Giải SGK Lý 10

Chương trình Vật lý lớp 10 bao gồm một lượng kiến thức rộng và khó. Với các kiến thức khó như cơ học, nhiệt học. Để giúp các em nâng cao hiệu quả học tập, tiết kiệm thời gian làm bài, eLib đã tổng hợp các bài tập SGK Vật lý 10 bao gồm phương pháp giải nhanh chóng và hướng dẫn giải rõ ràng cho từng bài tập. Mời các em cùng tham khảo!

1. Bí kíp học tốt môn Vật lý 10

Vật Lý chính là một môn học có tính tương tác và ứng dụng cao trong cuộc sống hiện nay. Vậy làm sao để có thể học tốt môn Vật lý 10? Có bí quyết, phương pháp nào không? Cùng theo chân eLib ở bài viết dưới đây để xem phương pháp học giỏi Vật lý 10 nhé.

1.1. Nội dung bài tập

Nội dung chương trình bài tập SGK Vật lý 10 bám sát nội dung chương trình SGK Vật lý 10. Gồm 7 chương với 40 bài. Khái quát nội dung về Cơ học, Sự chuyển động, đứng yên của các vật, Nhiệt học, Cấu tạo và các quá trình bên trong vật.

1.2. Các dạng bài tập chính

Vật lý 10 là Vật lý về Cơ học và Nhiệt học, bài tập xung quanh các dạng sau:

  • Trình bày đặc điểm của các loại chuyển động, điều kiện cân bằng và chuyển động của vật rắn.
  • Mối liên hệ giữa các dạng năng lượng.
  • Giải thích về cấu tạo chất và các phương trình trạng thái của khí lí tưởng.
  • Trình bày Nguyên lý I, II Nhiệt động lực học, cấu tạo của chất rắn, chất lỏng và sự chuyển thể giữa chúng.

1.3 Tạo ra sự yêu thích đối với môn học

Rõ ràng là khi các các em yêu thích về một vật dụng, hay công việc nào đó thì các em mới cảm thấy sự hứng thú khi nghiên cứu hay làm việc, và việc học tập cũng không ngoại lệ. Để học tốt thì các em cần yêu thích nó trước.

Nhưng tạo sự yêu thích bằng cách nào?

Câu trả lời khá đơn giản đó là các em hãy thường xuyên tìm và đọc những quyển sách có liên quan tới Vật lý, nếu cảm thấy những quyển sách Vật lý nghiên cứu quá khô khan các em cũng có thể tìm tới các quyển sách mang tính giải trí, hài hước, vui nhưng nhớ là phải liên quan đến Vật lý nhé.

Đồng thời với việc đọc sách, các em cũng có thể thử tham gia vào những hoạt động liên quan đến Vật lý như tham gia câu lạc bộ Vật lý ở trường, hay những cuộc thi, giao lưu, hội nhóm chia sẻ trên Internet,…

Cuối cùng hãy nhớ rằng trước những vấn đề, những tình huống mà các em gặp phải trong cuộc sống thường ngày, hay trong những buổi thí nghiệm thuộc môn Vật lý dù là đơn giản cũng hãyluôn đặt ra câu hỏi "Tại sao?" , khi các em tự đặt ra câu hỏi cho mình sẽ làm tăng tính tò mò, tìm hiểu và nảy sinh vấn đề phải được lý giải - và như vậy các em sẽ dần dần tìm thấy những cái hay của môn học, và thêm yêu thích môn học này hơn.

1.4. Hãy rèn luyện trí nhớ thật tốt

Với một trí nhớ tốt các em sẽ nắm bắt và ghi nhớ hết được bài mới ở lớp cũng như các kiến thức đã học trước đó, thậm chí kể cả khi không ghi chép lại.

Làm thế nào để rèn luyện cho trí nhớ tốt?

Một phương pháp khá hay để các em rèn luyện trí nhớ đó là: trước khi được học bài mới các em nên xem lại những bài học trước đó. Các em biết sao không : khi hình ảnh và thông tin được tái hiện thêm một lần nữa, chúng ta sẽ nhớ được lâu hơn, vững hơn về kiến thức.

Các em sẽ cảm thấy việc chúng ta có thể lưu trữ được một lúc nhiều thông tin vô cùng có ích khi áp dụng vào quá trình làm bài tập, kiểm tra bài, vấn đáp...

1.5. Hãy tự mình tìm tòi và mở rộng kiến thức

Ngoài những kiến thức chuẩn và căn bản được học trong chương trình sách giáo khoa, các các em cũng cần phải tham khảo thêm ở nhiều nguồn tài liệu khác như ở trên sách báo, trên mạng internet bởi với những gì có sẵn trong sách giáo khoa, cộng với thời gian hạn chế trên lớp sẽ có những vấn đề không được giải thích cặn kẽ vì thế các các em cần chủ động tìm hiều vấn đề.

Ngoài việc tham khảo tài liệu, các các em cũng nên dành thời gian để làm bài tập thật nhiều, để không bị nản hãy bắt đầu từ những bài đơn giản rồi mới giải đến những bài tập khó… Làm bài tập thường xuyên, sẽ tăng khả năng tư duy nhanh, cũng như tích luỹ thêm kiến thức bổ sung cho lý thuyết.

1.6. Hãy thử học tập theo nhóm

Các các em đã nghe qua câu “Một cây làm chằng nên non- Ba cây chụm lại nên hòn núi cao rồi chứ”. Việc học tập cũng tương tự như thế, học một mình sẽ giúp các em tập trung hơn, nhưng nếu học cùng với nhóm các em sẽ giúp các em, trong quá trình tranh luận, làm bài, nghiên cứu sẽ cho các em nhiều kiến thức và kỹ năng hơn là việc một mình.

Và nhớ để thật sự hiệu quả, thì nhóm của các em cần được phân công thật hợp lý.

2. Một số kinh nghiệm để học tốt môn Vật lý

2.1. Trình tự làm bài tập

- Đọc để hiểu đề đang có yêu cầu gì.

- Tiếp theo là tóm tắt đề bài, hãy ghi ra những đại lượng cần thiết và liên quan tới việc tìm ra đại lượng mà đề bài yêu cầu.

- Một số bài sẽ không cho đại lượng cùng đơn vị, vì thế hãy lưu ý trong việc đổi đơn vị.

- Với những đề bài có nhiều hiện tượng cần phải vẽ hình minh họa.

- Lục lại trí nhớ, tìm ra những công thức giúp giải bài tập.

- Tìm ra đại lượng mà đề bài yêu cầu sau khi hoàn thành việc biến đổi và kết hợp các công thức (chưa thế số).

- Thế số để tìm ra kết quả cuối cùng.

- Kiểm tra lại đơn vị của kết quả có đúng với yêu cầu của đề bài không.

2.2. Ôn tập

- Không chỉ làm dàn bài tóm tắt sau mỗi bài học, các em cũng nên tự làm một dàn bài tóm tắt cho từng chương. Có thể nhiều em cho rằng công việc này là lãng phí thời gian, nhưng ngược lại nó rất tiết kiệm thời gian và rất hiệu quả để nhớ lâu và nắm vững phần lý thuyết

- Hãy thử làm lại những bài tập cơ bản trong sách giáo khoa và sách bài tập, để vừa rèn luyện kỹ năng lại có thể nhớ sâu hơn về phần lý thuyết. Những bài chưa giải được ở lần đầu, hãy thử sức để tìm ra cách giải.

Một số lưu ý thêm

- Cấu trục của một đề thi môn Vật lý thường sẽ có đủ hai phần định tính và định lượng, các các em không nên xem nhẹ phần nào mà cần coi trọng cả hai. Nhất là phần lý thuyết, cần nắm chắc chứ không phải học qua loa như thế mới giúp giải quyết tốt những câu hỏi trắc nghiệm định tính và định lượng.

Đừng học lý thuyết bằng theo kiểu nhồi nhét mà cần nắm rõ ý, có thể phân tích và suy luận ra đáp án của từng câu hỏi.

- Đề thi trắc nghiệm gồm nhiều câu rải đều trong cả chương, vì thế cần học tổng quan, không học lệch, học tủ.

2.3. Lưu ý khi làm trắc nghiệm môn Vật lý

- Phải đọc đề lần lượt từ trên xuống dưới, nếu nhận thấy câu nào có thể giải được trong thời gian ngắn thì nên làm ngay và tô ngay phương án lựa chọn vào phiếu trả lời.

- Những lần tiếp theo thì xử lý những câu có mức độ khó tăng dần cho đến hết.

- Tránh việc "tập trung" vào những câu khó làm mất quá nhiều thời gian, các câu đều có điểm như nhau, nên không phân biệt câu dễ hay khó. Nếu mất quá nhiều thời gian vào câu khó, thì với lượng câu hỏi còn lại nhiều mà thời gian làm bài còn ít sẽ dẫn tới tình trạng các các em bị mất bình tĩnh dẫn đến kết quả sai.

- Tuyệt đối không được bỏ sót câu nào, nếu nhận thấy thời gian làm bài gần hết, thì nhanh chóng chọn nhanh phương án trả lời cho tất cả những câu chưa làm.

Chúc các các em học tốt môn Vật lý!

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM