Giải bài tập SGK Vật lý 10 Bài 28 : Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí

Nhằm mục đích kiểm tra kiến thức về cấu tạo vật chất cũng như cách vận dụng thuyết động học phân tử chất khí để giải bài tập. eLib xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập dưới đây. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SGK Vật lý 10 Bài 28 : Cấu tạo chất. Thuyết động học phân tử chất khí

1. Giải bài 1 trang 154 SGK Vật lý 10

Tóm tắt nội dung về cấu tạo chất.

Phương pháp giải

Tóm tắt nội dung về thành phần cấu tạo và tính chất chuyển động của chất.

Hướng dẫn giải

- Các chất được cấu tạo từ các hạt riêng biệt là phân tử.

- Các phân tử chuyển động không ngừng.

- Các phân tử chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

2. Giải bài 2 trang 154 SGK Vật lý 10

So sánh các thể khí, lỏng, rắn về các mặt sau đây:

- loại phân tử

- tương tác phân tử

- chuyển động phân tử

Phương pháp giải

Sự sắp xếp các phân tử ở mỗi trạng thái quyết định đến tính tương tác, chuyển động của các phân tử và hình thành nên hình dạng của chất.

Hướng dẫn giải

- Ở thể khí:

+ Các nguyên tử, phân tử ở xa nhau.

+ Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử rất yếu 

+ Chất khí không có hình dạng và thể tích riêng và có thể nén được dễ dàng.

- Ở thể rắn:

+ Các nguyên tử, phân tử ở gần nhau.

+ Lực tương tác giữa các nguyên tử, phân tử chất rắn rất mạnh 

+ Các vật rắn có thể tích và hình dạng riêng xác định.

- Thể lỏng:

+ Được coi là trung gian giữa thể khí và thể rắn.

+ Lực tương tác giữa các phân tử chất lỏng lớn hơn ở chất khí và nhỏ hơn ở chất rắn

+ Chất lỏng có thể tích riêng xác định, có hình dạng của phần bình chứa nó.

3. Giải bài 3 trang 154 SGK Vật lý 10

Nêu các tính chất của chuyển động của phân tử.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi này cần nắm được tính chất chuyển động của phân tử ở thể rắn, thể lỏng và thể khí.

Hướng dẫn giải

- Loại phân tử: đều giống nhau (cùng một chất)

- Tương tác phân tử : chất khí < chất lỏng < chất rắn

- Chuyển động phân tử :

- Chất khí: tự do, hỗn loạn

- Chất lỏng: chuyển động xung quanh các vị trí cố định trong thời gian ngắn rồi chuyển vị trí khác.

- Chất rắn: chuyển động xung quanh vị trí cố định.

4. Giải bài 4 trang 154 SGK Vật lý 10

Định nghĩa khí lí tưởng.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi này cần nắm được định nghĩa khí lí tưởng

Hướng dẫn giải

Là chất khí trong đó các phân tử được coi là chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm với nhau.

5. Giải bài 5 trang 154 SGK Vật lý 10

Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử ?

A. Chuyển động không ngừng

B. Giữa các phân tử có khoảng cách

C. Có lúc đứng yên, có lúc chuyển động

D. Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

Phương pháp giải

Dựa theo thuyết động học phân tử: Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng, chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ chất khí càng cao.

Hướng dẫn giải

- Tính chất của phân tử:

+ Chuyển động không ngừng

+ Giữa các phân tử có khoảng cách

+ Chuyển động càng nhanh thì nhiệt độ của vật càng cao.

- Chọn C.

6. Giải bài 6 trang 154 SGK Vật lý 10

Khi khoảng các giữa các phân tử rất nhỏ, thì giữa các phân tử

A. Chỉ có lực hút

B. Chỉ có lực đẩy

C. Có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút

D. Có cả lực hút và lực đẩy, nhưng lực đẩy nhỏ hơn lực hút.

Phương pháp giải

Giữa các phân tử có khoảng cách, khi khoảng cách nhỏ thì nó có cả lực hút và lực đẩy nhưng lực đẩy lớn hơn lực hút.

Hướng dẫn giải

- Khi khoảng cách giữa các phân tử nhỏ thì lực đẩy mạnh hơn lực hút, khi khoảng cách giữa các phân tử lớn thù lực hút mạnh hơn đẩy.

- Chọn C.

7. Giải bài 7 trang 155 SGK Vật lý 10

Tính chất nào sau đây không phải là của phân tử của vật chất ở thể khí?

A. Chuyển động hỗn loạn

B. Chuyển động không ngừng

C. Chuyển động hỗn loạn và không ngừng

D. Chuyển động hỗn loạn xung quanh các vị trí cân bằng cố định.

Phương pháp giải

Tính chất của phân tử của vật chất ở thể khí là chuyển động hỗn loạn và không ngừng.

Hướng dẫn giải

- Chất khí bao gồm các phân tử, kích thước của phân tử nhỏ. Trong phần lớn các trường hợp có thể coi mỗi phân tử như một chất điểm.

- Các phân tử chuyển động hỗn loạn không ngừng (chuyển động nhiệt). Nhiệt độ càng cao thì vận tốc chuyển động càng lớn. Do chuyển động hỗn loạn, tại mỗi thời điểm, hướng vận tốc phân tử phân bố đều trong không gian.

- Chọn D.

8. Giải bài 8 trang 155 SGK Vật lý 10

Nêu ví dụ chứng tỏ giữa các phân tử có lực hút , lực đẩy.

Phương pháp giải

Giữa các phân tử cấu tạo chất có lực hút và lực đẩy:

- Khi khoảng cách giữa các phân tử ở 2 mặt gần nhau thì hút nhau

- Xuất hiện lực hút khi thể tích bị nén lại quá giới hạn

Hướng dẫn giải

- Ví dụ về lực hút giữa các phân tử: cho hai thỏi chì có mặt nhẵn tiếp xúc với nhau thì chúng hút nhau vì khi đó khoảng cách giữa các phân tử ở 2 mặt gần nhau.

- Ví dụ về lực đẩy giữa các phân tử: Cho chất khí nhốt vào một xilanh rồi đẩy pittông nén lại. Ta chỉ nén khối khí đến một thể tích nào đó thôi vì khi đó lực đẩy giữa các phân tử là rất lớn, chống lại lực nén của pittông.

Ngày:21/10/2020 Chia sẻ bởi:Thanh Nhàn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM