GDCD 6 Bài 13: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Bài học dưới đây giúp các em hiểu được như thế nào là công dân một nước, quyền và nghĩa vụ của công dân như thế nào. Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nhé!

GDCD 6 Bài 13: Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tình huống

- Câu chuyện 1

- A-li-a: là công dân Việt Nam. Vì có bố là người Việt Nam (nếu bố, mẹ chọn quốc tịch Việt Nam cho A-li-a).

⇒ Ý nghĩa:

  • Mọi công dân sinh sống trên lãnh thổ Việt Nam đều có quyền có quốc tịch Việt Nam.
  • Đối với công dân người nước ngoài và người ko có quốc tịch: Phải từ 18 tuổi trở lên, biết tiếng Việt Nam, có ít nhất 5 năm cư trú tại Việt Nam, tự nguyện theo pháp luật Việt Nam; là người có công lao đóng góp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam; là vợ, chồng, con, bố mẹ, (kể cả con nuôi, bố mẹ nuôi) của công dân Việt Nam...

- Câu chuyện 2

  • Thúy Hiền là tấm gương sáng trong học tập và rèn luyện: Khổ luyện 10 năm, giành được nhiều huy chương: 3 huy chương vàng tại giải vô địch thể giới, 3 huy chương vàng tại SEA Games 21; 10 vận động viên xuất sắc nhất của Việt Nam...

⇒ Ý nghĩa: Công dân có quyền và nghĩa vụ trong việc học tập, rèn luyện để đảo vệ và xây dựng Tổ quốc.

1.2. Nội dung bài học

a. Công dân nước CHXHCN Việt Nam

- Công dân là người dân của một nước.

- Quốc tịch là căn cứ để xác định công dân của một nước.

- Công dân nước CHXHCNVN là người có quốc tịch VN. Mọi công dân nước CHXHCNVN đều có quyền có quốc tịch VN.

- Mọi công dân thuộc các dân tộc cùng sinh sống trên lãnh thổ VN đều có quốc tịch VN.

- Các trường hợp sau đều là công dân VN:

  • Trẻ em sinh ra có cả bố và mẹ là công dân VN.
  • Trẻ em sinh ra có bố là công dân VN mẹ là người nước ngoài.
  • Trẻ em sinh ra có mẹ là công dân VN bố là người nước ngoài.
  • Trẻ em bị bỏ rơi ở VN ko rõ bố mẹ là ai.

b. Mối quan hệ giữa nhà nước và công dân:

  • Công dân có quyền và nghĩa vụ đối với nhà nước CHXHCNVN.
  • Nhà nước CHXHCNVN đảm bảo và bảo vệ việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo qui định của pháp luật.
  • Nhà nước CHXHCNVN tạo điều kiện cho trẻ em sinh ra trên lãnh thổ Việt Nam có quốc tịch Việt Nam.

c. Quyền và nghĩa vụ của công dân

- Quyền:

  • Quyền được học tập.
  • Quyền được PL bảo vệ về tính mạng, thân thể, nhân phẩm...
  • Quyền hưởng chế độ bảo vệ sức khoẻ.
  • Quyền tự do đi lại, cư trú.

- Nghĩa vụ:

  • Nghĩa vụ học tập.
  • Nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc.
  • Nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật.

2. Luyện tập

Câu a. Hãy đánh dấu X vào ô trống tương ứng những trường hợp là công dân Việt Nam 

a) Người Việt Nam định cư và

nhập quốc tịch nước ngoài.

   

b) Người Việt Nam đi công tác

có thời hạn ở nước ngoài.

 

c) Người nước ngoài đang

công tác tại Việt Nam.

 

d) Người Việt Nam phạm

tội bị phạt tù giam.

 

e) Người Việt Nam

dưới 18 tuổi

 

Gợi ý trả lời

Những trường hợp đánh dấu X vào ô trống tương ứng là câu: b, d, e.

Câu b. Bố mẹ Hoa là người nước ngoài theo gia đình đến Việt Nam làm ăn sinh sống đã lâu. Hoa sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Nhiều khi Hoa băn khoăn suy nghĩ : "Mình có phải là công dân Việt Nam không ?" Theo em, Hoa có phải là công dân Việt Nam không? Vì sao?

Gợi ý trả lời

Hoa là công dân Việt Nam, vì Hoa sinh ra và lớn lên ở Việt Nam. Gia đình Hoa thường trú ở Việt Nam đã nhiều năm

Câu c. Nêu một số quyền, nghĩa vụ công dân, các quyền và bổn phận của trẻ em mà em biết.

Gợi ý trả lời

- Quyền công dân:

  • Học tập
  • Nghiên cứu khoa học
  • Tự do đi lại và cư trú
  • Không bị xâm hại về chỗ ở và thân thể
  • Hưởng chế độ bảo vệ sức khỏe.

- Nghĩa vụ công dân:

  • Bảo vệ đất nước
  • Đi nghĩa vụ quân sự (Đối với nam)
  • Tôn trọng và bảo vệ tài sản nhà nước
  • Đóng thuế, lao động công ích
  • Tuân theo hiến pháp và pháp luật.

- Quyền của trẻ em:

  • Quyền sống còn: quyền cố hữu được sống, đăng kí khai sinh ngay sau khi sinh...
  • Quyền được bảo vệ: bảo vệ sức khoẻ, bảo vệ phẩm giá, giúp đỡ đặc biệt
  • Quyền phát triển: được học hành, tham gia các hoạt động xã hội...
  • Quyền tham gia: trẻ em có quyền tự do bày tỏ ý kiến...

- Bổn phận trẻ em:

  • Trẻ em hiểu sự quan tâm, biết ơn cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, những người đã chăm sóc, dạy dỗ, giúp đỡ mình.
  • Đền đáp lại công ơn đó bằng cách thực hiện tốt bổn phận của mình: cố gắng học tập, nâng cao kiến thức, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành công dân có ích cho đất nước;

Câu d. Em hãy kể một tấm gương sáng trong học tập, thể thao đã đem lại vinh quang cho dân tộc Việt Nam.

Gợi ý trả lời

Bài viết tham khảo:

Nguyễn Thị Ánh Viên (sinh ngày 9 tháng 11 năm 1996 tại Cần Thơ ) là vận động viên bơi lội kỷ lục quốc gia đến từ Việt Nam . Cô bơi cho Việt Nam tại Thế vận hội 2016 . Tại Đại hội thể thao châu Á 2014, cô đã giành được huy chương đầu tiên của môn bơi lội. Cô đã được vinh danh là vận động viên của năm của Việt Nam trong cả hai năm 2013 và 2014. Tính đến cuối năm 2014, cô giữ kỷ lục Việt Nam trong 14/17 sự kiện cá nhân dài hạn.

Câu đ. Theo em, học sinh cần rèn luyện những gì để trở thành công dân có ích cho đất nước?

Gợi ý trả lời

Theo em, học sinh cần phải rèn luyện:

  • Cố gắng học tập để nâng cao kiến thức cho bản thân
  • Thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân Việt Nam
  • Rèn luyện phẩm chất đạo đức
  • Chăm thể dục thể thao để có một cơ thể khỏe mạnh….

3. Kết luận

Kết thúc bài học này, các em cần nắm các nội dung chính sau:

  • Công dân là người dân của một nước, mang quốc tịch của nước đó. Công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam.

  • Quyền và nghĩa vụ của công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Ngày:27/07/2020 Chia sẻ bởi:ngan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM