Sinh học 7 Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn

eLib xin giới thiệu đến các em nội dung bài học dưới đây nhằm giúp các em trình bày được cấu tạo trong của thằn lằn phù hợp với đời sống hoàn toàn ở cạn. So sánh với lưỡng cư để thấy rõ sự hoàn thiện của các cơ quan đó. Mời các bạn cùng tham khảo!

Sinh học 7 Bài 39: Cấu tạo trong của thằn lằn

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Bộ xương

Bộ xương thằn lằn

1- Xương đầu; 2- Cột sống; 3- Xương sườn; 4- Đai chi trước

5- Các xương chi; 6- Đai chi sau; 7- Các xương chi sau; 8- Đốt sống cổ

- Gồm 3 phần:

  • Xương đầu.
  • Xương thân: Cột sống dài có 8 đốt sống cổ, có các xương sườn → Lồng ngực
  • Xương chi: Xương đai, các xương chi.

- Đối chiếu bộ xương thằn lằn với bộ xương ếch → chỉ ra điểm sai khác:

  • Thằn lằn xuất hiện xương sườn → tham gia quá trình hô hấp.
  • Số lượng đốt sống cổ nhiều hơn (8 đốt, ếch có 1 đốt).
  • Cột sống dài có đốt sống đuôi dài.
  • Đai vai khớp với cột sống → chi trước linh hoạt.

⇒ Cấu tạo bộ xương hoàn toàn thích nghi với đời sống trên cạn.

1.2. Các cơ quan dinh dưỡng

Cấu tạo trong của thằn lằn

1- Thực quản; 2- Dạ dày; 3- Ruột non; 4- Ruột già; 5- Lỗ huyệt; 6- Gan; 7- Mật

8- Tụy; 9- Tim; 10- Động mạch chủ; 11- Tĩnh mạch chủ dưới

12- Khí quản; 13- Phổi; 14- Thận; 15- Bóng đái

16- Tinh hoàn; 17- Ống dẫn tinh; 18- Cơ quan giao phối

a. Tiêu hóa

- Cấu tạo giống ếch.

- Khác:

  • Ống tiêu hoá phân hoá rõ hơn.
  • Ruột già có khả năng hấp thụ lại nước.
  • Thích nghi cao, có đủ nước cho hoạt động trên cạn.

b. Hệ tuần hoàn - hô hấp

Sơ đồ hệ tuần hoàn ở thằn lằn

1- Tim 3 ngăn với vách hụt (a) ở tâm thất (b), tâm nhĩ phải (c), tâm nhĩ trái (d)

2- Các mao mạch phổi; 3- Các mao mạch ở cơ quan

- Tim 3 ngăn (2TN - 1TT) xuất hiện vách ngăn hụt ở Tâm thất.

- 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể ít pha hơn.

- Hô hấp:

  • Phổi có nhiều vách ngăn và mao mạch máu dày hơn.
  • Sự thông khí nhờ sự xuất hiện của cơ liên sườn → thay đổi thể tích lồng ngực.

c. Bài tiết

  • Thận sau (hậu thận) có khả năng hấp thụ lại nước.
  • Nước tiểu đặc → chống mất nước.

1.3. Thần kinh và giác quan

- Bộ não: Gồm 5 phần:

Sơ đồ cấu tạo bộ não của thằn lằn

A- Bộ não nhìn từ phía trên; B- Bộ não nhìn bên

1- Thùy khứu giác; 2- Não trước; 3- Thùy thị giác

4- Tiểu não; 5- Hành tủy; 6- Tủy sống

- Não trước, tiểu não phát triển → liên quan đến đời sống và hoạt động phức tạp.

- Giác quan:

  • Tai xuất hiện ống tai ngoài.
  • Mắt xuất hiện mí thứ 3, đặc trưng cho động vật ở cạn.
  • Mũi: Vừa để thở, vừa là cơ quan khứu giác.

2. Bài tập minh họa

Hãy điền vào bảng ý nghĩa của từng đặc điểm cấu tạo của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn.

Hướng dẫn giải

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Nêu rõ hệ tuần hoàn của thằn lằn có gì giống và khác với của ếch?

Câu 2: Lập bảng so sánh bộ xương của thằn lằn với bộ xương của ếch? 

Câu 3: Lập bảng phân biệt cấu tạo của các cơ quan tim, phổi, thận của thằn lằn và ếch? 

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Bộ xương thằn lằn chia làm mấy phần

a. 2 phần là xương đầu và xương thân

b. 2 phần là xương đầu và xương chi

c. 2 phần là xương thân và xương chi

d. 3 phần là xương đầu, xương thân và xương chi

Câu 2: Thằn lằn có bao nhiêu đốt sống cổ

a. 1 đốt

b. 5 đốt

c. 8 đốt

d. 10 đốt

Câu 3: Sự trao đổi khí của thằn lằn được thực hiện nhờ

a. Bề mặt da ẩm ướt

b. Thằn lằn sống trong môi trường nước

c. Sự co dãn của các cơ liên sườn

d. Cả a và b đúng

Câu 4: Cơ quan tiêu hóa nào của thằn lằn giúp hấp thu lại nước

a. Dạ dày

b. Thận

c. Gan

d. Ruột già

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Trình bày được cấu tạo trong của thằn lằn phù hợp với đời sống hoàn toàn ở cạn.
  • So sánh với lưỡng cư để thấy rõ sự hoàn thiện của các cơ quan đó.
 
Ngày:11/08/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM