Địa lí 9 Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

Đến với bài học này, các em sẽ được tìm hiểu trên đất nước hình chữ S nơi chúng ta đang sinh sống không chỉ có chúng ta - dân tộc kinh, mà còn có nhiều dân tộc anh em khác đang cùng sống chung với chúng ta. Qua bài học đầu tiên của chương trình Địa lý lớp 9, chúng ta cùng nhau tìm hiểu Cộng đồng các dân tộc Việt Nam.

Địa lí 9 Bài 1: Cộng đồng các dân tộc Việt Nam

1. Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các dân tộc ở Việt Nam

- Nước ta có 54 dân tộc, mỗi dân tộc có những nét văn hoá riêng, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục tập quán....

Biểu đồ cơ cấu dân số nước ta năm 1999 (%)

- Mỗi dân tộc có đặc trưng về văn hóa, thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán,…

- Các dân tộc có trình độ phát triển kinh tế khác nhau, tất cả cùng chung sống đoàn kết, cùng xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

   + Người Việt:

  • Dân tộc kinh (Việt) có số dân đông nhất: chiếm 86,2%.
  • Có nhiều kinh nghiệm trong thâm canh lúa nước.
  • Nhiều nghề thủ công đạt mức tinh xảo.
  • Lực lượng đông đảo trong các ngành kinh tế và khoa học- kĩ thuật.

   + Các dân tộc ít người:

  • Các dân tộc khác ít người: chiếm 13,8%. Chủ yếu là trồng rừng, cây công nghiệp, cây ăn quả, chăn nuôi, làm thủ công tiêu biểu của từng dân tộc (dệt thổ cẩm - dân tộc Tày, Thái; làm gốm - dân tộc Chăm: làm đường thốt nốt - dân tộc Khơ-me…). Vì vậy, có kinh nghiệm trong trồng cây ăn quả, chăn nuôi, làm nghề thủ công.
  • Trình độ phát triển kinh tế khác nhau. Mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong sản xuất và đời sống.

   + Người Việt định cư nước ngoài:

  • Là một bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
  • Gián tiếp hoặc trực tiếp góp phần xây dựng đất nước.

1.2. Phân bố các dân tộc

a. Dân tộc Việt (Kinh): Dân tộc Kinh phân bố rộng khắp trong cả nước, tập trung nhiều ở các vùng đồng bằng, trung du và ven biển.

b. Các dân tộc ít người:

- Dân tộc ít người. Phân bố chủ yếu ở miền núi và trung du.

- Miền núi và cao nguyên là nơi cư trú của dân tộc ít người.

  • Trung du miền núi Bắc bộ nơi cư trú của 30 dân tộc Tày, Nùng Thái, Mường , Dao, Núi cao Mông...

  • Trường Sơn -Tây Nguyên có 20 dân tộc ít người: Ê đê, Gia rai (Kom Tum) và Gia Lai. Người Cơ Ho ở Lâm Đồng.

  • Cực Nam Trung Bộ có các dân tộc Chăm, Khơ me xen kẽ với người việt. Hoa ở Thành phố Hồ Chí Minh.

- Cùng với sự phát triển của đất nước, các dân tộc ít người có thay đổi: 

  • Định canh, định cư, xoá đói giảm nghèo, khai thác tiềm năng du lịch.
  • Giáo dục: Tinh thần đoàn kết góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Tôn trọng và giữ gìn bản sắc văn hoá của mỗi dân tộc.

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang chụp ảnh lưu niệm với các đại biểu và cộng đồng các dân tộc

Dân tộc Mông canh tác trên ruộng bậc thang

Lễ trưởng thành của người Ê đê

2. Luyện tập

Câu 1: Dựa vào SGK và vốn hiểu biết, em có nhận xét gì về cội nguồn cộng đồng các dân tộc Việt Nam? 

Gợi ý làm bài

- Cội nguồn cộng đồng của các dân tộc Việt Nam được truyền lại qua những câu chuyện lịch sử, cổ tích, truyền thuyết về các vua Hùng tạo dựng nền tảng cho đại dân tộc Việt Nam.

- Mỗi dân tộc anh em, dù là dân tộc Kinh, hay dân tộc ít người, chỉ khác nhau chút ít về số dân, tiếng nói và văn hoá, nhưng đều sống chung trên đất nước Việt, do các vua Hùng tạo dựng, như Bác Hồ từng nói: "các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước".

Câu 2: Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Hãy trình bày một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc em? 

Gợi ý làm bài

- Bản sắc văn hóa của mỗi dân tộc thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, phong tục, tập quán, ẩm thực, tín ngưỡng, thờ cúng…

- Một số nét văn hóa tiêu biểu của dân tộc em: áo dài làm từ vải tràm, hát then,...

Câu 3: Nước ta có bao nhiêu dân tộc? Những nét văn hóa riêng của các dân tộc thể hiện ở những mặt nào? Cho ví dụ.

Gợi ý làm bài

- Nước ta có 54 dân tộc.

- Bản sắc văn hóa của các dân tộc được thể hiện trong ngôn ngữ, trang phục, tập quán, phương thức sản xuất…

- Ví dụ:

+ Trang phục dân tộc của người Mông, người Thái khác với trang phục dân tộc của người Kinh, người Khơ-me.

+ Ngày Tết cổ truyền của dân tộc diễn ra vảo những thời điểm khác nhau, với những nghi thức khác nhau:

  • Lễ Tết lớn nhất của người Kinh, người Hoa là Tết Nguyên Đán bắt đầu từ mùng một tháng giêng theo Âm lịch
  • Lễ Tết lớn nhất của người Khơ-me là Lễ mừng năm mới Chol Chnăm Thmáy diễn ra vào tháng 4 Dương lịch.
  • Lễ Tết cơm mới của người Ê  Đê (Đắk Lắk) diễn ra vào tháng 10 Dương lịch.

3. Kết luận

Học xong bài này các em cần nắm được kiến thức sau:

  • Nước ta có 54 dân tộc.
  • Dân tộc Việt chiếm khoảng 86, 2%. Phân bố chủ yếu  ở đồng bằng, ven biển.
  • Dân tộc ít người chiếm 13,8%. Phân bố chủ yếu ở miền núi và cao nguyên.
  • Nắm vững một số đặc điểm về dân tộc, sự phân bố các dân tộc. 
Ngày:21/07/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM