GDCD 6 Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập

Bài học dưới đây giúp các em hiểu được tầm quan trọng của việc học tập và các quy định của pháp luật liên quan đến quyền và nghĩa vụ học tập của công dân. Qua đó, các em cần nâng cao nhận thức của bản thân, luôn luôn học tập chăm chỉ, phấn đấu vì tương lai của nước nhà

GDCD 6 Bài 15: Quyền và nghĩa vụ học tập

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Truyện đọc

  • Trước đây trẻ em ở huyện đảo Cô Tô không có điều kiện để được đi học.
  • Hiện nay được Đảng và nhà nước tạo điều kiện, được sự ủng hộ của các ban ngành, các thầy cô giáo cùng nhân dân, nên Cô Tô đã hoàn thành chỉ tiêu xoá mù chữ và phổ cập GD tiểu học.
  • Được sự quan tâm của gia đình nhà trường và xã hội tạo điều kiện xây dựng trường, lớp. Nhiều thầy cô đã tình nguyện ở lại đảo dạy học, hỗ trợ cho các em có hoàn cảnh khó khăn…để tất cả trẻ em đều được đến trường.

⇒ Ý nghĩa: Quyền và nghĩa vụ học tập được nhà nước bảo đảm, mỗi cá nhân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, địa vị, điều kiện kinh tế...

1.2. Nội dung bài học

a. Vai trò của học tập với mỗi người

  • Học tập là vô cùng quan trọng
  • Trẻ em có quyền học tập.

→ Nhờ học tập chúng ta mới tiến bộ và trở thành người có ích.

b. Về học tập luật pháp nước ta qui định: Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân

- Quyền:

  • Học không hạn chế.
  • Học bằng nhiều hình thức: Tiểu học, THCS, THPT, Đại học, sau Đại học.
  • Học Thạc sỹ là biểu hiện của quyền học tập của công dân.

- Nghĩa vụ:

  • Hoàn thành bậc giáo dục tiểu học.
  • Gia đình có nghĩa vụ tạo điều kiện cho con em mình hoàn thành nghĩa vụ học tập.

c. Mối quan hệ của Nhà nước và công dân trong quyền học tập

- Nhà nước tạo điều kiện để ai cũng được học hành; mở mang rộng khắp hệ thống trường lớp, miễn học phí cho học sinh tiểu học, giúp đỡ trẻ em khó khăn.

- Các quy định về quyền và nghĩa vụ học tập thể hiện tính nhân đạo của pháp luật nước ta.

2. Luyện tập

Câu a. Em hãy kể những hình thức học tập mà em biết (học theo trường, lớp ; tự học ; vừa học vừa làm ; học ở lớp học tình thương v.v...).

Gợi ý trả lời:

Những hình thức học tập mà em biết:

  • Học ở trường, ở lớp...
  • Học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên;
  • Học ở trường vừa học vừa làm;
  • Tự học qua sách báo, bạn bè, vô tuyến;
  • Học ở lớp học tình thương.

Câu b. Em hãy nêu một vài tấm gương vượt khó, vươn lên trong học tập?

Gợi ý trả lời:

Ví dụ: Thầy Nguyễn Ngọc Ký - Tấm gương sáng ngời về nghị lực vượt lên số phận.
Sinh năm 1947, quê ở Hải Hậu, Nam Định, đến nay thầy giáo ưu tú Nguyễn Ngọc Ký đã ngoài 60 tuổi, sức khỏe đã có phần giảm sút song tình yêu và niềm đam mê đối với nghề giáo vẫn luôn vẹn nguyên trong con người đầy nghị lực này.

Ví dụ: Bạn học cùng lớp với em

Hoa là bạn học từ cấp 1 với em. Gia đình Hoa có hoàn cảnh khó khăn nhất vùng. Từ nhỏ, bố mẹ Hoa phải đi làm ăn xa, nên bạn sống với bà nội. Hai bà cháu tự nương tựa vào nhau. Sau mỗi buổi học, Hoa đều phải đi cắt cỏ cho trâu bò, nhặt thóc đổ ngoài ruộng cho gà, vịt. Không có nhiều thời gian học nhưng Hoa học rất giỏi. Hoa đã dạt được nhiều danh hiệu học tập khác nhau, mới đây Hoa đạt được giải nhất trong kì thi HSG tỉnh. Em rất ngưỡng mộ bạn Hoa.

Câu c. Những trẻ bị khuyết tật như khiếm thị, khiếm thính, tàn tật... và trẻ em lang thang cơ nhỡ... có quyền và nghĩa vụ học tập không ? Những trẻ em đó thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập như thế nào ?

Gợi ý trả lời:

- Những trẻ em bị khuyết tật như khiếm thị, khiếu thính, tàn tật và trẻ em lang thang cơ nhỡ đều có quyền và nghĩa vụ học tập.

- Những trẻ em đó thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập dưới nhiều hình thức:

- Trẻ khuyết tật có thể học ở trường mà Nhà nước, các tổ chức xã hội dành riêng cho họ, như: Trường cho trẻ em mù Nguyễn Đình Chiểu, Trường cho trẻ em câm điếc Xã Đàn... Tỉnh nào cũng có các lớp học tình thương dành cho trẻ khuyết tật.

- Trẻ có hoàn cảnh khó khăn:

  • Ngày đi làm, tối học ở Trung tâm giáo dục thường xuyên.

  • Học ở trung tâm vừa học vừa làm.

  • Tự học qua sách báo, bạn bè...

  • Học ở các lớp học tình thương do các thầy cô giáo, thanh niên tình nguyện dạy.

Câu d. Nam là một học sinh chăm ngoan. Nhà em nghèo lắm, sau Nam còn có hai em. Đang học lớp 6 thì mẹ mất, còn bố thì cũng đau ốm luôn. Nam có thể phải nghỉ học ở nhà để lao động giúp bố và nuôi các em.

Nếu là Nam, trong hoàn cảnh đó, em sẽ giải quyết khó khăn như thế nào ?

Gợi ý trả lời:

Trong thời gian đó em chấp nhận nghỉ học để đi làm phụ bố kiếm tiền nuôi các em. Những lúc ở nhà hay rảnh rồi em sẽ tự học ở nhà. Ban ngày đi lao động kiếm sống, ban đêm em sẽ theo học ở các lớp học tình thương để tiếp tục việc học tập của mình.

Câu đ. Theo em, những biểu hiện trong việc thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập sau đây là đúng hay sai ? Vì sao ?

Chỉ chăm chú vào học tập, ngoài ra không làm một việc gì.

Chỉ học ở trên lớp, thời gian còn lại vui chơi thoải mái.

Ngoài giờ học ở trường, có kế hoạch tự học ở nhà, lao động giúp cha mẹ, vui chơi giải trí, rèn luyện thân thể?

Gợi ý trả lời:

Ý thứ 3 đúng. Vì: Bản thân luôn phải cân đối việc học và những việc khác. Như vậy, vừa đảm bảo việc học, vừa trở thành người còn ngoan của gia đình và người bạn tốt của bạn bè xung quanh.

Ý thứ nhất và thứ 2 sai. Vì: Lúc còn nhỏ, việc học rất quan trọng, tuy nhiên cần phải biết cân đối việc học với các việc khác. Vì để phát triển toàn điện, không chỉ cần phải học mà còn có những việc khác nữa. Vì vậy, không nên chỉ chăm chú vào mỗi việc học và càng không nên có quan niệm chỉ học ở lớp, thời gian còn lại vui chơi thoải mái.

Câu e. Hãy sưu tầm những câu ca dao, tục ngữ, danh ngôn nói về học tập.

Gợi ý trả lời:

1. Học, học nữa, học mãi

2. Học đi đôi với hành

3. Luyện mãi thành tài, miệt mài tất giỏi.

4. Học ăn học nói, học gói học mở.

5. Học hay cày biết.

6. Học một biết mười.

7. Hay học thì sang hay làm thì có

8. Kiến thức là chìa khóa vạn năng mở tất cả các cửa

3. Kết luận

Kết thúc bài học này, các em cần nắm các nội dung chính sau

  • Ý nghĩa của việc học tập, nội dung và nghĩa vụ học tập của công dân
  • Tầm quan trọng của học tập.
Ngày:28/07/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM