Hóa học 12 Bài 32: Hợp chất của sắt

Nội dung bài học trình bày cụ thể, tỉ mỉ về các hợp chất của Sắt. Thông qua bài học các em học sinh biết được tính chất vật lí - hóa học của hợp chất Sắt (II), Sắt (III) và phương pháp điều chế. Biết được tính chất và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của hợp chất của Sắt.

Hóa học 12 Bài 32: Hợp chất của sắt

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hợp chất Sắt (II)

Tính chất hoá học cơ bản của hợp chất sắt (II) là tính khử.

Fe2+ → Fe3+ + 1e

a. Sắt (II) oxit

- Tính chất vật lý: FeO là chất rắn, màu đen.

- Tính chất hóa học: 3FeO + 10HNO3 → 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O

- Điều chế: Fe2O3 + CO → 2FeO + CO2

b. Sắt (II) hidroxit

- Tính chất vật lý: Fe(OH)2 nguyên chất là chất rắn, màu trắng hơi xanh, không tan trong nước

- Tính chất hóa học:

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

4Fe(OH)2 + O2 + H2O → 4Fe(OH)3

- Điều chế: Điều chế trong điều kiện không có không khí

FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl

c. Muối Sắt (II)

- Tính chất vật lý: Tan trong nước, đa số kết tinh thường ở dạng ngậm nước.

Ví dụ: FeSO4.7H2O; FeCl2.4H2O

- Tính chất hóa học: FeCl2 + 2Cl→ 2FeCl3

- Điều chế: Cho Fe (hoặc FeO; Fe(OH)2) tác dụng với HCl hoặc H2SOloãng.

Fe + 2HCl → FeCl2 + H2

FeO + H2SO4 → FeSO4 + H2O

* Dung dịch muối sắt (II) điều chế được phải dùng ngay vì trong không khí sẽ chuyển dần thành muối sắt (III).

1.2. Hợp chất của Sắt (III)

Tính chất hoá học đặc trưng của hợp chất sắt (III) là tính oxi hoá.

Fe3+ + 1e → Fe2+

Fe3+ + 2e → Fe

a. Sắt (III) oxit:

- Tính chất vật lý: Fe2O3 là chất rắn màu đỏ nâu, không tan trong nước

- Tính chất hóa học:

Fe2O3 + 6HCl → 2FeCl3 + 3H2O

Fe2O3 + CO →  2FeO + CO2

+ Điều chế: Fe(OH)3 → Fe2O3 + H2O

b. Sắt (III) hidroxit:

- Tính chất vật lý: là chất rắn, màu nâu đỏ, không tan trong nước

- Tính chất hóa học: 2Fe(OH)3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 6H2O

- Điều chế: Dung dịch kiềm + dung dịch muối sắt (III)

FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)+ 3NaCl

c. Muối Sắt (III):

- Tính chất vật lý: Đa số các muối sắt (III) tan trong nước, khi kết tinh thường ở dạng ngậm nước.

Ví dụ: FeCl3.6H2O; Fe2(SO4)3.9H2O

- Tính chất hóa học: 

Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2

Cu + 2FeCl3 → CuCl2 + 2FeCl2

2. Bài tập minh họa

2.1. Dạng 1: Xác định công thức oxit sắt

Bài 1: Dẫn luồng khí CO dư qua ống đựng một bột oxit sắt ( FexOy) ở nhiệt độ cao. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 0,84g sắt và dẫn khí sinh ra vào nước vôi trong dư thì thu được 2g kết tủa. Công thức phân tử của FexOy là:

A. Fe3O4   

B. FeO   

C. Fe2O3   

D. Fe2O

Hướng dẫn giải

n↓ = nCO2 = nO oxit = 0,02mol

nFe = 0,015

x: y = nFe : nO = 0,015 : 0,02 = 3:4 ⇒ Fe3O4

→ Đáp án A

Bài 2: Khử hoàn toàn m gam oxit MxOy cần vừa đủ 17,92 lít khí CO (đktc), thu được a gam kim loại M. Hòa tan hết a gam M bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư, thu được 20,16 lít SO2 (sản phẩm khử duy nhất ở đktc). Oxit MxOy là:

A. Cr2O3   

B. FeO   

C. Fe3O4   

D. CrO

Hướng dẫn giải

nCO = 0,8 mol; nSO2 = 0,9 mol

Gọi n là hóa trị của kim loại M (n = 1, 2, 3)

M + H2SO4:

Nhường e: M → M+n + ne Nhận e: S + 2e → S+4

1,8/(n) ← 1,8 ⇐ 1,8 ← 0,9 (mol)

nO(oxit) = nCO = 0,8

⇒ x: y = 1,8/(n) : 0,8 = 9/(4n )

Nếu n = 1 ⇒ x: y = 9: 4 (loại)

Nếu n = 2 ⇒ x: y = 9: 8 (loại)

Nếu n = 3 ⇒ x: y = 3: 4 ⇒ Fe3O4

→ Đáp án C

2.2. Dạng 2: Sắt và hợp chất của sắt tác dụng với axit có tính oxi hóa

Bài 1: Cho 18,5 gam hỗn hợp X gồm Fe, Fe3O4 tác dụng với 200ml dung dịch HNO3 a (mol/lít). Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 2,24 lít khí NO duy nhất (đktc), dung dịch B và 1,46 gam kim loại. Khối lượng muối trong B và giá trị của a là:

24,3g và 1,6M

48,6g và 3,2M

54g và 3,2M

36,45g và 1,8M

Hướng dẫn giải

Sau phản ứng còn 1,46g kim loại ⇒ Fe dư, muối chỉ có muối Fe2+

Gọi nFe pư = x mol; nFe3O4 = y mol

⇒ 56x + 232y = 18,5 – 1,46 = 17,04g (1)

Nhường e:

Fe → Fe+2 + 2e

x          x        2x

Nhận e:

N+5 + 3e → N+2

          0,3      0,1

3Fe+8/3 + 2e → 3Fe+2

3y         2y          3y

Bảo toàn e: 2x = 0,3 + 6y ⇒ x – y = 0,15 mol (2)

Từ (1)(2) ⇒ x = 0,18 mol; y = 0,03mol

nFe2+ = x + 3y = 0,27 ⇒ mFe(NO3)2 = 0,27.180 = 48,6g

Bảo toàn N: nHNO3 = 2nFe(NO3)2 + nNO = 0,54 + 0,1 = 0,64 mol

a = 0,64 : 0,2 = 3,2 (mol/l)

→ Đáp án B

Bài 2: Cho 6,72g Fe vào 400ml dung dịch HNO3 1M, đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và dung dịch X. Dung dịch X có thể hòa tan tối đa được m gam Cu. Giá trị m là:

A. 1,92   

B. 0,64   

C. 3,84   

D. 3,20

Hướng dẫn giải

nFe = 0,12 mol; nHNO3 = 0,4 mol

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO + 2H2O

0,12       0,4 (mol)

⇒ Fe dư; HNO3 hết

nFe pư = nFe(NO3)3 = 1/4 nHNO3 = 0,1 mol

nFe dư = 0,02

Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

0,02        0,1

⇒ Fe bị hòa tan hết; Fe3+dư = 0,1 – 0,04 = 0,06 mol

Cu + 2Fe3+ → Cu2+ + 2Fe2+

0,03 ← 0,06 (mol)

mCu = 1,92g

→ Đáp án A

Bài 3: Cho m gam bột Fe vào 800ml dung dịch hỗn hợp gồm Cu(NO3)2 0,2M và H2SO4 0,25M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,6m gam hỗn hợp bột kim loại và V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Gía trị m và V lần lượt là:

17,8 và 4,48

17,8 và 2,24

10,8 và 4,48

10,8 và 2,24

Hướng dẫn giải

Dung dịch có NO3- và H+ nên có tính oxi hóa như HNO3

Sau phản ứng thu được hỗn hợp bột kim loại ⇒ Fe dư

nH+ = 2 nH2SO4 = 0,4 mol; nNO3- = 2nCu(NO3)2 = 0,32; nCu2+ = 0,16

Fe + 4H+ + NO3- → Fe3+ + NO + 2H2O

0,1 ← 0,4 →     0,1         0,1 (mol)

⇒H+ hết ⇒ nFe = 1/4 nH+ = 0,1 mol

Fe + Cu2+ → Fe2+ + Cu

0,16     ← 0,16        0,16 (mol)

Fe + 2Fe3+ → 3Fe2+

0,05 ← 0,1 (mol)

nFe pư = 0,1 + 0,16 + 0,05 = 0,31mol

mkim loại = mFe dư + mCu sinh ra = m – 56.0,31 + 0,16.64 = m – 7,12 = 0,6m

⇒m = 17,8g

nNO = 1/4 nH+ = 0,1 ⇒ V= 2,24l

→ Đáp án B

2.3. Dạng 3: Hỗn hợp sắt, đồng và hợp chất của chúng tác dụng với axit có tính oxi hóa

Bài 1: Đem nung hỗn hợp A gồm 2 kim loại: x mol Fe và 0,15 mol Cu trong không khí một thời gian, thu được 63,2g hỗn hợp B gồm 2 kim loại trên và hỗn hợp các oxit của chúng. Đem hoà tan hết lượng hỗn hợp B bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thì thu được 0,3 mol SO2. x là:

A. 0,6 mol   

B. 0,7 mol   

C. 0,4 mol    

D. 0,5 mol

Hướng dẫn giải

Bỏ qua các giai đoạn trung gian, quan tâm sự thay đổi số oxi hóa đầu và cuối của các nguyên tố

Gọi n O phản tác dụng với A tạo B là: a mol

⇒ m B = m A + m O = 56x + 0,15.64 + 16a = 63,2g

⇒ 56x + 16a = 53,6g (1)

Cho electron:

Fe → Fe3+ + 3e

X                     3x

Cu → Cu2+ + 2e

0,15                0,3

Nhận electron:

S+6 + 2e → S+4

          0,6      0,3

O + 2e → O2-

a      2a

Bảo toàn e: 3x + 0,3 = 0,6 + 2a ⇒ 3x – 2a = 0,3 mol (2)

Từ (1)(2) ⇒ x = 0,7; a = 0,9

→ Đáp án B

Bài 2: Hòa tan m (g) hỗn hợp Fe và Cu trong đó Fe chiếm 40% khối lượng bằng dung dịch HNO3 thu được dung dịch X; 0,448 lít NO duy nhất (đktc) và còn lại 0,65m (g) kim loại. Khối lượng muối trong dung dịch X là:

A. 5,4g   

B. 6,4g   

C. 11,2g   

D. 4,8g

Hướng dẫn giải

mFe = 0,4m; mCu = 0,6m

mKL dư > mCu ⇒ Chưa phản ứng và Fe dư

mFe dư = 0,65m – 0,6m = 0,05m; mFe pư = 0,35m

Muối tạo thành chủ có muối Fe2+ ( do kim loại dư)

Bảo toàn e:

2nFe = 3 n NO ⇒2. 0,35m/56 = 3. 0,02 ⇒ m = 4,8g

nFe(NO3)2 = nFe pư = 0,35m/56 = 0,03 mol

mmuối = mFe(NO3)2 = 0,03.180 = 5,4g

→ Đáp án A

2.4. Dạng 4: Quy đổi sắt

Bài 1: Cho 11,36g hỗn hợp Fe, FeO, Fe2O3 và Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 1,344 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất) ở đktc và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:

A. 38,72   

B. 35,50   

C. 49,09   

D. 34,36

Hướng dẫn giải

Cách 1: Quy đổi hỗn hợp thành Fe và Fe2O3

Bảo toàn e: 3nFe = 3 nNO ⇒ nFe = nNO = 0,06 mol

⇒ nFe2O3 = (11,36-0,06.56)/160 = 0,05 mol

Bảo toàn Fe: nFe(NO3)3 = nFe + 2 nFe2O3 = 0,06 + 0,1 = 0,16 mol

mFe(NO3)3 = 0,16.242 = 38,72g

Cách 2: Quy đổi hốn hợp thành Fe (x mol) và O (y mol)

⇒ 56x + 16y = 11,36g (1)

Viết quá trình cho nhận e và bảo toàn e ta có:

3nFe = 2 nO + 3 nNO ⇒ 3x = 2y + 0,18

⇒ 3x – 2y = 0,18 (2)

Từ (1)(2) ⇒ x = 0,16; y = 0,15

mFe(NO3)3 = 0,16.242 = 38,72 (g)

→ Đáp án A

Bài 2: Hòa tan hoàn toàn 2,44g hỗn hợp bột X gồm FexOy và Cu bằng dung dịch H2SO4 đặc nóng dư. Sau phản ứng thu được 0,504 lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và dung dịch chứa 6,6g hỗn hợp muối sunfat. Phần trăm khối lượng của Cu trong X là:

A. 39,34%   

B. 65,57%   

C. 26,23%   

D. 13,11%

Hướng dẫn giải

Quy đổi hỗn hợp X thành Fe (a mol); O( b mol); Cu( c mol)

⇒ 56a + 16b + 64c = 2,44g (1)

Muối thu đươc là Fe2(SO4)3 (a/2mol); CuSO4 (c mol)

mmuối = mFe2(SO4)3 + mCuSO4 = 200a + 160c = 6,6 (2)

Viết quá trình cho nhận e và bảo toàn e:

3nFe + 2 nCu = 2 nNO + 2nSO2

⇒ 3a + 2c – 2b = 0,045(3)

Từ (1)(2)(3) ⇒ a = 0,025; b = 0,025; c = 0,01

⇒ %mCu = 0,01.64/2,44.100% = 26,23%

→ Đáp án C

Bài 3: Nung 8,4g Fe trong không khí, sau phản ứng thu được m gam chất rắn X gồm Fe, Fe2O3, Fe3O4, FeO. Hòa tan m gam hỗn hợp X vào dung dịch HNO3 dư thu được 2,24 lít khí NO2 (đktc) là sản phẩm khử duy nhất. Gía trị của m là:

A. 11,2g   

B. 10,2g   

C. 7,2g   

D. 6,9g

Hướng dẫn giải

Quy đổi hỗn hợp X về hai chất FeO và Fe2O3:

nFe = nFeO + 2 nFe2O3 = 0,15 mol

FeO + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO2 + 2H2O

0,1           ←                           0,1 (mol)

⇒ nFe2O3 = 0,025

⇒ m = mFeO + mFe2O3 = 0,1.72 + 0,025.160 = 11,2g

→ Đáp án B

2.5. Dạng 5: Cách nhận biết, điều chế sắt và hợp chất của sắt

Bài 1: Có các dung dịch muối: FeCl3, FeCl2, MgCl2, AlCl3, NaCl và NH4Cl. Để phân biệt các dung dịch muối clorua này có thể dùng thuốc thử nào dưới đây?

A. Dung dịch AgNO3        

B. Dung dịch NH3

C. Dung dịch H2SO4        

D. Dung dịch KOH

Hướng dẫn giải

Trích mẫu thử cho mỗi lần thí nghiệm. Nhỏ dung dịch KOH từ từ cho đến dư vào các mẫu thử:

Mẫu nào xuất hiện kết tủa nâu ⇒ là dung dich FeCl3.

FeCl3 + 3KOH → Fe(OH)3 + 3KCl

Mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng dần hóa nâu đung dịch FeCl2.

FeCl2 + 2KOH → Fe(OH)2 + 2KCl

Mẫu nào xuất hiện kết tủa trắng ⇒ dung dịch MgCl2.

MgCl2 + 2KOH → Mg(OH)2 + 2KCl

Mẫu nào không có hiện tượng nào xảy ra ⇒ dung dịch NaCl.

Mẫu nào xuất hiện kết tủa keo trắng, tan dần khi dư dung dịch KOH

⇒ dung dịch AlCl3.

AlCl3 + 3KOH → Al(OH)3 + 3KCl

Al(OH)3 + KOH → K[Al(OH)4]

Mẫu nào có khí mùi khai bay ra ⇒ dung dịch NH4Cl.

KOH + NH4Cl → KCl + NH3 + H2O

Bài 2: Từ Fe, hãy trình bày 3 phương pháp điều chế trực tiếp muối FeSO4. Viết các phương trình hóa học.

Hướng dẫn giải

3 phương pháp hóa học điều chế trực tiếp FeSO4 từ Fe là:

Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2

Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu

Fe + Fe2(SO4)3 → 3FeSO4

3. Luyện tập

3.1. Bài tập tự luận

Câu 1: Muối Fe2+ làm mất màu dung dịch KMnO4 trong môi trường axít tạo ra ion Fe3+. Còn ion Fe3+ tác dụng với I- tạo ra I2 và Fe2+. Sắp xếp các chất oxi hoá Fe3+, I2 và MnO4- theo thứ tự mạnh dần?

Câu 2: Nhúng một lá sắt nhỏ vào dd chứa một trong những chất sau: FeCl3, AlCl3, CuSO4, Pb(NO3)2, NaCl, HNO3 (loãng, dư), H2SO4 (đặc, nóng, dư), NH4NO3, AgNO3 thiếu. Số trường hợp phản ứng tạo muối Fe(II) là?

Câu 3: Để hòa tan hoàn toàn m gam bột Fe2O3 cần dùng vừa đủ 300ml dung dịch HCl 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y. Tính giá trị của m?

Câu 4: Cho 100ml dung dịch FeCl2 1,2M tác dụng với 200ml dung dịch AgNO3 2M thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là?

Câu 5: Hòa tan m gam hỗn hợp A gồm FeO vào Fe2O3 bằng lượng vừa đủ dung dịch HCl, sau phản ứng thu được dung dịch B. Cho một nửa dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, kết tủa thu được đem nung trong không khí đến khối lượng không đổi được 40 gam chất rắn. Cho một nửa dung dịch B còn lại tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3, thu được 208,15 gam chất rắn. Giá trị của m là:

3.2. Bài tập trắc nghiệm

Câu 1: Chất nào sau đây khí phản ứng với dung dịch HNO3 đặc nóng sẽ không sinh ra khí?

A. FeO    

B. Fe3O4    

C. Fe2O3   

D. Fe(OH)2

Câu 2: Cách nào sau đây có thể dùng để điều chế FeO?

A. Dùng CO khử Fe2O3 ở 500°C.

B. Nhiệt phân Fe(OH)2 trong không khí.

C. Nhiệt phân Fe(NO3)2

D. Đốt cháy FeS trong oxi.

Câu 3: Hòa tan một lượng FexOy bằng H2SO4 loãng dư được dung dịch X. Biết X vừa có khả năng làm mất màu dung dịch thuốc tím, vừa có khả năng hòa tan được bột Cu. Oxit sắt đó là:

A. FeO    

B. Fe2O3    

C. Fe3O4    

D. A hoặc B

Câu 4: Dung dịch muối nào sau đây sẽ có phản ứng với dung dịch HCl khi đun nóng?

A. FeBr2    

B. FeSO4    

C. Fe(NO3)2    

D. Fe(NO3)3

Câu 5: Dung dịch loãng chứa hỗn hợp 0,01 mol Fe(NO3)3 và 0,15 mol HCl có khả năng hòa tan tối đa lượng Fe là:

A. 0,28 gam    

B. 1,68 gam    

C. 4,20 gam    

D. 3,64 gam

3.3. Trắc nghiệm Online

Các em hãy luyện tập bài trắc nghiệm Hợp chất của sắt Hóa học 12 sau để nắm rõ thêm kiến thức bài học.

Trắc Nghiệm

4. Kết luận

Sau bài học cần nắm:

  • Tính chất vật lí - hóa học của hợp chất Sắt (II), Sắt (III) và phương pháp điều chế.
  • Biết được tính chất và ứng dụng của một số hợp chất quan trọng của hợp chất của Sắt.
Ngày:11/07/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM