Địa lí 9 Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về tình hình phát triển kinh tế của Vùng Đông Nam Bộ trong chương trình Địa lí 9, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 33 Địa lí 9. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

Địa lí 9 Bài 33: Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Tình hình phát triển kinh tế

a. Công nghiệp

b. Nông nghiệp

c. Dịch vụ

Tỉ trọng một số tiêu chí dịch vụ ở Đông Nam Bộ so với cả nước (cả nước = 100%)

  • Điều kiện phát triển:

- Vùng đông dân, có sức mua cao, lao động có trình độ và tay nghề cao.

- Có nhiều ngành công nghiệp và nhiều ngành kinh tế phát triển.

- Có mạng lưới giao thông phát triển, cơ sở vật chất hạ tầng hoàn chỉnh.

  • Tình hình phát triển:

- Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP (34,5% năm 2002).

- Cơ cấu đa dạng, gồm các hoạt động thương mại, du lịch, vận tải và bưu chính viễn thông...

- Giao thông: TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông quan trọng hàng đầu cả nước với nhiều tuyến giao thông đến khắp miền trong và ngoài nước.

- Thương mại:

   + Đầu tư nước ngoài vào vùng chiếm tỉ lệ cao nhất cả nước.

   + Dẫn đầu cả nước trong hoạt động xuất – nhập khẩu:

→ Mặt hàng xuất khẩu chủ lực là: dầu thô, thực phẩm chế biến, hàng may mặc, giày dép, đồ gỗ,... Trong đó, dầu thô mang lại giá trị kinh tế cao nhất.

→ Tỉ lệ hàng xuất khẩu đã qua chế biến được nâng lên.

→ Mặt hàng nhập khẩu: máy móc thiết bị, nguyên liệu sản xuất, hàng tiêu dùng cao cấp.

Biểu đồ ỉ trọng của Đông Nam Bộ trong tổng số vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào Việt Nam, năm 2003 (cả nước = 100%)

1.2. Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm phía Nam

Một số tiêu chí của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với cả nước năm 2002 (cả nước = 100%)

- Các trung tâm kinh tế:

   + TP. Hồ Chí Minh: trung tâm văn hoá, khoa học, trung tâm công nghiệp, dịch vụ lớn nhất cả nước.

   + TP. Biên Hoà: trung tâm công nghiệp, dịch vụ.

   + TP. Vũng Tàu: trung tâm công nghiệp dầu khí và du lịch.

⇒ Tạo thành tam giác công nghiệp mạnh của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

- Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam:

   + Gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tây Ninh, Long An.

   + Vai trò: quan trọng với Đông Nam Bộ và các tỉnh phía nam, cả nước. Sự phát triển kinh tế của vùng sẽ là động lực cho sự phát triển kinh tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ.

2. Luyện tập

Câu 1: Dựa vào bảng 33.1, hãy nhận xét một số tiêu chí dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ so với cả nước.

Gợi ý làm bài

Nhận xét:

- Tổng mức bán lẻ hàng hóa của vùng chiếm hơn 1/3 so với cả nước (33,1%) và có xu hướng giảm nhẹ, từ 35,8% (1995) xuống 33,1% (2002).

- Số lượng hành khách vận chuyển của vùng  cũng chiếm tỉ trọng cao so với cả nước (30,3%) và giảm nhẹ từ 31,3%  (1995) xuống 30,3% (2002).

- Khối lượng hàng hóa vận chuyển chiếm 15,9 % so với cả nước, có xu hướng giảm dần từ 17,1% (1995) xuống còn 15,9% (2002).

⟹ Các hoạt động dịch vụ của vùng phát triển mạnh và vẫn giữ vị trí quan trọng đối với cả nước, đặc biệt là nội thương. Tỉ trọng các tiêu chí trên có xu hướng giảm nhẹ là do sự phát triển và nổi lên của các vùng kinh tế khác trong nước.

Câu 2: Căn cứ vào hình 14.1, hãy cho biết từ TP. Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác bằng những loại hình giao thông vận tải nào?

Gợi ý làm bài

Từ TP. Hồ Chí Minh có thể đi đến các thành phố khác bằng những loại hình giao thông vận tải:

- Đường ô tô (các tuyến quốc lộ)

- Đường biển (cảng TP. Hồ Chí Minh).

- Đường sắt.

- Đường hàng không (sân bay Tân Sơn Nhất).

Câu 3: Căn cứ vào hình 33.1 và kiến thức đã học, cho biết vì sao Đông Nam Bộ có sức hút mạnh đầu tư nước ngoài?

Gợi ý làm bài

Đông Nam Bộ thu hút mạnh đầu tư nước ngoài do:

- Vị trí địa lí thuận lợi giao lưu với các vùng trong nước, với nước ngoài bằng nhiều loại hình giao thông.

- Điều kiện tự nhiên thuận lợi:

+ Địa hình thoải, đất xám, đất badan. Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm, nguồn sinh thủy tốt. -> Mặt bằng xây dựng tốt. Phát triển các cây công nghiệp.

+ Biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú. Giàu tiềm năng dầu khí. -> Khai thác dầu khí trên thềm lục địa, đánh bắt hải sản. Giao thông và du lịch biển phát triển.

- Điều kiện kinh tế - xã hội:

+ Số dân đông, năng động, tập trung nhiều lao động có tay nghề, có chuyên môn kĩ thuật.

+ Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển tương đối đồng bộ.

+ Thị trường tiêu thụ rộng lớn.

+ Có chính sách mở cửa, thu hút đầu tư nước ngoài.

- Đông Nam Bộ có cơ cấu kinh tế tiến bộ nhất so với các vùng trong cả nước. Tỉ trọng ngành dịch vụ và công nghiệp - xây dựng chiếm tới 93,8% (2007).

Câu 4: Hoạt động xuất khẩu của TP. Hồ Chí Minh có những thuận lợi gì?

Gợi ý làm bài

Hoạt động xuất khẩu của TP. Hồ Chí Minh có những thuận lợi là:

- Vị trí địa lí tiếp giáp với vùng biển rộng lớn phía Đông, có cảng biển lớn TP.Hồ Chí Minh, nằm gần các tuyến đường hàng không, hàng hải quốc tế.

- Là trung tâm kinh tế lớn của Đông Nam Bộ - vùng có nền kinh tế phát triển năng động nhất cả nước, đặc biệt là công nghiệp và là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn (nguồn nông sản dồi dào) ⟶ cung cấp nguồn hàng hóa lớn cho hoạt động xuất khẩu.

- TP. Hồ Chí Minh là đầu mối giao thông vận tải lớn nhất khu vực phía Nam với cơ sở hạ tầng hiện đại, hội tụ đầy đủ các phương tiện giao thông quan trọng đối với hoạt động xuất khẩu:

+ Có cảng TP. Hồ Chí Minh với năng suất bốc dỡ lớn, gần các tuyến hàng hải quốc tế, thuận lợi để vận chuyển hàng hóa bằng đường biển.

+ Vận tải hàng không có sân bay Tân Sơn Nhất - sân bay quốc tế lớn của nước ta.

+ Các tuyến quốc lộ lớn được xây dựng hiện đại, đồng bộ, thông ra cảng biển lớn.

- Chính sách mở cửa, đẩy mạnh giao lưu kinh tế của Nhà nước.

3. Kết luận

Sau khi học xong bài này các em cần nắm:

- Trình bày được tình hình phát triển và các hoạt động của ngành dịch vụ ở Đông Nam Bộ.

- Nêu được các trung tâm kinh tế lớn , vị trí , giới hạn và vai trò của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam so với cả nước.

Ngày:05/08/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM