GDCD 6 Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

Bài học dưới đây giúp các em biết tự bảo vệ chính bản thân mình, bảo vẹ cơ thể, danh dự, nhân phẩm; đồng thời bảo vệ cho mọi người xung quanh. Đó là tài sản và là điều đáng quý nhất của mỗi chúng ta.

GDCD 6 Bài 16: Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Truyện đọc

Ông Hùng đã phạm tội xâm phạm đến tính mạng, sức khoẻ của người khác. (Ông bẫy chuột bằng điện vô tình làm chết người - Ông Nụ ở cùng thôn)

Pháp luật nghiêm minh trong việc xử lí những trường hợp vi phạm pháp luật, dù là cố ý hay không cố ý.

⇒ Ý nghĩa: Khi làm một việc gì ta cũng nên suy nghĩ xem xét và lường trước mọi tình huống có thể xảy ra để tránh những trường hợp đáng tiếc.

1.2. Nội dung bài học

a. Nội dung quyền bảo vệ về thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm

- Pháp luật nước ta quy định:

  • Công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân thể. Không ai được xâm phạm tới thân thể người khác. Việc bắt giữ người phải theo đúng quy định của pháp luật. Ví dụ : Không ai được bắt giam người tùy tiện trừ có quyết định của Viện kiểm sát và tòa án.
  • Công dân có quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm. Điều đó có nghĩa là: Mọi người phải tôn trọng tính mạng, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác... đều bị pháp luật trừng phạt nghiêm khắc. Ví dụ : Không được đánh người tùy tiện ; không được mắng chửi người khác tùy tiện.

b. Trách nhiệm của công dân

  • Chúng ta phải biết tôn trọng tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của người khác.
  • Phải biết tự bảo vệ quyền của mình, tố cáo những việc làm sai trái với qui định của pháp luật.
  • Trước pháp luật mọi người đều bình đẳng.

c. Ý nghĩa

Những quy định của pháp luật cho thấy Nhà nước ta thực sự coi trọng con người

2. Luyện tập

Câu a. Em hãy nêu một số ví dụ về việc vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm của công dân mà em biết.

Gợi ý trả lời:

  • Đánh người;
  • Dùng những lời lẽ thô tục xúc phạm người khác;
  • Đùa dai, trêu chọc bạn;
  • Hàng xóm xô xát chửi bới nhau;
  • Đua xe, lạng lách gây thương tích cho người khác;
  • Bạo lực trong gia đình: chồng đánh đập vợ, bố mẹ đánh đập con cái..

Câu b. Tuấn và Hải ở cạnh nhà nhau. Do nghi ngờ Hải nói xấu mình, Tuấn đã chửi Hải và còn rủ anh trai đánh Hải.

Theo em, Tuấn có vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể... không ? Trong trường hợp đó, Hải có thể có những cách ứng xử nào ? Cách nào là tốt nhất ?

Gợi ý trả lời:

- Tuấn đã vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể...: đã chửi và rủ người đánh Hải. Tuấn đã lôi kéo người khác cùng phạm tội. Như vậy, Tuấn đã xâm phạm danh dự, thân thể và sức khoẻ của Hải.

- Anh trai Tuấn sai: vì không những không can ngăn em mình mà lại tiếp tay cho Tuấn đánh Hải, đã sai càng sai hơn.

- Hải có thể có cách ứng xử:

  • Hải giải thích cho Tuấn hiểu mình không nói xấu bạn.
  • Hải phải bảo vệ mình.
  • Hải thông báo cho bô' mẹ mình, bố mẹ Tuấn, thầy cô giáo, hoặc chính quyền địa phương để tìm sự giúp đỡ.

- Cách tốt nhất là Hải phải tự bảo vệ mình và thông báo, tìm sự giúp đỡ của những người có trách nhiệm: bố mẹ Hải, bố mẹ Tuấn, thầy cô giáo cùng địa phương nơi hai người cư trú.

Câu c. Hà là học sinh lớp 6. Hằng ngày, Hà phải đi bộ từ nhà đến trường. Con đường này thường vắng vẻ và thỉnh thoảng em gặp một nhóm con trai lớn hơn em.

Nhóm này thường trêu chọc, giật tóc và đụng chạm vào người Hà.

Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng thế hiện cách ứng xử đúng:

a) Hà mắng và còn cãi nhau

với đám con trai.

   

b) Hà sợ hãi không dám

đi học nữa.

 

c) Hà không có phản ứng gì

và không dám nói cho bố

mẹ biết vì sợ bố mẹ

không cho đi học nữa.

 

d) Hà tỏ thái độ phản đối

nhóm con trai và báo

cho cha mẹ, thầy

cô giáo biết.

 

Gợi ý trả lời:

a) Hà mắng và còn cãi nhau

với đám con trai.

 

b) Hà sợ hãi không

dám đi học nữa.

 

c) Hà không có phản ứng

gì và không dám nói cho

bố mẹ biết vì sợ bố mẹ

không cho đi học nữa.

 

d) Hà tỏ thái độ phản đối

nhóm con trai và báo cho

cha mẹ, thầy cô giáo biết.

 

 

Câu d. Hãy đánh dấu × vào ô trống phù hợp với ý kiến của em  về những điều sau đây:

Đúng Sai

    Công dân có quyền không bị ai xâm phạm về thân thể.

    Mọi việc bắt giữ người đều là phạm tội.

    Mọi việc xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của người khác đều vi phạm pháp luật.

    Chỉ cần giữ gìn tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của mình, còn của người khác thì không quan tâm.

    Khi bị người khác xâm hại thân thể thì tốt nhất là im lặng, không để mọi người biết.

Gợi ý trả lời:

 

Đúng

Sai

Công dân có quyền không bị

ai xâm phạm về thân thể.

×

 

Mọi việc bắt giữ người

đều là phạm tội.

×

 

Mọi việc xâm phạm tính mạng,

sức khỏe, danh dự, nhân

phẩm của người khác

đều vi phạm pháp luật.

×

 

Chỉ cần giữ gìn tính mạng,

sức khỏe, danh dự, nhân

phẩm của mình, còn

của người khác thì

không quan tâm.

 

×

Khi bị người khác xâm hại

thân thể thì tốt nhất là

im lặng, không để

mọi người biết.

 

×

 

Câu đ. Em hãy dự kiến cách ứng xử của mình trong những trường hợp bị xâm hại thân thể, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm.

Gợi ý trả lời:

Tùy vào trường hợp bị xâm hại nặng hay nhẹ để em có cách ứng xử riêng.

Nếu chỉ mới là những hành vi đùa cợt thì em sẽ phân tích và nói cho họ hiểu đó là những hành vi vi phạm. Do đó, không nên làm như vậy với người khác, nếu họ đồng ý thì em sẽ bỏ qua.

Nếu họ vẫn cố tình xâm hại đến mình thì em sẽ nhờ sự can thiệp của thầy cô (gia đình) hoặc cơ quan địa phương gần nhất để được giải quyết.

3. Kết luận

Kết thúc bài học này, các em cần nắm các nội dung chính sau

  • Những qui định của pháp luật về quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, thân thể, sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm.
  • Hiểu được đó là tài sản quý nhất của con người, cần phải giữ gìn và bảo vệ.
Ngày:28/07/2020 Chia sẻ bởi:An

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM