GDCD 6 Bài 11: Mục đích học tập của học sinh

Bài học dưới đây giúp các em hiểu được mục đích học tập của học sinh là gì. Từ đó xác định được động cơ học tập đúng đắn và đề ra mục tiêu phấn đấu cho bản thân. Mời các em tham khảo!

GDCD 6 Bài 11: Mục đích học tập của học sinh

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1 Truyện đọc

- Tú là học sinh giỏi, ý thức được việc học tập.

  • Sau giờ học bạn Tú thường tự giác học thêm ở nhà.
  • Mỗi bài toán khó,Tú thường cố gắng tìm nhiều cách giải.
  • Say mê học Tiếng Anh.

- Bạn Tú đã học tập và rèn luyện tốt.

  • Tú là con út, nhà nghèo, bố là bộ đội, mẹ là công nhân.
  • Tú đã ước mơ trở thành nhà Toán học, Tú đã tự học và rèn luyện, kiên trì vượt khó để học tập tôt không phụ lòng cha mẹ, thầy cô.

⇒ Ý nghĩa: Để đạt kết quả cao (giải nhì kì thi Toán quốc tế) Trương Bá Tú đã nỗ lực phấn đấu, rèn luyện trong học tập. Mỗi bạn cần ý thức được mục đích học tập, rèn luyện để trở thành người công dân có ích cho xã hội.

1.2. Nội dung bài học

a. Mục đích học tập của học sinh là gì?

Mục đích học tập của học sinh là để trở thành con ngoan, trò giỏi cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt; trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương, đất nước, bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

b. Ý nghĩa:

- Xác định đúng đắn mục đích học tập "Vì tương lai của bản thân gắn liền với tương lai của dân tộc" thì sẽ học tập tốt.

- Ứng dụng được kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống.

c. Trách nhiệm của học sinh:

- Phải tu dưỡng đạo đức, học tập tốt.

- Tích cực học ở lớp, ở trường và tự học.

- Tránh lối học vẹt, học lệch các môn...

2. Luyện tập

Câu a. Nhân dịp đầu năm học, lớp 6B tổ chức thảo luận về "Mục đích học tập". Cuộc tranh luận đã nảy ra những ý kiến khác nhau như :

  • Học tập để phát huy truyền thống của gia đình
  • Học tập để có đủ khả năng góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
  • Học tập để dễ kiếm được việc làm nhàn hạ.
  • Học để khỏi hổ thện với bạn bè.

Em đồng ý với quan điểm nào ? Vì sao ?

Em không đồng ý với quan điểm nào ? Vì sao ?

Mục đích học tập của em là gì ? Tại sao 

Gợi ý trả lời:

Theo em, em không đồng ý với quan điểm “Học tập để dễ kiếm được việc làm nhàn hạ” vì đó là mục đích học tập không đúng.

Em đồng ý với tất cả các quan điểm còn lại vì đó là những mục đích chính đáng, có ích vì tương lai của bản thân, vì danh dự của gia đình và đất nước. Tuy nhiên, mục đích học tập phải tổng hợp nhiều yếu tố, nhưng mục đích sâu sắc nhất là góp phần xây dựng quê hương, thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh và vì tương lai của bản thân, vì danh dự của gia đình và truyền thống của nhà trường.

Mục đích học tập của em là trở thành con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ, người công dân tốt, trở thành con người chân chính có đủ khả năng lao động để tự lập nghiệp và góp phần xây dựng quê hương đất nước, bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa.

Bởi vì, chỉ có xác định đúng đắn mục đích học tập của mình vì tương lai bản thân gắn với tương lai của đất nước thì em mới có thể học tập tốt.

Câu b. Đánh dấu X vào ô trống tương ứng những động cơ học tập mà em cho là hợp lí?

a) Tương lai của bản thân

    

b) Danh dự của gia đình

 

c) Truyền thống của

nhà trường

 

d) Kính trọng thầy

cô giáo

 

e) Thương yêu cha mẹ

 

g) Dân giàu nước mạnh

 

h) Không muốn

thua kém bạn

 

i) Điểm số

 

k) Giàu có

 

Gợi ý trả lời:

Động cơ học tập của em: a), b), e), g), h), k)

Câu c.  Để thực hiện mục đích học tập, em thấy bản thân đã thực hiện được tốt những điều gì nêu dưới đây:

 Quyết tâm vượt khó.

 Có kế hoạch.

 Tự giác

 Đọc thêm sách.

 Học tập mọi người.

 Giúp đỡ bạn học yếu.

 Tranh thủ thời gian học tập.

 Đổi mới phương pháp học tập.

 Vận dụng những điều đã học vào thực tế.

Gợi ý trả lời:

Để thực hiện mục đích học tập, em thấy bản thân đã thực hiện được tốt các điểm sau:

 Có kế hoạch;

✓ Tự giác;

✓ Đọc thêm sách;

✓ Học tập mọi người.

✓ Tranh thủ thời gian học tập

Câu d. Bạn Quang đến nhà bạn Tuấn định trao đổi nội dung kiểm tra bài "Tích cực, tự giác trong hoạt động tập thể và trong hoạt động xã hội", thấy Tuấn đang đọc sách "Người tốt, việc tốt".

Bạn Quang hỏi :

- Ngày mai kiểm tra môn Giáo dục công dân, sao cậu lại đọc sách này ?

Em thử đoán xem Tuấn trả lời Quang như thế nào ?

Gợi ý trả lời:

Theo em, Tuấn sẽ nói với Quang: Đọc sách “Người tốt, việc tốt” để thêm ví dụ minh họa cho bài học, bài kiểm tra. Vì sách “Người tốt, việc tốt” là loại sách rất bổ ích đối với học sinh. Tranh thủ đọc, liên hệ với bản thân để cố gắng rèn luyện.

Câu đ. Em hãy tìm hiểu và kể về một bạn trong lớp (hoặc trong trường) mà theo em đã xác định mục đích học tập đúng đắn.

Gợi ý trả lời:

Ví dụ tham khảo:

Hà là Lớp phó học tập. Bạn ấy gương mẫu và chăm chỉ. Điểm của bạn cao nhất khối 6. Bạn thường chia sẻ về kinh nghiệm học tập của mình cho các bạn trên lớp. Ngoài giờ học trên lớp, thời gian giúp đỡ gia đình thì đa phần thời gian còn lại bạn dành để học. Bạn có kế hoạch học tập cụ thể. Mỗi khi đến gần kì thi, bạn thường tự lập đề cương các môn, rồi chia sẻ với các bạn trong lớp, giúp đỡ các bạn học kém. Mặc dù gia đình bạn không giàu, nhưng bạn ấy rất chăm chỉ. Mục đích học của bạn ấy là phấn đấu học giỏi để sau này trở thành bác sĩ. Em rất ngưỡng mộ bạn ấy!

3. Kết luận

Kết thúc bài học này, các em cần nắm các nội dung chính sau

  • Xác định đúng mục đích học tập.

  • Hiểu ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xác định đúng mục đích học tập.

Ngày:27/07/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM