Sinh học 7 Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn

Trong bài này các em được tìm hiểu một số giun tròn khác như giun kim, giun tóc, giun móc... Từ đó rút ra được các đặc điểm chung của ngành giun tròn và mở rộng hiểu biết về các giun tròn thấy được tính đa dạng của nghành giun tròn. Nội dung chi tiết tham khảo tại đây!

Sinh học 7 Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành Giun tròn

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Một số giun tròn khác

a. Đặc điểm một số giun tròn khác

  • Phần lớn (khoảng 30 nghìn loài) giun tròn kí sinh ở động vật, thực vật và cả ở người. Riêng ở người, một số giun kí sinh phổ biến và nguy hiểm như: giun chỉ, giun móc câu, giun tóc, giun kim. Chúng đều kí sinh và gây ra các bệnh ở mức độ nguy hại khác nhau.
  • Sau đây là một số đại diện thường gặp:

Đại diện một số giun tròn

b. Vòng đời phát triển

Vòng đời phát triển của giun kim

1.2. Đặc điểm chung của giun tròn

  • Cơ thể hình trụ, có vỏ cuticun bao bọc, tròn.
  • Khoang cơ thể chưa chính thức.
  • Cơ quan tiêu hoá dạng ống (Bắt đầu là miệng kết thúc là hậu môn).
  • Phần lớn số loài giun tròn sống kí sinh. Một số nhỏ sống tự do.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Các loại giun tròn thường kí sinh ở đâu và gây ra các tác hại gì cho vật chủ?

Hướng dẫn giải

Các loại giun tròn thường kí sinh ở nơi giàu chất dinh dưỡng ở cơ thể người động vật, thực vật như: ruột non, hệ bạch huyết, rễ lúa,…

   → Lấy chất dinh dưỡng của vật chủ, gây viêm nhiễm nơi kí sinh, tiết ra độc tố có hại → ngăn cản sự phát triển của vật chủ.

Câu 2: Để đề phòng bệnh giun, chúng ta phải có biện pháp gì?

Hướng dẫn giải

- Để đề phòng bệnh giun đối với người:

  • Ăn chín, uống sôi, ăn thức ăn sạch, đậy kín thức ăn
  • Đi dép giầy ủng khi tiếp xúc với đất ẩm
  • Giáo dục trẻ bỏ thói quen mút tay
  • Giữ vệ sinh môi trường, diệt ruồi nhặng,…

 - Đối với thực vật:

  • Chọn giống khỏe, kháng bệnh tốt
  • Xử lí hạt giống và bộ rễ cây trồng
  • Dùng biện pháp canh tác tăng sức đề kháng cây trồng.

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Giun gây cho trẻ em nhiều phiền toái như thế nào?

Câu 2: Do thói quen nào của trẻ mà giun khép kín được vòng đời?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Giun kim khép kín được vòng đời do thói quen nào ở trẻ em?

A. Đi chân đất

B. Ngoáy mũi

C. Cắn móng tay và mút ngón tay

D. Xoắn và giật tóc

Câu 2: Trong các đặc điểm sau, đặc điểm nào không phải là đặc điểm chung của các giun tròn?

A. Phần lớn sống kí sinh

B. Ruột phân nhánh

C. Tiết diên ngang cơ thể tròn

D. Bắt đầu có khoang cơ thể chính thức

Câu 3: Trong các đặc điểm sau, đâu là điểm khác nhau giữa sán lá gan và giun đũa?

A. Sự phát triển của các cơ quan cảm giác

B. Tiết diện ngang cơ thể

C. Đời sống

D. Con đường lây nhiễm

Câu 4: Phát biểu nào sau đây về giun tròn là sai?

A. Bắt đầu có khoang cơ thể chưa chính thức

B. Phần lớn sống kí sinh

C. Tiết diện ngang cơ thể tròn

D. Ruột phân nhánh

Câu 5: Có bao nhiêu biện pháp phòng chống giun kí sinh trong cơ thể người trong số những biện pháp dưới đây?

1. Uống thuốc tẩy giun định kì.

2. Không đi chân không ở những vùng nghi nhiễm giun.

3. Không dùng phân tươi bón ruộng.

4. Rửa rau quả sạch trước khi ăn và chế biến.

5. Rửa tay với xà phòng trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.

Số ý đúng là

A. 5

B. 4

C. 3

D. 2

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nêu tên được một số loại giun trong ngành giun tròn và chỉ ra được đặc điểm của chúng.
  • Trình bày được đặc điểm chung của giun tròn.
  • Hiểu được cơ chế lây giun và cách phòng trừ giun tròn.
Ngày:08/08/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM