GDCD 6 Bài 12: Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em

Bài học dưới đây giúp các em hiểu được một số quyền của trẻ em. Trẻ em là mầm xanh tương lai của đất nước, chúng xứng đáng nhận được sự yêu thương và quan tâm của tất cả mọi người.

GDCD 6 Bài 12: Công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Truyện đọc

- Tết ở làng trẻ SOS được tổ chức như những gia đình bình thường

  • Nhà nào cũng đỏ lửa luộc bánh chưng.
  • Tổ chức đầy đủ các nghi lễ.
  • Được sắm sửa quần áo mới, giày dép,
  • Được mua sắm đầy đủ các loại bánh kẹo, cành đào, thịt gà, dò chả…
  • Cùng đón giao thừa, hát hò vui vẻ…

- Các em được Đảng và Nhà nước quan tâm, chăm sóc, giáo dục; có sự dạy dỗ, tình thương yêu của những người mẹ trong làng SOS.

⇒ Ý nghĩa: Trẻ em mồ côi trong các làng trẻ SOS được sống hạnh phúc. Đó là quyền của trẻ em ko nơi nương tựa được Nhà nước bảo vệ và chăm sóc.

(Điều 20 của Công ước)

Ngày 20/11/1989 Công ước về quyền trẻ em được Đại hội đồng LHQ thông qua.

Ngày 26/01/1990 Việt Nam kí công ước; ngày 20/02/1990 Việt Nam phê chuẩn Công ước.

Ngày 02/9/1990 Công ước có hiệu lực.

Ngày 12/8/1991 Nhà nước đã ban hành Luật Bảo vệ, chăm sóc và GD trẻ em. Ngày 15/6/2004, QH thông qua Luật sửa đổi.

Đến nay, Công ước về quyền trẻ em có 197 quốc gia là thành viên.

"Công ước Liên hợp quốc là một văn bản pháp luật quốc tế nhằm bảo vệ trẻ em".

1.2. Nội dung bài học

a. Các nhóm quyền

  • Nhóm quyền sống còn: Là những quyền được sống và được đáp ứng các nhu cầu cơ bản để tồn tại như được nuôi dưỡng, được chăm sóc sức khoẻ. Ví dụ: Trẻ em được khai sinh ngay sau khi ra đời.
  • Nhóm quyền bảo vệ: Là những quyền nhằm bảo vệ trẻ em khỏi mọi hình thức phân biệt đối xử, bị bỏ rơi, bị bóc lột và bị xâm hại. Ví dụ: Trẻ em được bảo vệ các hành vi xâm hại tình dục.
  • Nhóm quyền phát triển: Là những quyền được đáp ứng các nhu cầu cho sự phát triển một cách toàn diện như: được học tập, được vui chơi giải trí, được tham gia các hoạt động văn hoá, nghệ thuật. Ví dụ: Trẻ em được học tập và tham gia vui chơi giải trí tại trường học.
  • Nhóm quyền tham gia: Là những quyền được tham gia vào những công việc có ảnh hưởng đến cuộc sống của trẻ em như được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình. Ví dụ: Trẻ em có quyền tiếp cận các nguồn thông tin từ internet.

⇒ Mọi hành vi vi phạm quyền trẻ em như ngược đãi, làm nhục, bóc lột trẻ em đều bị trừng phạt nghiêm khắc.

⇒ Việt Nam là nước thứ 2 trên thế giới kí và phê chuẩn Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em.

b. Ý nghĩa

  • Mỗi chúng ta cần biết bảo vệ quyền của mình và tôn trọng quyền của người khác.
  • Phải thực hiện tốt bổn phận và nghĩa vụ của mình.

2. Luyện tập

Câu a. Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng với việc làm thực hiện quyền trẻ em, đánh dấu (-) tương ứng với việc làm vi phạm quyền trẻ em

Tổ chức việc làm cho

trẻ em có khó khăn.

    

Lợi dụng trẻ em để

buôn bán ma túy.

 

Cha mẹ li hôn, không ai

chăm sóc con cái.

 

Dạy học ở lớp học

tình thương cho trẻ.

 

Bắt trẻ em làm việc

nặng quá sức.

 

Tổ chức tiêm phòng

dịch cho trẻ.

 

Đánh đập trẻ em.

 

Tổ chức trại hè

cho trẻ em.

 

Lôi kéo trẻ em vào

con đường nghiện hút.

 

Gợi ý trả lời:

Tổ chức việc làm cho

trẻ có khó khăn.

  X  

Lợi dụng trẻ em để

buôn bán ma túy.

 

Cha mẹ li hôn, không ai

chăm sóc con cái.

 

Dạy học ở lớp học

tình thương cho trẻ.

X

Bắt trẻ em làm việc

nặng quá sức.

 

Tổ chức tiêm phòng

dịch cho trẻ.

X

Đánh đập trẻ em.

 

Tổ chức trại hè cho trẻ em.

X

Lôi kéo trẻ em vào

con đường nghiện hút.

 

Câu b. Hãy nêu 3 biểu hiện vi phạm quyền trẻ em mà em biết. Theo em, cần phải làm gì để hạn chế những biểu hiện đó ?

Gợi ý trả lời:

- Ba biểu hiện vi phạm quyền trẻ em:

  • Bắt cóc trẻ em để buôn bán sang Trung Quốc
  • Khi bố mẹ li hôn, mỗi người có gia đình riêng hoặc mồ côi bố mẹ, trẻ em bị hành hạ, đánh đập, chửi bới, không được đi học
  • Đánh đập trẻ em dã man và tàn bạo.

- Theo em, để hạn chế những hành vi vi phạm về quyền trẻ em, bản thân gia đình cùng như xã hội phải cùng nhau chung tay góp sức lại với nhau.

  • Về phía gia đình, bố mẹ nên sống hòa thuận, yêu thương đùm bọc các con, chăm sóc chu đáo cho các con
  • Về phía xã hội phải có những việc làm lên án những việc làm vi phạm quyền trẻ em, đưa ra các hình thức xử phạt nặng đối với hành vi xâm phạm đến trẻ em, nhằm che chở và bao bọc cho trẻ em, để trẻ em được vui chơi và phát triển.

Câu c. Mỗi nhóm quyền cần thiết như thế nào đối với cuộc sống của mỗi trẻ em ?

Gợi ý trả lời:

Mỗi nhóm quyền rất cần thiết cho cuộc sống của trẻ.

  • Nhóm quyền sống còn: những quyền được sống, sinh ra được làm người, được nuôi dưỡng, được chăm sóc.
  • Nhóm quyền bảo vệ:  trẻ phải được bảo vệ khỏi mọi hình thức đối xử, bóc lột, xâm hại, bị bỏ rơi.
  • Nhóm quyền phát triển: quyền được học tập, vui chơi... phát triển toàn diện.
  • Nhóm quyền tham gia: có quyền nói lên ý kiến của mình bày tỏ nguyện vọng của mình, được người lớn tôn trọng.

Câu d. Lên học ở Trung học cơ sở, Lan đòi mẹ mua xe đạp mới để đi học. Mẹ bảo rằng, bao giờ mẹ để dành đủ tiền sẽ mua. Lan so sánh mình với mấy bạn có xe trong lớp và cảm thấy ấm ức, nên oán trách mẹ. Theo em, Lan đúng hay sai ? Vì sao ? Nếu em là Lan, em sẽ ứng xử thế nào ?

Gợi ý trả lời:

Theo em, Lan sai, vì không phải mẹ không muốn mua cho Lan mà vì nhà nghèo, còn khó khăn, mẹ phải dành dụm mới mua được, nên Lan phải hiểu và thông cảm cho mẹ.

Nếu là Lan, khi đề nghị mẹ mua xe mới nhưng mẹ chưa mua được, em hiểu thêm về hoàn cảnh gia đình mình, thương yêu mẹ hơn và trả lời mẹ: "Mẹ ơi, con sẽ đi bộ để đi học cũng được, mẹ ạ!"

Câu đ. Bố mẹ Quân vì sợ con mình bị ảnh hưởng những thói hư tật xấu ngoài xã hội nên không cho Quân giao tiếp với ai. Sinh nhật bạn ở lớp, bố mẹ cũng không cho Quân đi dự. Quân rất buồn và giận cha mẹ. Nếu em là Quân, em sẽ làm gì ?

Gợi ý trả lời:

Nếu em là Quân, em sẽ phát biểu những suy nghĩ và nêu lên ý kiến của mình với cha mẹ: Bố mẹ làm như vậy là muốn tốt cho con, nhưng con cũng cần phải có bạn bè, không phải tất cả các bạn con đều xấu, ba mẹ hãy cho phép con được tham gia các hoạt động với các bạn, được vui chơi với các bạn thì con mới có điều kiện để phát triển toàn diện bản thân mình.

Câu e. Em hãy dự kiến cách ứng xử của mình trong những trường hợp sau đây :

  • Em thấy một người lớn đánh đập một bạn nhỏ.
  • Em thấy bạn của em lười học, trốn học đi chơi.
  • Em thấy một số bạn nơi em ở chưa biết chữ

Gợi ý trả lời:

  • Em sẽ can ngăn, nếu không được em sẽ báo với chính quyền địa phương hoặc nhờ cơ quan pháp luật can thiệp.
  • Em sẽ góp ý, gần gũi giúp đỡ bạn và nhờ thầy cô giáo khuyên nhủ giúp đỡ để bạn không trốn học nữa.
  • Em sẽ động viên các bạn đến trường. Nếu các bạn không có điều kiện em sẽ tìm cách giúp các bạn đến các lớp học tình thương, em sẽ dành thời gian giúp bạn cùng học và có thể dạy chữ cho các bạn

Câu g. Em hãy tự nhận xét xem bản thân đã thực hiện tốt bổn phận của mình đối với cha mẹ và thầy giáo, cô giáo chưa. Những điều gì em đã thực hiện tốt và còn những điều gì chưa tốt ? Hãy tự đặt kế hoạch rèn luyện nhằm khắc phục những điều chưa tốt đó.

Gợi ý trả lời:

Em tự nhận thấy, đôi lúc em còn chưa thực hiện tốt bổn phận của mình đối với thầy cô giáo, với cha mẹ.

- Những việc thực hiện tốt:

  • Cố gắng chăm ngoan học giỏi vâng lời cha mẹ, thầy cô.
  • Thực hiện tốt các quy chế của trường lớp
  • Về nhà giúp đỡ cha mẹ việc vặt trong nhà…

- Những việc chưa làm tốt:

  • Mải chơi quên làm bài tập về nhà.
  • Không chịu trông em giúp cha mẹ…

⇒ Để thực hiện tốt bổn phận của mình hơn, em cần phải cố gắng chăm chỉ học tập, vâng lời cha mẹ thầy cô, biết giúp đỡ cha mẹ những việc có thể làm được….để trở thành con ngoan trò giỏi.

3. Kết luận

Kết thúc bài học này, các em cần nắm các nội dung chính sau

  • Hiểu các quyền cơ bản của trẻ em theo công ước của Liên Hợp Quốc.
  • Trách nhiệm bảo vệ, thương yêu những mầm xanh tương lai của nước nhà.
Ngày:27/07/2020 Chia sẻ bởi:Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM