Sinh học 7 Bài 36: Thực hành Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ

Thông qua bài Thực hành Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ sẽ giúp các em có thể nhận dạng được các cơ quan của ếch trên mẫu mổ. Tìm được những cơ quan, hệ cơ quan thích nghi được với đời sống mới chuyển lên cạn. Nội dung chi tiết mời các em tham khảo tại đây!

Sinh học 7 Bài 36: Thực hành Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quan sát bộ xương ếch

Bộ xương ếch

1- Sọ, 2-Cột sống (có 1 đốt sống cổ), 3- Đốt sống cùng (trâm đuôi)

4- Các xương đai chi trước (đai vai), 5- Các xương chi trước

6-Xương đai hông, 7-Các xương chi sau

Xương đai chi trước và chi trước bên phải

- Cấu tạo: Bộ xương gồm:

  • Xương đầu: Hộp sọ chứa não
  • Xương thân:  Cột sống, xương sườn
  • Xương chi:  Xương đai (đai vai, đai hông), các xương chi (chi trước, chi sau).

- Chức năng:

  • Tạo bộ khung nâng đỡ cơ thể.
  • Là nơi bám của cơ → di chuyển.
  • Tạo khoang bảo vệ não, tuỷ và nội quan.
  • Gồm nhiều xương khớp động với nhau... 
  • Cơ đùi → liên quan đến di chuyển...

1.2. Các nội quan

- Da ếch trần (trơn, ẩm ướt), mặt trong có nhiều mạch máu và túi bạch huyết → trao đổi khí

Hệ mạch dưới da

Cấu tạo trong của ếch

1- Tim, 2- Phối, 3- Gan, 4- Mật, 5- Dạ dày, 6- Ruột

7- Ruột thẳng, 8- Thận, 9- Ống dẫn nước tiểu, 10- Bóng đái, 11- Huyệt

12- Buồng trứng, 13- Ống dẫn trứng, 14- Tử cung, 15-Các gốc động mạch

16-Động mạch chủ, 17- Tĩnh mạch chủ dưới, 18- Tị

- Các đặc điểm giúp ếch thích nghi với đời sống trên cạn

+ Tiêu hóa:

  • Miệng có lưỡi có thể phóng ra bắt mồi.
  • Có dạ dày lớn, ruột ngắn, gan- mật lớn, có tuyến tụy.

+ Hô hấp:

  • Xuất hiện phổi, Hô hấp nhờ thềm miệng.
  • Da ẩm, có hệ mao mạch dày làm nhiệm vụ trao đổi khí.

+ Tuần hoàn:

  • Xuất hiện vòng tuần hoàn phổi, tạo thành 2 vòng tuần hoàn.
  • Tim 3 ngăn: 2 tâm nhỉ và 1 tâm thất.

+ Bài tiết: Thận lọc nước tiểu đưa xuống bóng đái, thải ra ngoài qua lỗ huyệt.

+ Thần kinh:

  • Não trước có thùy thị giác phát triển.
  • Tiểu não kém phát triển.

- Các đặc điểm giúp ếch thích nghi với đời sống ở nước

+ Sinh dục: 

  • Ếch đực không có cơ quan giao phối.
  • Ếch cái thụ tinh ngoài, đẻ trứng.

2. Bài tập minh họa

Câu 1: Bộ xương Ếch có vai trò gì ? Có ý nghĩa gì với đời sống của ếch?

Hướng dẫn giải

  • Bộ xương làm khung cơ thể và là chổ bám cho cơ.

  • Tạo thành các khoang bảo vệ não, tủy và các nội quan.

Câu 2: So sánh bộ xương Ếch khác gì với xương cá? Vì sao?

Hướng dẫn giải

Có các đai vai và đai hông khớp các chi vững chắc giúp ếch nhảy.

Câu 3: Tìm những cơ quan thích nghi với đời sống ở cạn nhưng cấu tạo chưa hoàn chỉnh?Thể hiện ở đặc điểm nào ?

Hướng dẫn giải

  • Xuất hiện Phổi nhưng đơn giản và hô hấp bằng nâng hạ thềm miệng.
  • Tim 3 ngăn: 2 tâm nhỉ và 1 tâm thất, có 2 vòng tuần hoàn.

3. Luyện tập

Câu 1: Bộ xương của ếch gồm những xương nào? Bộ xương và các cơ có vai trò gì đối với cơ thể ếch? 

Câu 2: Phân biệt vòng tuần hoàn đơn với vòng tuần hoàn kép? Hệ tuần hoàn của lưỡng cư là hệ tuần hoàn đơn hay kép? Hệ tuần hoàn của lưỡng cư có ưu điểm gì so với hệ tuần hoàn của cá? 

Câu 3: Hệ tuần hoàn ếch là hệ tuần hoàn

A. hở với tim 2 ngăn, 2 vòng tuần hoàn

B. kín với tim 2 ngăn, 1 vòng tuần hoàn

C. kín với tim 3 ngăn, 2 vòng tuần hoàn

D. hở với tim 3 ngăn, 1 vòng tuần hoàn

4. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần:

  • Nhận dạng được các cơ quan của ếch trên mẫu mổ. Tìm được những cơ quan, hệ cơ quan thích nghi được với đời sống mới chuyển lên cạn.
  • Rèn luyện kỹ năng quan sát trình bày trên tranh trên mẫu vật thật, so sánh, phân tích, kỹ năng thực hành làm việc theo nhóm.
Ngày:11/08/2020 Chia sẻ bởi:Denni Trần

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM