đồng nghiệp; luôn nhắc nhở bản thân rằng còn phải cống hiến hơn nữa cho đất nước (việc thi thố với người cha).

+ Mở rộng: câu nói của Bác Hồ “Nhiệm vụ của thanh niên không phải là hỏi nước nhà đã cho mình những gì. Mà phải tự hỏi mình đã làm gì cho nước nhà? Mình phải làm thế nào cho ích lợi nước nhà nhiều hơn? Mình đã vì lợi ích nước nhà mà hy sinh phấn đấu chừng nào?”

⇒ Biểu tượng cho những con người sống hết mình, cống hiến vì đất nước.

- Nhân vật cô gái:

+ Tính cách dễ gần, hồn nhiên trẻ trung, lãng mạn: trông thấy hoa anh thanh niên trồng liền rất vui vẻ, không hề e ngại rụt rè, tận hưởng những bông hoa tươi thắm.

+ Mang quyết tâm bỏ thành phố để đến nơi núi rừng sâu thẳm, nhưng chưa hiểu rõ được nhiều điều trong cuộc sống.

+ Cô yêu mến bác họa sĩ và anh thanh niên; những biểu hiện trên gương mặt, cách cô lắng nghe câu chuyện của anh, cô cố tình để lại chiếc khăn tay làm tin nhưng bị anh vô tình ngây ngô trả lại, họ không nói với nhau nhiều nhưng người đọc cảm nhận được một tình cảm nhen nhóm giữa hai người.

⇒ Cô gái biểu tượng cho những người trẻ có tinh thần nhiệt huyết, nhiều mộng mơ, chưa nhiều kinh nghiệm thực tế nhưng sẵn sàng học hỏi.

 - Nhân vật bác hoạ sĩ:

+ Đam mê nghệ thuật: đi thực tế trước khi về hưu, yêu mến anh thanh niên liền đem giấy bút ra phác họa anh ngay, đoạn suy nghĩ của bác lúc vẽ anh là những cảm nhận sâu sắc về nghệ thuật đối với cuộc sống; bác hứa sẽ quay lại ở với anh mấy ngày để tìm hiểu công việc của anh.

+ Bác thân thiện, quý người: nhanh chóng kết thân với cô gái trẻ làm bạn đồng hành, quý nhau như cha con; trò chuyện niềm nở với bác lái xe; quý mến và cảm phục anh thanh niên cùng những con người lặng lẽ làm việc nơi đây

⇒ Là biểu tượng cho những con người từng trải, giàu kinh nghiệm sống.

- Những nhân vật vô hình: chỉ được nhắc đến qua lời kể của anh thanh niên

+ Nhà nghiên cứu sét: cứ trời sét là chạy ra quan sát, liên tục trong 11 năm, không màng chuyện hạnh phúc cá nhân.

+ Ông kĩ sư ở vườn rau Sa Pa: tỉ mỉ quan sát ong thụ phấn, tận tâm với công việc, tự tay thụ phấn cho cây su hào, nghiên cứu ra giống cây su hào chất lượng.

⇒ Họ đại diện cho muôn vàn người đang lặng lẽ cống hiến cho đất nước.

Nghệ thuật truyện:

- Xây dựng tình huống truyện bất ngờ mà hợp lí, giản dị mà ý nghĩa: từ sự giới thiệu của bác lái xe đến cuộc gặp gỡ của ba người, trò chuyện, chia tay.

- Nghệ thuật miêu tả thiên nhiên: chấm phá, gợi tả.

- Nghệ thuật xây dựng nhân vật:

+ Nhân vật không rõ mặt, không đặt tên: khái quát chung cho muôn vạn người lao động yêu nước.

+ Xây dựng tính cách, phẩm chất của anh thanh niên câu chuyện anh kể cho bác họa sĩ và cô gái trẻ, thông qua suy nghĩ của bác họa sĩ

+ Không miêu tả dài dòng, chỉ bằng một vài điểm đã nêu bật được nội tâm, tính cách nhân vật.

+ Những đoạn độc thoại nội tâm của nhân vật chứa đựng triết lí nhân sinh, tạo cảm giác tự nhiên cho câu chuyện, không bị mang tính giáo điều.

- Câu chuyện được kể theo ngôi thứ ba, giọng kể tự nhiên, khách quan, nhịp điệu truyện diễn ra nhanh, mạch lạc.

c. Kết bài

Nhấn mạnh giá trị nội dung của tác phẩm.

3. Dàn ý 3

a. Mở bài

Giới thiệu tác giả, tác phẩm:

 - Tác giả Nguyễn Thành Long: nổi tiếng với nhiều truyện ngắn, bút kí; thường viết về cuộc sống của người dân miền Bắc xây dựng XHCN.

- Tác phẩm viết về những người lao động thầm lặng trên núi cao, cống hiến cho công cuộc xây dựng đất nước thời kì tạm hòa bình ở miền Bắc, tiếp tục kháng chiến chống Mĩ ở miền Nam

b. Thân bài

- Lặng lẽ sa pa là một câu chuyện nhưng không quá chú ý vào những tình tiết thắt nút gay cấn, gây tò mò háo hức cho người đọc, mà tác giả lại thiên về cách miêu tả cảnh người và vật.

- Nó giống như một lối kể chuyện bình dị đơn giản có gì kể đấy không cần thêm mắm thêm muối cho kịch tính. Nhưng thông qua lối viết văn đầy bị dị, mộc mạc đó người đọc lại thấy được rất nhiều cái hay, cái đẹp được hiện lên.

- Hình ảnh những con người trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa pa " được hiện lên gần gũi không hoành tráng, hay hùng vĩ chỉ là những con người yêu công việc của mình đang làm. Một công việc lặp đi lặp lại mỗi ngày nhưng họ không thấy chán mà luôn làm chúng với những tình cảm sâu sắc.

- Trong tác phẩm có những con người ông họa sỹ già, cô kỹ sư trẻ ai cũng đáng trân trọng, bởi họ đều là người rất có tâm với công việc

- Tác giả đã miêu tả chi tiết những gian khổ vất vả mà anh thanh niên nhân vật trong câu chuyện phải trải qua. Tuy vất vả nhưng anh không hề kêu ca phàn nàn mà vẫn âm thầm lặng lẽ làm việc rất tận tụy.

- Qua đây tác giả đã âm thầm gửi tình yêu, lòng ngưỡng mộ của mình tới những nhân vật của mình. Họ là những con người luôn sống có mục đích, luôn muốn cống hiến sức lực cho quê hương đất nước dù trong thời chiến hay thời bình.

- Hình ảnh anh thanh niên làm nghề khí tượng thủy văn hiện lên thật gần gũi, giản dị anh tuy không là anh hùng đánh Mỹ, không giống như một tượng đài tráng lệ, anh chỉ là một người bình thường nhưng bằng ngòi bút của tác giả hình ảnh của anh thanh niên luôn lấp lánh ánh hào quang.

c. Kết bài

Nhấn mạnh giá trị tác phẩm: truyện vừa mang tính tự sự vừa mang tính trữ tình, như một bài tùy bút về vẻ đẹp thiên nhiên và con người lao động ở SaPa; ca ngợi những lí tưởng, phẩm chất cao đẹp của thanh niên.

Ngày:30/10/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM