Giải bài tập SBT Địa lí 6 Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất

Để giúp các em học sinh học tập thật tốt bộ môn Địa lí 6, eLib xin giới thiệu nội dung giải bài tập SBT Địa lí 6 Bài 1 Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất bên dưới đây. Tài liệu gồm tất cả các bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết, rõ ràng. Mời các em cùng tham khảo.

Giải bài tập SBT Địa lí 6 Bài 1: Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái Đất

I - Dành cho học sinh đại trà

A - Câu hỏi, bài tập tự luận

1. Giải bài 1 trang 4 SBT Địa lí 6 

Dựa vào hình 1-1 hãy cho biết:

Các hành tinh trong hệ Mặt Trời

- Hệ Mặt Trời có mấy hành tinh, kể tên các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời 

- Trái Đất nằm ở vị trí thứ mấy trong các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

Phương pháp giải

Dựa vào hình về các hành tinh trong hệ mặt trời để xác định:

- Số hành tinh

-  Vị trí của Trái Đất

Gợi ý trả lời

- Hệ Mặt Trời có 8 hành tinh. Sao Thủy, Sao Kim, Trái Đất, Sao Hỏa, Sao Mộc, Sao Thổ, Thiên Vương, Hải Vương.

- Trái Đất nằm ở vị trí thứ 3 trong các hành tinh theo thứ tự xa dần Mặt Trời.

2. Giải bài 2 trang 5 SBT Địa lí 6 

Dựa vào hình 1-2, hãy cho biết : Vì sao ban đầu chỉ nhìn thấy một phần cánh buồm, sau đó thấy toàn bộ cánh buồm và cuối cùng là thấy được cả thân con thuyền.

Vị trí của cánh buồm so với đường chân trời tại các thời điểm

Phương pháp giải

Để giải thích hiện tượng trên ta dựa vào vị trí của cánh buồm so với đường chân trời tại các thời điểm khác nhau.

Gợi ý trả lời

Vì ban đầu, thuyền nằm ở ngoài đường chân trời nên chỉ thấy một phần cánh buồm; sau đó, thuyền nằm trên khoảng đường chân trời nên thấy toàn bộ cánh buồm và cuối cùng, thuyền nằm trước đường chân trời, gần về phía bờ nên nhìn thấy cả thân con thuyền.

3. Giải bài 3 trang 5 SBT Địa lí 6 

Dựa vào hình 1-3, hãy cho biết : Vì sao ta thấy đường chân trời khác nhau phụ thuộc vào chỗ đứng nhìn cao hay thấp.

Chân trời nhìn thấy ở các vị trí

Phương pháp giải

Để giải thích đường chân trời khác nhau phụ thuộc vào chỗ đứng nhìn cao hay thấp ta dựa vào dạng hình cầu của Trái Đất.

Gợi ý trả lời

Do Trái Đất hình cầu nên sự uốn cong bề mặt của nó đã ngăn không cho chúng ta nhìn xa quá 1 khoảng cách nhất định. Cũng vì lý do đó cho nên khi càng lên cao, tầm quan sát của mắt người càng lớn. Vì vậy đường chân trời phụ thuộc vào chỗ đứng nhìn cao hay thấp.

4. Giải bài 4 trang 6 SBT Địa lí 6 

Dựa vào các hình vẽ 1-4 và 1-5, hãy cho biết:

Các đường kinh tuyến và vĩ tuyến trên quả địa cầu

- Các nửa vòng tròn chạy dọc nối liền 2 cực là đường gì.

- Đường kinh tuyến gốc có số độ là bao nhiêu. Đi qua thành phố nào.

- Đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến bao nhiêu độ.

Phương pháp giải

Dựa vào chú thích hình đã cho để xác định:

- Tên của nửa vòng tròn chạy dọc nối liền 2 cực

- Số đo đường kinh tuyến

- Số đo kinh tuyến đối diện với kinh tuyến gốc

Gợi ý trả lời

- Các nửa vòng tròn chạy dọc nối liền 2 cực là đường kinh tuyến.

- Đường kinh tuyến gốc: kinh tuyến 0 độ. Là đường đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô thành phố Luân Đôn (nước Anh).

- Đối diện với kinh tuyến gốc là kinh tuyến 180 độ.

5. Giải bài 5 trang 7 SBT Địa lí 6 

Dựa vào các hình 1-6 và 1-7, hãy cho biết:

Đường vĩ tuyến và đường xích đạo

- Các vòng tròn chạy ngang nhỏ dần về 2 cực là đường gì.

- Vĩ tuyến gốc có số độ là bao nhiêu. Chiều dài của vĩ tuyến gốc so với các vĩ tuyến khác như thế nào.

- Vĩ tuyến gốc còn có tên gọi là gì.

Phương pháp giải

Dựa vào kiến thức về hình dạng, kích thước và hình dạng kinh tuyến, vĩ tuyến kết hợp với hình vẽ để xác định:

- Tên gọi của vòng tròn chạy ngang nhỏ dần về 2 cực

- Tên gọi vĩ tuyến gốc, số đo

Gợi ý trả lời

- Các vòng tròn chạy ngang nhỏ dần về 2 cực là đường vĩ tuyến.

- Vĩ tuyến gốc có số độ là 0 độ. Chiều dài của vĩ tuyến gốc là dài nhất so với các vĩ tuyến khác.

- Vĩ tuyến gốc hay còn gọi là xích đạo.

6. Giải bài 6 trang 7 SBT Địa lí 6 

- Những đường kinh tuyến nào chia quả Địa Cầu thành bán cầu Đông và bán cầu Tây.

- Vĩ tuyến nào chia quả Địa Cầu thành bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

Phương pháp giải

Để trả lời cần nắm được:

- Đường kinh tuyến chia quả Địa Cầu thành bán cầu Đông và bán cầu Tây.

- Vĩ tuyến chia quả Địa Cầu thành bán cầu Bắc và bán cầu Nam.

Gợi ý trả lời

- Đường kinh tuyến chia quả Địa Cầu thành bán cầu Đông và bán cầu Tây là: Đường kinh tuyến gốc.

- Vĩ tuyến chia quả Địa Cầu thành bán cầu Bắc và bán cầu Nam là: Vĩ tuyến gốc hay còn gọi là xích đạo.

B - Câu hỏi trắc nghiệm

1. Giải bài 1 trang 8 SBT Địa lí 6 

Hãy đánh dấu x vào ô trống thể hiện ý em cho là sai:

Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng cần nắm được kiến thức về khái niệm kinh tuyến gốc.

Gợi ý trả lời

Kinh tuyến gốc là đường kinh tuyến

2. Giải bài 2 trang 8 SBT Địa lí 6 

Hãy đánh dấu x vào ô trống thể hiện ý em cho là sai:

Vĩ tuyến gốc là

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng cần ghi nhớ:

Vĩ tuyến gốc là vòng tròn chia quả Địa cầu thành nửa cầu Đông và nửa cầu Tây.

Gợi ý trả lời

Vĩ tuyến gốc là

3. Giải bài 3 trang 8 SBT Địa lí 6 

Hãy đánh dấu x vào ô trống thể hiện ý em cho là đúng:

Các đường vĩ tuyến trên quả Địa Cầu là:

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng cần ghi nhớ:

Các đường vĩ tuyến trên quả Địa Cầu là các đường vòng tròn chạy ngang có độ dài nhỏ dần từ xích đạo về hai cực.

Gợi ý trả lời

Các đường vĩ tuyến trên quả Địa Cầu là:

II - Dành cho học sinh khá, giỏi

A - Câu hỏi, bài tập tự luận

1. Giải bài 1 trang 9 SBT Địa lí 6 

 Hãy cho biết:

- Các hành tinh có tự phát ra ánh sáng không

- Ngôi sao lớn nhất tự phát ra ánh sáng được gọi là gì.

- Theo đúng nghĩa khoa học, một số hành tinh được gọi là sao có đúng không? Vì sao?

Phương pháp giải

Để trả lời cần nắm kiến thức về:

- Đặc điểm các hành tinh

- Tên gọi ngôi sao lớn nhất

- Vì sao là khái niệm chỉ vật thể tự phát ra ánh sáng

Gợi ý trả lời

- Các hành tinh không tự phát sáng.

- Ngôi sao lớn nhất tự phát ra ánh sáng được gọi là Mặt Trời.

- Theo đúng nghĩa khoa học, một số hành tinh được gọi là sao, điều này không đúng. Vì sao là khái niệm chỉ vật thể tự phát ra ánh sáng. Các hành tinh không tự bản thân nó phát ra ánh sáng mà chỉ nhận ánh sáng phản chiếu từ Mặt Trời.

2. Giải bài 2 trang 9 SBT Địa lí 6 

Hãy nhận xét và giải thích bảng thống kê sau: (Đơn vị: m)

Phương pháp giải

- Dựa vào sự thay đổi tầm nhìn theo độ cao để nhận xét.

- Dựa vào hình dạng Trái Đất để giải thích sự thay đổi đó.

Gợi ý trả lời

Ta thấy, độ cao càng lớn thì tầm nhìn xa càng lớn.

Nguyên nhân: Do Trái Đất hình câu nên càng ở gần mặt đất thì đường chân trời càng nhỏ nên tầm nhìn của mắt chúng ta sẽ nhỏ hơn, càng lên cao đường chân trời càng lớn, tầm nhìn càng rộng hơn.

3. Giải bài 3 trang 9 SBT Địa lí 6 

Hãy cho biết đường kinh tuyến khác đường vĩ tuyến như thế nào?

Phương pháp giải

Để xác định sự khác nhau giữa đường kinh tuyến và đường vĩ tuyến, dựa vào:

- Đường kinh tuyến: nối hai điểm cực Bắc và cực Nam của quả Địa Cầu.

- Đường vĩ tuyến:  giao tuyến của bề mặt Trái Đất và mặt phẳng vuông góc với trục Trái Đất.

Gợi ý trả lời

- Đường kinh tuyến là nửa vòng tròn, nối hai điểm cực Bắc và cực Nam của quả Địa Cầu.

- Đường vĩ tuyến là những vòng tròn song song cách đều nhau, là giao tuyến của bề mặt Trái Đất và mặt phẳng vuông góc với trục Trái Đất.

B - Câu hỏi trắc nghiệm

1. Giải bài 1 trang 10 SBT Địa lí 6 

Cho biết các câu dưới đây đúng hay sai.

a) Trái Đất có dạng hình tròn.

b) Đường kinh tuyến là một vòng tròn chạy qua 2 cực Bắc và Nam.

Phương pháp giải

Để xác định các câu trên đúng hay sai, cần nắm được:

- Hình dạng Trái Đất

- Đặc điểm đường kinh tuyến

Gợi ý trả lời

a) Trái Đất có dạng hình tròn.

→ Sai.

b) Đường kinh tuyến là một vòng tròn chạy qua 2 cực Bắc và Nam.

→ Sai.

Ngày:06/10/2020 Chia sẻ bởi:Hoang Oanh Nguyen

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM