Sinh học 7 Bài 16: Thực hành Mổ và quan sát giun đất

Nhằm giúp các em hiểu rõ các hệ cơ quan bên trong giun đất có cấu tạo như thế nào và chúng hoạt động ra sao eLib xin giới thiệu Bài 16: Thực hành mổ và quan sát giun đất trong chương trình Sinh học 6. Mời các em cùng tham khảo.

Sinh học 7 Bài 16: Thực hành Mổ và quan sát giun đất

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Chuẩn bị

a. Dụng cụ và hóa chất

  • Khay đựng vật mẫu
  • Kính lúp
  • Bộ đồ mổ: dao, phanh, ghim,....

Dụng cụ thí nghiệm

b. Mẫu vật

Mẫu vật

1.2. Tiến hành thí nghiệm

  • Bước 1: Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ. Cố định đầu và đuôi bằng đinh ghim.

  • Bước 2: Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt 1 đường dọc chính giữa lưng về phía đuôi.

  • Bước 3: Dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể.

  • Bước 4: Phanh thành cơ thể đến đâu cắm ghim tới đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể về phía đầu.

1.3. Quan sát

  • Hệ tiêu hóa: Phân hóa thành nhiều bộ phận để chứa, biến đổi và hấp thụ thức ăn như: miệng, hầu, thực quản, diều, dạ dày, ruột, ruột tịt, hậu môn.

  • Hệ thần kinh: Gồm 2 hạch não nối với 2 hạch dưới hầu, tạo nên vòng hầu. Vòng hầu nối liền với chuỗi thần kinh bụng (2 hạch và 2 dây thần kinh bụng gần như gắn với nhau thành một).

2. Thu hoạch

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Tiến hành được thí nghiệm, quan sát và nhận biết được các bộ phận bên trong của giun đất.
  • Tìm và trình bày được đặc điểm của hệ tiêu hóa và hệ thần kinh tiến hóa của giun đốt so với các loài trước nó.
Ngày:08/08/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM