Địa lí 9 Bài 42: Địa lí tỉnh (thành phố) (tiếp theo)

Nhằm giúp các bạn ôn tập thật tốt kiến thức về Địa lí tỉnh (thành phố) trong chương trình Địa lí 9, eLib.vn xin gửi đến bạn đọc nội dung bài 42 Địa lí 9. Nội dung chi tiết mời các bạn tham khảo tại đây!

Địa lí 9 Bài 42: Địa lí tỉnh (thành phố) (tiếp theo)

1. Tóm tắt lý thuyết

1.3. Dân cư và lao động

a. Gia tăng dân số

  • Số dân
  • Tỉ lệ gia tăng tự nhiên của dân số qua các năm
  • Gia tăng cơ giới.
  • Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới biến động dân số.
  • Tác động của gia tăng dân số tới đời sống và sản xuất.

b. Kết cấu dân số

  • Đặc điểm kết cấu dân số: kết cấu dân số theo giới tính, kết cấu dân số theo độ tuổi, kết cấu dân số theo lao động, kết cấu dân tộc.
  • Ảnh hưởng của kết cấu dân số tới phát triển kinh tế-xã hội.

c. Phân bố dân cư

  • Mật độ dân số.
  • Phân bố dân cư. Những biến động trong phân bố dân cư.
  • Các loại hình cư trú chính.

d. Tình hình phát triển văn hóa, giáo dục, y tế

  • Các loại hình văn hóa dân gian. Các hoạt động văn hóa truyền thống…
  • Tình hình phát triển giáo dục: số trường, lớp, học sinh…qua các năm; chất lượng giáo dục…
  • Tình hình phát triển y tế: số bệnh viện, bệnh xá, cán bộ y tế…qua các năm; hoạt động y tế của tỉnh (thành phố)…

1.4. Kinh tế

a. Đặc điểm chung

  • Tinh hình phát triển kinh tế trong những năm gần đây, đặc biệt là trong thời kì Đổi mới. Sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế. Thế mạnh kinh tế của tỉnh (thành phố).
  • Nhận định chung về trình độ phát triển kinh tế của tỉnh (thành phố) so với cả nước.

2. Luyện tập

Câu 1: Nhận xét về tình hình gia tăng dân số của tỉnh (thành phố). Gia tăng dân số có ảnh hưởng gì tới đời sống kinh tế - xã hội?

Gợi ý làm bài

Dàn bài gợi ý: Thành phố Hà Nội

  • Gia tăng dân số Hà Nội:

- Số dân thành phố Hà Nội năm 2017 là 7.654,8 nghìn người. Trong đó, dân số thành thị là 3.764,1 nghìn người, chiếm 49,2% và tăng 1,7% so năm 2016; dân số nông thôn là 3.890,7 nghìn người, chiếm 50,8% và tăng 1,8%.

- Gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng giảm, từ 2,1% (năm 2015)xuống 1,9% (năm 2017).

- Mật độ dân số trung bình là 2.279 người/km2. Dân cư phân bố không đều, tập trung chủ yếu tại 12 quận nội thành, trong đó cao nhất là quận Đống Đa 42.171 người/km2, thấp nhất là quận Long Biên 4.840 người/km2).

  • Ảnh hưởng của gia tăng dân số ở Hà Nội:

- Tích cực:

+ Đem lại nguồn lao động dồi dào cho phát triển các ngành kinh tế.

+ Lao động nhập cư có trình độ cao, năng động (chủ yếu là sinh viên, cử nhân, kĩ sư...)

+ Thị trường tiêu thụ lớn.

- Tích cực:

+ Gây sức ép lên các vấn đề nhà ở, việc làm, giáo dục...

+ Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên.

+ Tệ nạn xã hội, tai nạn và ùn tắc giao thông...

Câu 2: Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế của tỉnh (thành phố). Qua biểu đồ nêu nhận xét khái quát về đặc điểm kinh tế của tỉnh (thành phố).

Gợi ý làm bài

- Thể loại biểu đồ: hình tròn

- Đơn vị: %

- Vẽ biểu đồ:

Biểu đồ thể hiện cơ cấu kinh tế phân theo ngành của Hà Nội năm 2013

- Nhận xét: Cơ cấu kinh tế của Hà Nội có sự chênh lệch giữa các ngành.

- Chiếm tỉ trọng lớn nhất trong cơ cấu là ngành Dịch vụ (53,1%), chiếm tỉ trọng thấp nhất trong cơ cấu là nông nghiệp (5,4%) và chiếm tỉ trọng khá cao trong cơ cấu là Công nghiệp – dịch vụ (41,5%).

- Hà Nội đang đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực và phù hợp với xu thế phát triển chung.

3. Kết luận

Sau bài học cần nắm các nội dung sau:

- Những kiến thức về địa lí dân cư- xã hội của địa phương.

- Kĩ năng phân tích, quan sát lược đồ dân số, bảng thống kê dân số của tỉnh (thành phố).

Ngày:05/08/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM