Địa lí 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về sự phát triển và phân bố nông nghiệp trong chương trình Địa lí 9, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 8 Địa lí 9. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

Địa lí 9 Bài 8: Sự phát triển và phân bố nông nghiệp

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Ngành trồng trọt

  • Cây lương thực giảm: từ 67,1% xuống còn 60,8% nhưng vẫn chiếm vị trí quan trọng trong trồng trọt (trong đó lúa vẫn là cây trồng chính)

  • Cây công nghiệp tăng lên từ 13,5% lên 22,7%

  • Cây ăn quả giảm.

→ Đẩy mạnh theo hướng phát triển xuất khẩu các sản phẩm cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu… và phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến.

a. Cây lương thực

  • Gồm: Lúa và hoa màu (ngô, khoai, sắn….)

  • Lúa vẫn là cây trồng chính, chiếm vị trí quan trọng và sản lượng cao nhất trong trồng cây lương thực

  • Năng suất lúa tăng gấp 2 từ 20,8 tạ/ha/năm (1980) lên 45,9 tạ/ha/năm (2002)

  • Diện tích cũng tăng từ 5,6 triệu ha lên 7,5 triệu ha (2002)

  • Sản lượng tăng gấp 3 lần: từ 11,6 triệu tấn (1980) lên 34,4 triệu tấn (2002)

  • Bình quân lương thực tăng trung bình 2 lần.

  • Đồng bằng sông Cửu long, sông Hồng, Duyên hải Trung Bộ…

→ Ngành trồng cây lương thực tăng trưởng liên tục trong đó đặc biệt là cây lúa.

b. Cây công nghiệp

  • Cây công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày.

  • Miền đông Nam bộ là vùng trồng cây công nghiệp nhiều nhất: Đậu tương, cao su, hồ tiêu, điều…

  • Đồng bằng sông Cửu long: dừa, mía…

  • Tây Nguyên: cà phê, Ca cao, Cao su…

  • Bắc Trung Bộ: lạc…

  • Việc phát triển cây công nghiệp ở các vùng miền có nhiều điều kiện thuận lợi nhằm khai thác tiềm năng của vùng và nâng cao năng suất phục vụ cho xuất khẩu.

  • Cà phê, cao su, đay, cói, hồ tiêu, điều…

c. Cây ăn quả

  • Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long là những vùng trồng cây ăn quả chuyên canh.
  • Đông Nam Bộ: sầu riêng, chôm chôm, mãng cầu, măng cụt…
  • Bắc Bộ: mận, đào, lê, quýt, táo…

1.2. Chăn nuôi

Chăn nuôi còn chiếm tỉ lệ thấp trong sản phẩm nông nghiệp vì mới chỉ chiếm 1/4 sản lượng nông nghiệp. Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của ngành mặc dù sản phẩm của nó có ý nghĩa với đời sống (thịt, trứng, sữa…)

a. Chăn nuôi trâu, bò

  • Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc Bắc Bộ…
  • Số lượng đàn trâu bò hiện nay khoảng 6 - 7 triệu con (trâu 3 triệu, bò 4 triệu)
  • Chăn nuôi bò sữa đang rất phát triển ven các đô thị lớn

b. Chăn nuôi lợn

  • Ở các vùng đồng bằng: sông Hồng, sông Cửu long để tận dụng tối đa nguồn sản phẩm của trồng trọt

  • Số lượng hiện có khoảng 23 triệu con (2002)

c. Chăn nuôi gia cầm

  • Theo hình thức nhỏ trong gia đình và trang trại, hiện nay đang phát triển mạnh hình thức chăn nuôi gia cầm theo hướng công nghiệp
  • Số lượng khoảng 230 triệu con.

2. Luyện tập

Câu 1: Dựa vào bảng 8.1, hãy nhận xét sự thay đổi  tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất  ngành trồng trọt. Sự thay đổi này nói lên điều gì?

Gợi ý làm bài

Sự thay đổi  tỉ trọng cây lương thực và cây công nghiệp trong cơ cấu giá trị sản xuất  ngành trồng trọt:

Cây lương thực: giảm 6,3%

Cây công nghiệp: tăng 9,2%

Cây ăn quả, rau đậu và cây khác: giảm 2,9%

Sự thay đổi này cho thấy nước ta đang phát huy thế mạnh của nền nông nghiệp nhiệt đới, phá thế độc canh cây lúa, chuyển sang trồng các cây hàng hóa, làm nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩu.

Câu 2: Dựa vào bảng 8.2 (trang 29 sgk Địa lí 9), hãy trình bày các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980 – 2002.

Gợi ý làm bài

Các thành tựu chủ yếu trong sản xuất lúa thời kì 1980 – 2002:

Nhìn chung diện tích, năng suất, sản lượng lúa và sản lượng lúa bình quân đầu người đều tăng lên.

- Sản lượng lúa tăng nhanh nhất, tăng gấp 3 lần (từ 11,6 triệu tấn lên 34,4 triệu tấn).

- Năng suất lúa cũng tăng lên nhanh, gấp 2,2 lần (từ 20,8 tạ/ha lên 45,9  ttạ/ha).

- Sản lượng lúa bình quân đầu người tăng, gấp 1,9 lần (từ 217 tạ/ha lên 432 tạ/ha).

- Diện tích lúa cũng tăng 1,3 lần (từ 5600 nghìn ha lên 7504 nghìn ha).

Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu lương thực trong nước, Việt Nam đã trở thành quốc gia xuất khẩu gạo lớn thứ 2 trên thế giới.

⟹ Có được thành tựu trên là nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuất, tạo ra nhiều giống lúa mới năng suất cao, chống sâu bệnh, khắc phục hạn chế về tự nhiên (chịu hạn, chịu rét, chịu mặn), phân bón tốt, dịch vụ nông nghiệp phát triển.

Câu 3: Kể tên một số cây ăn quả đặc trưng của Nam Bộ. Tại sao Nam Bộ lại trồng được nhiều loại cây ăn quả có giá trị?

Gợi ý làm bài

Các cây ăn quả đặc trưng của Nam Bộ: sầu riêng, chôm chôm, vú sữa, măng cụt, sa pô.

Sở dĩ, các loại cây ăn quả trên được trồng nhiều ở Nam Bộ vì đó là cây nhiệt đới, thích hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm quanh năm ở Nam Bộ.

Câu 4: Xác định trên hình 8.2, các vùng chăn nuôi lợn chính. Vì sao lợn được  nuôi nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long?

Gợi ý làm bài

Lợn được chăn nuôi chính ở hai đồng bằng, Đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long.

Sở dĩ lợn được nuôi nhiều ở đồng bằng sông Hồng là bởi vì ở đây là vựa lúa lớn của nước ta nên có nguồn thức ăn dồi dào, đảm bảo lượng thức ăn cho gia súc. Ngoài ra, đây cũng là nơi đông dân có thị trường tiêu thị rộng lớn.

3. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung sau:

- Nắm được đặc điểm phát triển và phân bố một số cây trồng, vật nuôi chủ yếu và một số xu hướng trong phát triển sản xuất nông nghiệp hiện nay.

- Nắm vững sự phân bố sản xuất nông nghiệp với sự hình thành các vùng sản xuất tập trung các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu.

Ngày:31/07/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM