Hóa học 12 Bài 18: Tính chất của kim loại và dãy điện hóa của kim loại

Bài học này trình bày nội dung: Tính chất của kim loại. Dãy điện hóa của kim loại. Dựa vào cấu trúc SGK hóa học lớp 12, eLib sẽ tóm tắt lại hệ thống lý thuyết và hướng dẫn giải các bài tập 1 cách chi tiết, dễ hiểu. Hi vọng rằng, đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em học tập tốt hơn.

Hóa học 12 Bài 18: Tính chất của kim loại và dãy điện hóa của kim loại

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tính chất vật lí của kim loại

- Hầu hết kim loại đều ở trạng thái rắn (trừ Hg) và có các tính chất chung sau: Tính deo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt và tính ánh kim.

+ Nguyên nhân: Tính chất vật lí chung của kim loại gây nên bởi sự có mặt của các electron tự do trong mạng tinh thể kim loại.

- Ngoài tính chất vật lí chung, kim loại còn có các tính chất riêng sau:

+ Khối lượng riêng: Nhỏ nhất: Li (0,5g/cm3); lớn nhất Os (22,6g/cm3).

+ Nhiệt độ nóng chảy : Thấp nhất : Hg (−390C) ; cao nhất W (34100C).

+ Kim loại mềm nhất là K, Rb, Cs (dùng dao cắt được) và cứng nhất là Cr (có thể cắt được kính). 

a. Tính dẻo

- Kim loại có tính dẻo: dễ rèn, dễ dát mỏng và dễ kéo sợi.

+ Nguyên nhân: vì các ion dương trong mạng tinh thể kim loại có thể trượt lên nhau dễ dàng mà không tách rời nhau nhờ những electron tự do chuyển động dính kết chúng với nhau.

+ Kim loại Au có tính dẻo cao.

b. Tính dẫn điện

- Khi đặt một hiệu điện thế vào hai đầu dây kim loại, những electron chuyển động tự do trong kim loại sẽ chuyển động thành dòng có hướng từ cực âm đến cực dương, tạo thành dòng điện.

- Ở nhiệt độ càng cao thì tính dẫn điện của kim loại càng giảm do ở nhiệt độ cao, các ion dương dao động mạnh cản trở dòng electron chuyển động.

- Dãy chất có tính dẫn điện giảm dần là: Ag > Cu > Au > Al > Fe

c. Tính dẫn nhiệt

- Thường các kim loại dẫn điện tốt cũng dẫn nhiệt tốt.

d. Tính ánh kim

- Các electron tự do trong tinh thể kim loại phản xạ hầu hết những tia sáng nhìn thấy được, do đó kim loại có vẻ sáng lấp lánh gọi là ánh kim.

1.2. Tính chất hóa học của kim loại

Tính chất hoá học chung của kim loại là tính khử.

M → Mn+ + ne

a. Tác dụng với phi kim: (Cl2, O2, S, ...)

2Fe + 3Cl2 → 2FeCl3

2Al + 3O2 → 2Al2O3

Fe + S → FeS

b. Tác dụng với dung dịch Axit

- Với dung dịch HCl, H2SO4 loãng : Nhiều kim loại có thể khử được ion H+ trong dung dịch axit thành H2

Ví dụ: Thí nghiệm Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

- Với dung dịch HNO3, H2SO4 đặc:

Ví dụ:

\(3Cu + 8HN{O_3} \to 3Cu{(N{O_3})_2}_{loang} + 2NO \uparrow + 4{H_2}O\)

Ví dụ:

\(Cu + 2{H_2}S{O_4}_{(dac)} \to CuS{O_4} + S{O_2} \uparrow + {\rm{ }}2{H_2}O\)​​

c. Tác dụng với nước

- Các kim loại có tính khử mạnh: kim loại nhóm IA và IIA (trừ Be, Mg) khử H2O dễ dàng ở nhiệt độ thường. 

- Các kim loại có tính khử trung bình chỉ khử nước ở nhiệt độ cao (Fe, Zn,…).

- Các kim loại còn lại không khử được H2O.

d. Tác dụng với dung dịch muối

- Kim loại mạnh hơn có thể khử được ion của kim loại yếu hơn trong dung dịch muối thành kim loại tự do.

Ví dụ:

\(Fe + CuS{O_4} \to FeS{O_4} + Cu \downarrow\)​

1.3. Dãy điện hóa

a. Cặp oxi hóa - khử của kim loại

Dạng oxi hoá và dạng khử của cùng một nguyên tố kim loại tạo nên cặp oxi hoá – khử của kim loại.

Ví dụ: Cặp oxi hoá – khử Ag+/Ag; Cu2+/Cu; Fe2+/Fe

b. Dãy điện hóa của kim loại

Dãy điện hóa của kim loại

- Dự đoán chiều của phản ứng oxi hoá – khử theo quy tắc anpha (\(\alpha\)):

chất oxi hoá mạnh hơn + chất khử mạnh hơn → chất oxi hoá yếu hơn + chất khử yếu hơn.

Ví dụ: Phản ứng giữa hai cặp Fe2+/Fe và Cu2+/Cu xảy ra theo chiều ion Cu2+ oxi hoá Fe tạo ra ion Fe2+ và Cu. 

​​

Ta có: Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

Tổng quát: Giả sử có 2 cặp oxi hoá – khử Xx+/X và Yy+/Y (cặp Xx+/X đứng trước cặp Yy+/Y).

2. Bài tập minh họa

2.1. Dạng 1: Tính chất chung của kim loại 

Bài 1: Ion M2+, X- đều có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. Hãy cho biết phân tử được tạo bởi M2+ và X-?

Hướng dẫn giải

+ M → M2+ + 2e ⇒ M có cấu hình electron là:

1s22s22p63s23p64s2 (ZM = 20 ⇒ Ca)

+ X + 1e → X- ⇒ X có cấu hình electron là:

1s22s22p63s23p5 (ZX = 17) ⇒ X là Cl ⇒ phân tử CaCl2.

Bài 2: Nguyên tố Cu có số hiệu nguyên tử là 29, lớp electron ngoài cùng có 1e. hãy cho biết:

a) Cấu hình electron của nguyên tử Cu và của các ion Cu+, Cu2+.

b) Vị trí của Cu trong bảng tuần hoàn.

Hướng dẫn giải

a) Cấu hình electron của nguyên tử Cu và của các ion Cu+, Cu2+

Cu: 1s22s22p63s23p63d104s1

Cu+: 1s22s22p63s23p63d10

Cu2+: 1s22s22p63s23p63d9

b) Vị trí Cu: nằm ở ô số 29, chu kì 4 nhóm IB.

2.2. Dạng 2: Bài tập về Chuỗi phản ứng hóa học của kim loại

Bài 1: Cho sơ đồ sau:

Fe → FeCl2 → Fe(OH)2 → Fe(OH)3 → Fe2O3 → Fe → FeCl3.

Số phương trình phản ứng oxi hóa - khử trong dãy là:

A. 3        

B. 4        

C. 5        

D. 6

Hướng dẫn giải

Những phản ứng có sự thay đổi số oxi hóa là phản ứng oxi hóa – khử

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

4Fe(OH)2 + O2 + 2H2O → 4 Fe(OH)3

2Fe(OH)3 −→ Fe2O3 + 3H2O

Fe2O3 + 2Al −→ 2Fe + Al2O3

Fe + Cl2 → FeCl3

Bài 2: Phương trình phản ứng nào sau đây viết sai?

A. FeCO3 + 2HNO3 → Fe(NO3)2 + CO2 + H2O

B. 2FeCl2 + Cl2 → 2FeCl3

C. 2FeCl3 + 2KI → 2FeCl2 + 2KCl + I2

D. Fe2O3 + 6HNO3 đặc  → 2Fe(NO3)3 + 3H2O.

Hướng dẫn giải

Đáp án A

3FeCO3 + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + 5H2O + NO + 3CO2

2.3. Dạng 3: Bài tập về dãy điện hóa kim loại

Bài 1: Biết phản ứng oxi hóa khử xảy ra trong một pin điện hóa là:

Fe + Ni2+ → Fe2+ + Ni

a. Hãy xác định các điện cực âm và dương của pin điện hóa.

b. Viết các phản ứng oxi hóa và phản ứng khử xảy ra trên mỗi điện cực.

c. Tính suất điện động chuẩn pin điện hóa.

Hướng dẫn giải

a. Ni (+); Fe (-)

b. Phản ứng trên các điện cực:

Cực (-): Fe → Fe2+ + 2e

Cực (+): Ni2+ + 2e → Ni

c. E0pin = -0,23 - (-0,44) = 0,21 V

Bài 2: Biết E0Ag+/Ag = + 0,8V, E0Fe3+/Fe2+ =0,77V

Vậy nhận định nào sau đây đúng?

A. Ion Fe3+ oxi hóa được Ag.        

B. Ion Fe2+ bị oxi hóa bởi Ag+.

C. Ion Ag+ bị khử bởi ion Fe3+.        

D. Ion Fe2+ oxi hóa được Ag.

Hướng dẫn giải

Đáp án B

Dựa vào E0 ta có thể viết phương trình phản ứng:

Ag+ + Fe2+ → Fe3+ + Ag↓

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Ngâm thanh Cu (dư) vào dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y có chứa chất tan là?

Câu 2: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,05M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X và m gam chất rắn Y.Gía trị của m là?

Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 6,5g Zn bằng dung dịch H2SOloãng thu được V lít H2 (đktc). Giá trị của V là?

Câu 4: Cho 30,8g hỗn hợp X gồm Fe, FeO, FeCO3, Mg, MgO, MgCO3 tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 loãng thu được 7,84l khí (đktc) hỗn hợp khí Y gồm CO2, H2 và dung dịch Z chỉ chứa 60,4g hỗn hợp muối sunfat trung hòa. Tỉ khối Y so với He là 6,5. Khối lượng của MgSO4 trong dung dịch Z là?

Câu 5: Hòa tan hoàn toàn m gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng, thu được 5,376 lít (đktc)hỗn hợp khí X gồm N2, N2O và dung dịch chứa 8m gam muối.Tỉ khối của X so với H2 bằng 18. Giá trị của m là?

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Hãy sắp xếp các cặp oxi hóa khử sau đây theo thứ tự tăng dần tính oxi hóa của các ion kim loại:

 (1): Fe2+/Fe         (2): Pb2+/Pb         (3): 2H+/H2         (4): Ag+/Ag

 (5): Na+/Na         (6): Fe3+/Fe2+         (7): Cu2+/Cu

A. (5) < (1) < (2) < (3) < (7) < (6) < (4)

B. (4) < (6) < (7) < (3) < (2) < (1) < (5)

C. (5) < (1) < (6) < (2) < (3) < (4) < (7)

D. (5) < (1) < (2) < (6) < (3) < (7) < (4)

Câu 2: Cho các chất sau: Fe, FeCl2, FeCl3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeO, Fe2O3. Những chất có cả tính oxi hóa và tính khử là:

A. Fe, FeO, Fe2O3.        

B. FeO, FeCl2, FeSO4.

C. Fe, FeCl2, FeCl3.        

D. Fe, FeSO4, Fe2(SO4)3.

Câu 3: Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3, FeCO3 lần lượt phản ứng với HNO3 đặc nóng. Số phản ứng oxi hóa - khử là:

A. 5        

B. 6        

C. 7        

D. 8

Câu 4: Cho suất điện động chuẩn của các pin điện hóa : Zn - Cu là 1,1V; Cu - Ag là 0,46V. Biết thể tích điện cực chuẩn E0Ag+/Ag = + 0,8V. Thế điện cực chuẩn E0Zn2+/Zn và E0Cu2+/Cu có giá trị lần lượt là:

A. -0,76V và +0,34V        

B. -1,46V và -0,34V

C. +1,56V và +0,64V        

D. -1,56V và +0,64V

Câu 5: Biết E0Ag+/Ag = + 0,8V, E0Fe3+/Fe2+ =0,77V

Vậy nhận định nào sau đây đúng?

A. Ion Fe3+ oxi hóa được Ag.        

B. Ion Fe2+ bị oxi hóa bởi Ag+.

C. Ion Ag+ bị khử bởi ion Fe3+.        

D. Ion Fe2+ oxi hóa được Ag.

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Tính chất của kim loại và dãy điện hóa của kim loại Hóa học 12 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Qua bài học này các bạn cần nắm một số nội dung chính sau đây, cùng với đó là lời giải các bài tập sgk. 

  • Tính chất vật lí chung của Kim loại
  • Biết tính chất hóa học đặc trưng
  • Dãy điện hóa của kim loại
Ngày:10/07/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM