Giải bài tập SGK Toán 9 Bài 3: Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương

Phần hướng dẫn giải bài tập liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương​ sẽ giúp các em nắm được phương pháp và rèn luyện kĩ năng các dạng bài tập từ SGK Toán 9 Tập một.

Giải bài tập SGK Toán 9 Bài 3: Liên hệ giữa phép nhân và phép khai phương

1. Giải bài 17 trang 14 SGK Toán 9 tập 1

Áp dụng quy tắc khai phương một tích, hãy tính:

a) \(\sqrt{0,09.64}\)

b) \(\sqrt{2^{4}.(-7)^{2}}\)

c) \(\sqrt{12,1.360}\)

d) \(\sqrt{2^{3}.3^{4}}\)

Phương pháp giải

Sử dụng các công thức

- \(\sqrt{a^2}=\left|a \right|\).

  • Nếu \(a \ge 0\)  thì \(\left|a \right| = a\).
  • Nếu \(a  < 0\)  thì \(\left| a \right| =-a\)

- \(\sqrt{a.b}=\sqrt{a}.\sqrt{b}\), với \(a ,\ b \ge 0\).

- \((a^n)^m=a^{m.n}\),    với \(m ,\ n \in \mathbb{Z}\).

Hướng dẫn giải

Câu a: \(\sqrt{0,09.64}=\sqrt{(0,3)^2.8^2}=\sqrt{(0,3)^2}.\sqrt{8^2}=0,3.8=2,4\)

Câu b: \(\sqrt{2^{4}.(-7)^{2}}=\sqrt{4^2}.\sqrt{(-7)^2}=4.7=28\)

Câu c: \(\sqrt{12,1.360}=\sqrt{121.36}=\sqrt{11^2.6^2}=\sqrt{11^2}.\sqrt{6^2}=11.6=66\)

Câu d: \(\sqrt{2^{3}.3^{4}}=\sqrt{2.2^2.(3^2)^2}=\sqrt{2}.\sqrt{2^2}.\sqrt{9^2}=\sqrt{2}.9.2=18\sqrt{2}\)

2. Giải bài 18 trang 14 SGK Toán 9 tập 1

Áp dụng quy tắc nhân các căn bậc hai, hãy tính

a) \(\sqrt{7}.\sqrt{63}\)

b) \(\sqrt{2,5}.\sqrt{30}.\sqrt{48}\)

c) \(\sqrt{0,4}.\sqrt{6,4}\)

d) \(\sqrt{2,7}.\sqrt{5}.\sqrt{1,5}\)

Phương pháp giải

Sử dụng các công thức

  • \(\sqrt{a}.\sqrt{b}=\sqrt{a.b}\), với \(a ,\ b \ge 0\).
  • Với mọi số \(a \ge 0\), luôn có \(\sqrt{a^2}=a\).
  • Với mọi \(a ,\ b ,\ c\)  ta có:  \(a.b.c=(a.b).c=a.(b.c)=b.(a.c) \).

Hướng dẫn giải

Câu a: \(\sqrt{7}.\sqrt{63}=\sqrt{7.63}=\sqrt{7.7.9}=\sqrt{7^2.3^2}=7.3=21\)

Câu b: \(\sqrt{2,5}.\sqrt{30}.\sqrt{48}=\sqrt{2,5.30.48}=\sqrt{25.3.16.3}=\sqrt{5^2.3^2.4^2}=5.3.5=60\)

Câu c: \(\sqrt{0,4}.\sqrt{6,4}=\sqrt{0,4.6,4}=\sqrt{0,04.64}=\sqrt{(0,2)^2.8^2}=8.0,2=1,6\)

Câu d: \(\sqrt{2,7}.\sqrt{5}.\sqrt{1,5}=\sqrt{2,7.5.1,5}=\sqrt{27.5.0,15}=\sqrt{9.3.3.0,25}\)

\(=9.0,5=4,5\)

3. Giải bài 19 trang 15 SGK Toán 9 tập 1

Rút gọn các biểu thức sau

a) \(\sqrt{0,36a^{2}}\) với \(a <0\)

b) \(\sqrt{a^4(3-a)^2}\) với \(a\geq 3\)

c) \(\sqrt{27.48(1 - a)^{2}}\) với \(a > 1\)

d) \(\frac{1}{a - b}\).\(\sqrt{a^{4}.(a - b)^{2}}\) với \(a > b\)

Phương pháp giải

Sử dụng các công thức

  • \(\sqrt{a.b}=\sqrt{a}.\sqrt{b}\),   với \(a  ,\ b \ge 0\).
  • \(\sqrt{a^2}=a\) ,  nếu \(a \ge 0\).
  • \(\sqrt{a^2}=-a\) ,   nếu \(a <0\).

Hướng dẫn giải

Câu a: \(\sqrt{0,36a^{2}}=\sqrt{(0,6)^2.a^2}=0,6|a|\)

Vì \(a <0\) nên \(|a|=-a\)

Vậy \(\sqrt{0,36a^{2}}=-0,6a\)

Câu b: \(\sqrt{a^4(3-a)^2}=a^2|3-a|\)

Vì \(a\geq 3\) nên \(|3-a|=a-3\)

Vậy \(\sqrt{a^4(3-a)^2}=a^2(a-3)\)

Câu c: \(\sqrt{27.48(1 - a)^{2}}=\sqrt{3^2.3.3.4^2.(1-a)^2}=9.4.|1-a|=36.|1-a|\)

Vì \(a > 1\) nên \(|1-a|=a-1\)

Vậy \(\sqrt{27.48(1 - a)^{2}}=36(a-1)\)

Câu d: Do \(a > b\) nên \(a-b> 0\)

\(\frac{1}{a – b}\sqrt{a^{4}.(a – b)^{2}}=\frac{a^2.|a-b|}{a-b}=\frac{a^2.(a-b)}{a-b}=a^2\)

4. Giải bài 20 trang 15 SGK Toán 9 tập 1

Rút gọn các biểu thức sau

a) \(\sqrt{\frac{2a}{3}}.\sqrt{\frac{3a}{8}}\) với \(a\geq 0\)

b) \(\sqrt{13a}.\sqrt{\frac{52}{a}}\) với \(a > 0\)

c) \(\sqrt{5a}.\sqrt{45a}- 3a\)  với \(a\geq 0\)

d) \((3 - a)^{2}- \sqrt{0,2}.\sqrt{180a^{2}}\)

Phương pháp giải

Sử dụng các công thức sau 

  • \(\sqrt{a}.\sqrt{b}=\sqrt{a.b}\),   với \(a ,\ b \ge 0\).
  • Với mọi số \(a \ge 0\), luôn có \(\sqrt{a^2}=a\).
  • \((a-b)^2=a^2-2ab+b^2.\)

Hướng dẫn giải

Câu a: \(\sqrt{\frac{2a}{3}}.\sqrt{\frac{3a}{8}}=\sqrt{\frac{2a.3a}{3.8}}=\sqrt{\frac{a^2}{4}}=\frac{a}{2}\) (vì \(a\geq 0\))

Câu b: \(\sqrt{13a}.\sqrt{\frac{52}{a}}=\sqrt{\frac{13.52a}{a}}=\sqrt{13.13.4}=13.2=26\) (vì \(a>0\))

Câu c: Do \(a\geq 0\) nên bài toán luôn được xác định có nghĩa.

\(\sqrt{5a}.\sqrt{45a}- 3a=\sqrt{5.5.9.a^2}-3a=15a-3a=12a\)

Câu d: \((3 - a)^{2}- \sqrt{0,2}.\sqrt{180a^{2}}\)

\((3-a)^2-\sqrt{2.18.a^2}=(3-a)^2-6|a|=a^2-6a-|6a|+9\)

TH1:\(a\geq 0\Rightarrow |a|=a\Rightarrow\) \((3 - a)^{2}- \sqrt{0,2}.\sqrt{180a^{2}}=a^2-12a+9\)

TH2: \(a<0\Rightarrow |a|=-a\Rightarrow\)\((3 - a)^{2}- \sqrt{0,2}.\sqrt{180a^{2}}=a^2+9\)

5. Giải bài 21 trang 15 SGK Toán 9 tập 1

Khai phương tích 12.30.40 được

(A) 1200

(B) 120

(C) 12

(D) 240

Hãy chọn kết quả đúng

Phương pháp giải

Sử dụng các công thức sau

  • \(\sqrt{a.b}=\sqrt{a}.\sqrt{b}\) ,   với \(a ,\ b \ge 0\).
  • Nếu \(a \ge 0 \) thì \(\sqrt{a^2}=a\). Nếu \(a < 0 \) thì \(\sqrt{a^2}=-a\).
  • Với mọi \(a,\ b,\ c\)   ta có: \(a.b.c=(a.b).c=a.(b.c)=b.(a.c)\).

Hướng dẫn giải

Ta có: \(\sqrt{12.30.40}=\sqrt{(3.4).(3.10).(4.10)}\)

\(=\sqrt{(3.3).(4.4).(10.10)}\)

\(=\sqrt{3^2.4^2.10^2}\)

\(=\sqrt{3^2}.\sqrt{4^2}.\sqrt{10^2}\)

\(=3.4.10=120\).

Vậy đáp án đúng là \((B). 120\)

6. Giải bài 22 trang 15 SGK Toán 9 tập 1

Biến đổi các biểu thức dưới dấu căn thành dạng tích rồi tính:

a) \(\sqrt{13^{2}- 12^{2}}\)

b) \(\sqrt{17^{2}- 8^{2}}\)

c) \(\sqrt{117^{2} - 108^{2}}\)

d) \(\sqrt{313^{2} - 312^{2}}\)

Phương pháp giải

Sử dụng các công thức sau

  • \(a^2-b^2=(a+b)(a-b)\).
  • \(\sqrt{a.b}=\sqrt{a}.\sqrt{b}\),   với \(a ,\ b \ge 0\).
  • \(\sqrt{a^2}=|a|\).
  • Nếu \(a \ge 0\)  thì \(|a|=a\)

Nếu \(a <0\)  thì \(|a|=-a.\)

Hướng dẫn giải

Câu a: \(\sqrt{13^{2}- 12^{2}}=\sqrt{(13+12)(13-12)}=\sqrt{25}=5\)

Câu b: \(\sqrt{17^{2}- 8^{2}}=\sqrt{(17+8)(17-8)}=\sqrt{25.9}=5.3=15\)

Câu c: \(\sqrt{117^{2} - 108^{2}}=\sqrt{(117-108)(117+108)}=\sqrt{9.225}=3.15=45\)

Câu d: \(\sqrt{313^{2} - 312^{2}}=\sqrt{(313-312)(313+312)}=\sqrt{625}=25\)

7. Giải bài 23 trang 15 SGK Toán 9 tập 1

Chứng minh

a) \((2 - \sqrt{3})(2 + \sqrt{3}) = 1\)

b) \((\sqrt{2006} - \sqrt{2005})\) và \((\sqrt{2006} + \sqrt{2005})\) là hai số nghịch đảo của nhau

Phương pháp giải

Sử dụng các công thức sau

  • \(a^2-b^2=(a-b)(a+b)\).
  • \((\sqrt{a})^2=a\),   với \(a \ge 0\).
  • Muốn chứng minh hai số là nghịch đảo của nhau ta chứng minh tích của chúng bằng \(1\). 

Hướng dẫn giải

Câu a: \((2 - \sqrt{3})(2 + \sqrt{3})=2^2-(\sqrt{3})^2=4-3=1\)

Câu b: Ta tìm tích của hai số \((\sqrt{2006} - \sqrt{2005})\) và \((\sqrt{2006} + \sqrt{2005})\)

Ta có: \((\sqrt{2006} + \sqrt{2005})(\sqrt{2006} - \sqrt{2005})=(\sqrt{2006})^2-(\sqrt{2005})^2\)

\(=2006-2005=1\)

Vậy hai số trên là nghịch đảo của nhau

8. Giải bài 24 trang 15 SGK Toán 9 tập 1

Rút gọn và tìm giá trị (làm tròn đến chữ số thập phân thứ 3) của các căn thức sau

a) \(\sqrt{4(1 + 6x + 9x^{2})^{2}}\) tại \(x = -\sqrt{2}\)

b) \(\sqrt{9a^{2}(b^{2} + 4 - 4b)}\) tại \(a = -2, b = -\sqrt{3}\)

Phương pháp giải

Sử dụng các công thức sau

  • \((a+b)^2=a^2+2ab+b^2\).
  • \((a-b)^2=a^2-2ab+b^2\).
  • \( \sqrt{a.b}=\sqrt{a}.\sqrt{b}\),   với \(a ,\ b \ge 0\).
  • \(\sqrt{a^2}=\left|a\right|\).
  • Nếu \(a \ge 0\)   thì \(\left|a\right|=a\). Nếu \(a<0\)   thì \(\left| a\right|=-a\).
  • \(a^m. b^m=(ab)^m\),    với \(m ,\ n \in \mathbb{Z}\).

Hướng dẫn giải

Câu a: Vì \(x = -\sqrt{2}\) nên có giá trị âm. Vậy \(|x|=-x\)

\(\sqrt{4(1 + 6x + 9x^{2})^{2}}=2\sqrt{(3x+1)^4}=2.(3x+1)^2\)

\(=18x^2+12x+2\)

Thế \(x = -\sqrt{2}\) vào biểu thức, ta được:

\(=18.(\sqrt{-2}^2)-12.\sqrt{2}+2\approx 21,029\)

Câu b: Vì \(a = -2, b = -\sqrt{3}\)có giá trị âm nên \(|a|=-a;|b|=-b\)

\(\sqrt{9a^{2}(b^{2} + 4 – 4b)}=3|a||b-2|\)

Thế \(a = -2, b = -\sqrt{3}\) vào biểu thức, ta được:

\(=3|.-2|.|-\sqrt{3}-2|\approx 22,392\)

9. Giải bài 25 trang 16 SGK Toán 9 tập 1

Tìm x biết

a) \(\sqrt{16x}= 8\)

b) \(\sqrt{4x} = \sqrt{5}\)

c) \(\sqrt{9(x - 1)}= 21\)

d) \(\sqrt{4(1 - x)^{2}} - 6 = 0\)

Phương pháp giải

- Đặt điều kiện để biểu thức có nghĩa: \(\sqrt A \) có nghĩa khi và chỉ khi \(A \ge 0\)

- Bình phương hai vế rồi giải bài toán tìm x.

- Ta sử dụng các cách làm sau

  • \(\sqrt A  = B\left( {B \ge 0} \right) \Leftrightarrow A = {B^2}\)
  • \(\sqrt A  = \sqrt B \left( {A \ge 0;B \ge 0} \right) \Leftrightarrow A = B\)

Hướng dẫn giải

Câu a: Điều kiện: \(x\geq 0\)

Khi đó: \(\sqrt{16x}= 8\Leftrightarrow 16x=64\Leftrightarrow x=\frac{64}{16}=4\)

Câu b: Điều kiện: \(x\geq 0\)

Khi đó: \(\sqrt{4x} = \sqrt{5}\Leftrightarrow 4x=5\Leftrightarrow x=\frac{5}{4}\)

Câu c: Điều kiện: \(x\geq 1\)

Khi đó: \(\sqrt{9(x - 1)}= 21\Leftrightarrow 9(x-1)=441\Leftrightarrow x-1=\frac{441}{9}=49\Leftrightarrow x=50\)

Câu d: Vì \((1-x)^2\geq 0\forall x\epsilon \mathbb{R}\) nên bài toán không cần điều kiện.

\(\sqrt{4(1 - x)^{2}} - 6 = 0\Leftrightarrow 4(1-x)^2=36\Leftrightarrow (1-x)^2=9\)

\(1-x=3\) hoặc \(1-x=-3\)

Vậy \(x=-2\) hoặc \(x=4\)

10. Giải bài 26 trang 16 SGK Toán 9 tập 1

a) So sánh \(\sqrt{25 + 9}\) và \(\sqrt{25} + \sqrt{9}\)

b) Với \(a > 0\) và \(b > 0\), chứng minh \(\sqrt{a + b}< \sqrt{a} + \sqrt{b}\)

Phương pháp giải

  • Sử dụng định lí so sánh hai căn bậc hai: \(a < b \Leftrightarrow \sqrt{a} < \sqrt{b}\),   với \(a,\ b \ge 0\).
  • Sử dụng các công thức: với \(a ,\ b \ge 0\) , ta có: \((\sqrt{a})^2=a\). 

 \(\sqrt{a}.\sqrt{b}=\sqrt{ab}\).

Hướng dẫn giải

Câu a: Ta có: \(\sqrt{25 + 9}=\sqrt{34}\)

\(\sqrt{25} + \sqrt{9}=5+3=8=\sqrt{64}\)

Vậy: \(\sqrt{25 + 9}<\sqrt{25} + \sqrt{9}\)

Câu b: Với \(a>0,b>0\), ta có

\(+)\, (\sqrt{a + b})^{2} = a + b\).

\(+) \,(\sqrt{a} + \sqrt{b})^{2}= (\sqrt{a})^2+ 2\sqrt a .\sqrt b +(\sqrt{b})^2\)

 \( = a +2\sqrt{ab}  + b\)

 \(=(a+b) +2\sqrt{ab}\). 

Vì \(a > 0,\ b > 0\) nên \(\sqrt{ab} > 0 \Leftrightarrow 2\sqrt{ab} >0\)

\(\Leftrightarrow (a+b) +2\sqrt{ab} > a+b\)

\(\Leftrightarrow (\sqrt{a}+\sqrt{ b})^2 > (\sqrt{a+b})^2\)

\(\Leftrightarrow \sqrt{a}+\sqrt{b}>\sqrt{a+b}\) (đpcm)

11. Giải bài 27 trang 16 SGK Toán 9 tập 1

So sánh

a) 4 và \(2\sqrt{3}\)

b) \(-\sqrt{5}\) và -2

Phương pháp giải

  • Sử dụng các công thức sau:  \((\sqrt a)^2=a\),   với \(a \ge 0\).
  • Sử dụng định lí so sánh hai căn bậc hai số học: \(a< b \Leftrightarrow \sqrt a < \sqrt b\),  với \(a,\ b \ge 0\).
  • Sử dụng tính chất của bất đẳng thức: \(a< b \Leftrightarrow a.c > b.c\),   với \( c<0\).

Hướng dẫn giải

Câu a: Ta có: \(4=\sqrt{16}\)

\(2\sqrt{3}=\sqrt{2^2.3}=\sqrt{12}\)

Nên: \(16>12\Leftrightarrow \sqrt{16}>\sqrt{12}\)

Vậy: \(4>2\sqrt{3}\)

Câu b: Số càng lớn khi biểu thức trong căn càng lớn. Nhưng đối với số âm: số âm càng bé khi giá trị tuyệt đối càng lớn!

\(2=\sqrt{4}\)

\(\Rightarrow \sqrt{5}>\sqrt{4}\Rightarrow -\sqrt{5}<-\sqrt{4}\)

Vậy \(-\sqrt{5} < -2\)

Ngày:13/07/2020 Chia sẻ bởi:Phuong

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM