Giải bài tập SBT Địa lí 6 Bài 17: Lớp vỏ khí

Dựa theo nội dung SBT Địa lí 6 eLib xin giới thiệu đến các em học sinh nội dung giải bài tập Bài 17: Lớp vỏ khí. Bài này sẽ giúp các em nắm vững được lý thuyết cũng như cách giải các bài tập đầy đủ, chi tiết và rõ ràng. Hi vọng đây sẽ là tài liệu tham khảo hữu ích với các em học sinh.

Giải bài tập SBT Địa lí 6 Bài 17: Lớp vỏ khí

I - Dành cho học sinh đại trà

A - Câu hỏi, bài tập tự luận

1. Giải bài 1 trang 55 SBT Địa lí 6

- Hơi nước chiếm tỉ lệ là bao nhiêu trong thành phần không khí?

- Vai trò của hơi nước trong khí quyển.

Phương pháp giải

Để trả lời câu hỏi trên cần nắm được:

- Tỉ lệ hơi nước  trong thành phần không khí

- Vai trò của hơi nước trong khí quyển: sinh ra mây, mưa,..

Gợi ý trả lời

- Hơi nước chiếm tỉ lệ 1% trong thành phần không khí

- Lượng hơi nước tuy hết sức nhỏ bé nhưng lại là nguồn gốc sinh ra các hiện tượng khí tượng như mây, mưa...

2. Giải bài 2 trang 55 SBT Địa lí 6

Dựa vào hình 46 trong SGK Địa lí 6 và kết hợp với những kiến thức đã học, hãy cho biết:

- Lớp vỏ khí gồm những tầng nào. Mỗi tầng có độ cao từ km bao nhiêu đến km bao nhiêu?

- Chuyển động của không khí ở tầng đối lưu và tầng bình lưu khác nhau như thế nào.

- Vì sao gọi là tầng đối lưu? Vì sao gọi là tầng bình lưu?

Phương pháp giải

Dựa vào đặc điểm các tầng khí quyển được cho trong hình vẽ, để xác định:

- Các tầng của lớp vỏ khí và độ cao mỗi tầng

- Sự khác nhau về chuyển động của không khí ở tầng đối lưu và tầng bình lưu 

- Nguyên nhân của tên gọi tầng đối lưu và tầng bình lưu dựa vào hướng chuyển động

Gợi ý trả lời

- Lớp vỏ khí gồm 3 tầng:

+ Tầng đối lưu: độ cao từ 0 –> 16 km

+ Tầng bình lưu: độ cao từ trên 16 km –> 80 km.

+ Các tầng cao của khí quyển: độ cao từ 80 km –> trên 300 km.

- Sự khác nhau của chuyển động của không khí ở tầng đối lưu và tầng bình lưu.

+ Tầng đối lưu không khí chuyển động theo chiều thẳng đứng.

+ Tầng bình lưu không khí chuyển động theo chiều ngang.

- Gọi là tầng đối lưu vì không khí luôn chuyển động lên xuống theo chiều thẳng đứng, đây cũng là nơi diễn ra các hoạt động thời tiết mây, mưa, sấm, chớp.

- Gọi là tầng bình lưu vì tầng này không khí chuyển động ngang, lớp ôdôn có tác dụng hấp thụ bức xạ mặt trời và ngăn cản các tia bức xạ có hại.

B - Câu hỏi trắc nghiệm

1. Giải bài 1 trang 56 SBT Địa lí 6

Đánh dấu X vào ô trống thể hiện ý e cho là sai.

Đặc điểm của tầng đối lưu là

Phương pháp giải

Để chọn đáp án đúng cần nắm được đặc điểm của tầng đối lưu:

Đặc điểm của tần đối lưu là có lớp ô dôn ngăn cản các tia bức xạ có hại.

Gợi ý trả lời

Đặc điểm của tầng đối lưu là

2. Giải bài 2 trang 56 SBT Địa lí 6

Cho biết các câu dưới đây đúng hay sai.

a) Tầng đối lưu là tầng có độ cao khoảng từ 16 đến 80km, không khí luôn chuyển động theo chiều ngang, có lớp ô dôn với tác dụng ngăn cản những tia bức xạ có hại cho sinh vật và con người

b) Sau khi các khối khí hình thành chúng luôn luôn giữ nguyên vị trí, tính chất của khối khí cũng luôn luôn ổn định.

c) Mỗi khối khí thường mang hai tính chất: nóng và ẩm; nóng và khô; lạnh và ẩm;lạnh và khô

Phương pháp giải

Để xác định các câu trên đúng hay sai cần dựa vào kiến thức về:

- Đặc điểm và vai trò của tầng đối lưu

- Đặc điểm của các khối khí sau khi hình thành

- Tính chất của mỗi khối khí

Gợi ý trả lời

a) Đúng

b) Sai

c) Đúng

II - Dành cho học sinh khá, giỏi

A - Câu hỏi, bài tập tự luận

1. Giải bài 1 trang 57 SBT Địa lí 6 

Hãy cho biết:

- Tầng cao của khí quyển có mưa hay không. Vì sao?

- Tác dụng của lớp ô dôn đối với sinh vật và con người. Tình trạng lớp ô dôn của khí quyển hiện nay ra sao. Vì sao có tình trạng như vậy.

Phương pháp giải

- Dựa vào đặc điểm của tầng cao khí quyển (không tồn tại không khí) để giải thích vì sao tầng này không có mưa.

- Dựa vào thực trạng của lớp ô dôn để trả lời:

+ Một số nơi lớp ô dôn khí quyển đã bị thủng

+ Nguyên nhân: ô nhiễm không khí (khí thải CFC)

Gợi ý trả lời

- Tầng cao của khí quyển không mưa. Vì tầng này hầu như không tồn tại không khí (không khí cực loãng) nên không thể sinh ra các hiện tượng thời tiết mây mưa.

- Lớp ô dôn có tác dụng ngăn cản tia cực tím có hại cho sức khỏe con người và sinh vật. Hiện nay, ở một số nơi lớp ô dôn khí quyển đã bị thủng, do ô nhiễm không khí (khí thải CFC).

B - Câu hỏi trắc nghiệm

1. Giải bài 1 trang 57 SBT Địa lí 6 

Nối ý ở cột bên trái với ý ở cột bên phải sao cho phù hợp.

Phương pháp giải

Để hoàn thành sơ đồ căn cứ vào nơi hình thành của các khối khí:

- Nóng và khô

- Lạnh và khô

- Nóng và ẩm

- Lạnh và ẩm

Gợi ý trả lời

Ngày:07/10/2020 Chia sẻ bởi:Chương

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM