GDCD 6 Bài 2: Siêng năng, kiên trì

Bài học giúp học sinh hiểu được khái niệm ,những biểu hiện của siêng năng, kiên trì và ý nghĩa của việc rèn luyện tính siêng năng, kiên trì. Hi vọng đây là tài liệu bổ ích cho các em học sinh lớp 6. Mời các em cùng tham khảo!

GDCD 6 Bài 2: Siêng năng, kiên trì

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Truyện đọc

Bác Hồ tự học ngoại ngữ

- Bác Hồ là người chăm chỉ, siêng năng kiên trì.

+ Bác vừa làm phụ bếp trên tàu vừa học tiếng.

+ Dù làm việc vất vả: “từ 4 giờ sáng đến 9 giờ tối” nhưng Bác luôn dành 2 giờ để học thêm.

+ Từ nào không hiểu Bác nhờ những thủy thủ người Pháp giảng lại cho.

- Bác là người biết quý trọng thời gian.

+ Bác viết 10 từ ra cánh tay vừa học vừa làm.

+ Bác mang sách ra vườn hoa học, học với giáo sư.

+ Bác nhờ người thạo tiếng giải thích rồi ghi lại vào sổ để nhớ.

⇒ Ý nghĩa: Bác là người có lòng quyết tâm và sự kiên trì, đức tính siêng năng đã giúp Bác thành công trong sự nghiệp.

1.2. Nội dung bài học

a. Khái niệm

- Siêng năng là đức tính của con người, biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên đều đặn.

Ví dụ: Chăm tập thể dục, chăm học bài…

- Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng dù có gặp khó khăn gian khổ. 

b. Biểu hiện

- Học tập

+ Đi học chuyên cần

+ Chăm chỉ làm bài

+ Có hế hoạch học tập

+ Bài khó không nản chí

+ Tự giác học

+ Không chơi la cà

+ Đạt kết quả cao.

- Lao động

+ Chăm làm việc nhà

+ Không bỏ dở công việc

+ Chăm làm vệ sinh lớp học.

+ Không ngại khó.

+ Tìm tòi, sáng tạo…

c. Ý nghĩa

- Siêng năng, kiên trì sẽ giúp cho con người thành công trong công việc, trong cuộc sống.

- Trong bất cứ điều kiện hoàn cảnh nào thì con người cũng phải kiên trì, chịu khó, thường xuyên thì kết quả học tập, lao động mới đạt hiệu quả cao.

2. Luyện tập

Câu 1: Hãy kể lại một việc làm thể hiện tính siêng năng của em.

Gợi ý trả lời

- Đi học chuyên cần;

- Chăm chỉ làm bài;

- Có kế hoạch học tập;

- Bài khó không nản chí;

- Tự giác học;

- Không chơi la cà

Câu 2: Em hãy sưu tầm một số câu ca dao, tục ngữ nói về tính siêng năng, kiên trì.

Gợi ý trả lời

- Có công mài sắt, có ngày nên kim.

- Nói chín thì nên làm mười, Nói mười làm chín kẻ cười người chê

- Siêng làm thì có.

- Siêng học thì hay.

- Miệng nói tay làm.

- Kiến tha lâu cũng đầy tổ.

- Làm ruộng ăn cơm nằm, chăn tằm ăn cơm đứng.

- Khen nết hay làm, ai khen nết hay ăn.

- Mưa lâu thấm đất.

- Luyện mới thành tài, miệt mài tất giỏi.

Câu 3: Cách học của Bác thể hiện đức tính gì ?

Gợi ý trả lời

Cách học của Bác thể hiện đức tính siêng năng và sự kiên trì.

3. Kết luận

Bài học giúp học sinh hiểu được khái niệm ,những biểu hiện của siêng năng, kiên trì và ý nghĩa của việc rèn luyện tính siêng năng, kiên trì. Từ đó phân biệt được siêng năng với lười biếng và biết cách rèn luyện để trở thành người siêng năng, kiên trì.

Ngày:27/07/2020 Chia sẻ bởi:Denni

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM