Địa lí 9 Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ

Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về Vùng Đông Nam Bộ trong chương trình Địa lí 9, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 31 Địa lí 9. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

Địa lí 9 Bài 31: Vùng Đông Nam Bộ

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

  • Khái quát chung

- Diện tích: 23.550 km2 chiếm 7% DT cả nước. Dân số: 10,9 triệu người (2002)

- Các tỉnh, thành phố: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Tây Ninh.

  • Vị trí tiếp giáp:

- Phía đông biển Đông.

- Phía đông nam giáp biển Đông.

- Phía Đông Bắc: giáp Tây Nguyên.

- Tây Bắc: Giáp Cam Pu Chia.

- Phía tây giáp Đồng bằng sông Cửu Long.

  • Ý nghĩa: Vị trí trung tâm của khu vực Đông Nam Á; tiếp giáp với Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, tạo khả năng giao lưu kinh tế với các vùng xung quanh và quốc tế.

1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Vùng Đông Nam Bộ

  • Trên đất liền:

- Thuận lợi:

   + Địa hình thoải.

   + Khí hậu cận xích đạo gió mùa, nóng ẩm.

   + Đất ba dan, đất xám

   + Sông ngòi: sông Đồng Nai có giá trị thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt.

- Rừng tuy không nhiều nhưng có ý nghĩa lớn về mặt du lịch và đảm bảo nguồn sinh thủy cho các sông trong vùng.

→ Thích hợp phát triển cây công nghiệp có nguồn gốc nhiệt đới: cà phê, cao su, hồ tiêu, điều, đậu tương, lạc, mía, đường, thuốc lá, hoa quả.

- Khó khăn:

   + Ít khoáng sản.

   + Diện tích rừng tự nhiên chiếm tỉ lệ thấp, ô nhiễm môi trường.

  • Trên biển:

- Thuận lợi:

   + Nguồn hải sản phong phú.

   + Gần đường biển quốc tế.

   + Thềm lục địa giàu tiềm năng dầu khí.

→ Phát triển tổng hợp kinh tế biển.

- Khó khăn: Nguy cơ ô nhiễm MT biển.

1.3. Đặc điểm dân cư, xã hội

a. Dân cư

- Số dân: Đông dân: 10,9 triệu người (2002), năm 2016: 16,5 triệu người (18% dân số cả nước). TP.Hồ Chí Minh là một trong những thành phố đông dân nhất cả nước).

- Mật độ dân số khá cao: 434 người/km2 (2002); 700 người/km2 (2016).

- Tỉ lệ dân thành thị cao nhất cả nước.

- Lao động: Dồi dào với tay nghề cao; thị trường rộng lớn; có sức hút mạnh mẽ với lao động cả nước.

b. Xã hội

- Hầu hết các chỉ tiêu phát triển kinh tế, xã hội của vùng đều cao hơn so với cả nước.

- Đời sống dân cư, xã hội khá cao, nhiều khu công nghiệp phát triển, tốc độ đô thị hóa cao.

- Vùng có nhiều di tích lịch sử - văn hóa, là điều kiện để phát triển du lịch: Bến Nhà Rồng, Địa đạo Củ Chi, Côn Đảo, Rừng Sác, Dinh Thống Nhất, Suối Tiên, Đầm Sen,…

- Lao động từ nơi khác đến nhiều nên dân số tăng cao gây sức ép dân số đến các đô thị trong vùng.

2. Luyện tập

Câu 1: Dựa vào hình 31.1, hãy xác định ranh giới và nêu ý nghĩa vị trí địa lí của vùng Đông Nam Bộ.

Gợi ý làm bài

  • Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ vùng Đông Nam Bộ:

-  Phía Đông giáp Tây Nguyên và Duyên hải Nam Trung Bộ, phía Bắc giáp Campuchia, phía Nam giáp biển Đông, phía Tây Nam giáp đồng bằng sông Cửu Long.

- Phạm vi lãnh thổ: vùng có diện tích là 23,6 nghìn kim2, bao gồm: TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu.

  • Ý nghĩa vị trí địa lí:

- Liền kề các vùng nguyên liệu lớn:

+ Phía Đông giáp Tây Nguyên và duyên hải Nam Trung Bộ là vùng có nguồn nguyên liệu về các sản phẩm nông – lâm – ngư nghiệp, nguyên liệu khoáng sản, nguồn thủy năng dồi dào.

+ Phía Tây Nam giáp đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lương thực của cả nước.

→ là nguồn cung cấp nguyên liệu và đồng thời  là những thị trường tiêu thụ sản phẩm của Đông Nam Bộ.

- Phía Nam giáp biển Đông: vùng biển giàu tiềm năng về thủy sản, dầu khí, giao thông vận tải biển, du lịch biển — đảo, có điều kiện phát triển tổng hợp kinh tế biển, thuận lợi trong giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các vùng trong cả nước và các nước trên thế giới.

- Phía Bắc giáp Campuchia thuận lợi để mở rộng, giao lưu và buôn bán với Campuchia thông qua các cửa khẩu.

Câu 2: Dựa vào bảng 31.1 và hình 31.1, hãy nêu đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ.

Gợi ý làm bài

Đặc điểm tự nhiên và tiềm năng kinh tế trên đất liền của vùng Đông Nam Bộ:

- Địa hình thoải thuận lợi để xây dựng các công trình xây dựng, cơ sở hạ tầng, nhà máy…

- Đất badan, đất xám với diện tích khá lớn giúp phát triển cây công nghiệp.

- Khí hậu cận xích đạo nóng ẩm thuận lợi để phát triển các loại cây trồng của miền nhiệt đới: cà phê, cao su, hồ tiêu,...

- Nguồn sinh thủy tốt.

Câu 3: Vì sao vùng Đông Nam Bộ có điều kiện phát triển mạnh kinh tế biển?

Gợi ý làm bài

Đông Nam Bộ có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển tổng hợp kinh tế biển:

- Các vũng vịnh nước sâu thuận lợi để xây dựng cảng biển (cảng Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh), vùng biển gần các đường hàng hải quốc tế ⟶ phát triển giao thông vận tải biển.

- Có các bãi tắm đẹp (Vũng Tàu, Long Hải), các đảo ven bờ (Côn Đảo) phát triển du lịch biển - đảo.

- Nguồn lợi hải sản phong phú, ngư trường rộng lớn (Bà Rịa - Vũng Tàu), có các bãi tôm bãi cá, các vùng nước mặn nước lợ, rừng ngập mặn ven biển...thuân lợi cho phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.

- Giàu tiềm năng dầu khí ở thềm lục địa phía nam, là tài nguyên khoáng sản vô cùng quan trọng của vùng, phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (các mỏ dầu Hồng Ngọc, Rạng Đông, Bạch Hỏ, Đại Hùng; mỏ khí Lan Tây, Lan Đỏ).

Câu 4: Quan sát hình 31.1, hãy xác định các sông  Đồng Nai, sông Sài Gòn, sông Bé.

Vì sao phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ?

Gợi ý làm bài

Phải bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn, hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ vì:

- Vấn đề bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sẽ góp phần:

+ Duy trì nguồn nước  ngầm, đảm bảo nước cho sản xuất nông nghiệp vào mùa khô và cho sinh hoạt dân cư.

+ Điều tiết chế độ nước các con sông( sông Bé, sông Sài Gòn) vào mùa mưa - khô, góp phần hạn chế thiên tai như lũ quét, sạt lở xói mòn...vào mùa mưa, đồng thời đảm bảo đủ nguồn nước cung cấp cho sản xuất công - nông nghiệp, sinh hoạt của dân cư vào mùa khô.

+ Bảo vệ và phát triển rừng đầu nguồn sẽ duy trì nguồn sinh thủy của vùng, góp phần bảo vệ và cân bằng môi trường sinh thái của Đông Nam Bộ.

- Phải hạn chế ô nhiễm nước của các dòng sông ở Đông Nam Bộ vì: 

Đông Nam Bộ là vùng có tốc độ công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra mạnh, tập trung nhiều khu công nghiệp, tình trạng ô nhiễm nguồn nước sông do các chất thải có xu hướng tăng trong các năm qua, tác dộng tiêu cực đến sản xuất (nông nghiệp, công nghiệp, nghề cá), sinh hoạt dân cư và du lịch.

3. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung sau:

- Hiểu được vùng Đông Nam Bộ là vùng phát triển kinh tế năng động. Đó là kết quả khai thác tổng hợp lợi thế vị trí và các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên đất liền, trên biển cũng như đặc điểm dân cư và xã hội.

- Đọc bảng số liệu, lược đồ để khai thác kiến thức để giải thích một số chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội cao nhất trong cả nước.

Ngày:05/08/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM