Giải SGK Toán 9

Để giúp các em nâng cao hiệu quả học tập, tiết kiệm thời gian làm bài, eLib đã tổng hợp các bài tập SGK Toán 9 bao gồm phương pháp giải nhanh chóng và hướng dẫn giải rõ ràng cho từng bài tập. Mời các em cùng tham khảo!

1. Nhận định về môn Toán 9

Môn Toán là môn học rất quan trọng đối với mỗi người. Đóng vai trò là môn học nền tảng, dù thích hay không thích thì tất cả các bạn đều phải học môn Toán. Đặc biệt là đối với các bạn đang học lớp 9, vì môn Toán là một trong 3 môn học bắt buộc trong kì thi tuyển sinh đầu vào lớp 10 hiện nay. Không chỉ vậy, Toán còn là môn thi xuất hiện trong tất cả các kì thi theo chương trình chuẩn của Bộ Giáo dục và Đào tạo hiện nay.

Nội dung bài tập SGK Toán 9:

Đối với phần Đại số: Các bài tập về căn bậc hai, căn bậc ba, hàm số bậc nhất, hệ hai phương trình bậc nhất hai ẩn, phương trình bậc hai một ẩn.

Đối với phần Hình học: Các bài tập về hệ thức lượng trong tam giác vuông, đường tròn, góc với đường tròn, hình trụ, hình nón, hình cầu.

2. Bí quyết học tốt Toán lớp 9

Như chúng ta đều biết môn Toán lớp 9 có 2 phần Đại Số và Hình Học. Với chương trình Toán lớp 9, theo ý kiến của đa số các em đã và đang học lớp 9 hiện nay thì phần Đại Số có vẻ dễ “lấy điểm” hơn phần Hình Học. Các em hay gặp rắc rối về phần Đường Tròn. Nguyên nhân chủ yếu là do cách chúng ta vẽ hình chưa chuẩn, chưa chính xác dẫn đến khó xác định được phương pháp giải cho đề bài yêu cầu. Chính vì lý do đó, các em thường có tâm lý chung là cố gắng tập trung học phần Đại Số thật kĩ để “bù đắp” điểm số cho phần Hình Học! Vậy đây có phải là cách tốt nhất để giành lấy điểm số cao trong các kì thi hay không? Dưới đây eLib giới thiệu cho các em một số cách học tốt và làm tốt các bài tập để các em lấy được điểm cao môn Toán trong các kì thi nhé!

2.1. Hệ thống lại kiến thức

Năm cuối cấp 2 các em sẽ có rất nhiều thứ phải làm. Vừa tranh thủ tham gia các hoạt đồng trường lớp vì là đàn anh đàn chị. Lại còn phải học hành thật tốt để kết quả các kỳ thi thật cao, điểm tốt nghiệp thật đẹp. Xong rồi lại còn phải thi chuyển cấp nữa khi mà nhiều sở giáo dục bỏ hình thức xét tuyển vào lớp 10. Và còn bận bịu vương vấn chuyện sẽ phải xa bạn bè, xa thầy cô, trường lớp. Bao nhiêu là việc bấy nhiêu lo toan.

Thế nhưng, các em sẽ phải đảm đương một khối lượng công việc khá nặng nhọc nữa. Đó chính là hệ thống lại kiến thức của các lớp 6-7-8. Đối với nhiều môn học, kiến thức các lớp dưới liên quan mật thiết đến kiến thức lớp 9 và thi vào 10. Vậy nên, khi là một học sinh lớp 9, các em phải nắm chắc hết kiến thức của những lớp dưới. Nếu các em có một kế hoạch học tập rõ ràng ngay từ khi lên cấp 2 thì việc hệ thống lại kiến thức cũng không nặng nề lắm đâu. 

2.2. Đi học và làm bài tập đầy đủ

Nội dung chương trình lớp 9 rất quan trọng và sẽ có trong đề thi vào 10. Vậy nên để đảm bảo không bỏ sót kiến thức, bạn phải đi học đầy đủ. Là một học sinh lớp 9 rồi, các em chẳng còn thời gian để trốn học, bỏ tiết hay nữa đâu. Có những lúc ngay cả khi bị ốm, bị mệt, nhưng buổi học quan trọng các em vẫn cần cố gắng để tới trường.

Sau khi đã đi học đầy đủ, các em cũng phải làm bài tập về nhà đầy đủ. Việc rèn luyện làm bài nhiều sẽ luyện tập kỹ năng giải bài nhanh và chính xác. Điều đó giúp các em vượt qua những kỳ thi một cách tự tin và dễ dàng hơn. Nhất là đối với những môn như Toán, Văn, Anh – là các môn thi bắt buộc trong kỳ tuyển sinh vào 10. Làm càng nhiều bài tập, các em càng nắm được nhiều phương pháp giải bài hơn. Các em cũng hiểu bài và vận dụng trực tiếp được vào bài tập. 

2.3. Tự rèn luyện, tự kiểm tra năng lực bản thân

Các em phải chủ động trong việc học tập. Đừng đợi đến khi có ai đó thôi thúc các em. Hay là đợi đến khi kỳ thi đã sắp tới. Ngoài việc học thầy cô, bạn bè, học trung tâm, học gia sư, bạn phải biết tự học. Ngày nay có rất nhiều phương tiện hỗ trợ cho bạn tự học như: tài liệu sách vở, kiến thức trên mạng, chương trình đào tạo online.

Để tự học đạt hiệu quả, các em nên tự kiểm tra đánh giá năng lực của bản thân. Các em có thể tìm các bài test trên mạng. Sau khi làm bài bạn sẽ phát hiện được mình đang bị yếu ở điểm nào và tìm giải pháp lấp chỗ trống ra sao. Chúng ta đang sống trong một thời đại tiên tiến và tiện lợi. Chỉ cần một cú click chuột hay một chạm nhẹ trên màn hình, rất nhiều tri thức sẽ đến với chúng ta. Vậy nên, hãy tận dụng và sắp xếp thời gian để tự học các em lớp 9 nhé! 

2.4. Lập mục tiêu và kế hoạch học tập rõ ràng

Như trên đã đề cập, lớp 9 là một năm học căng thẳng. Mỗi em đều cần lập mục tiêu và kế hoạch học tập rõ ràng cho chính mình. Hãy chia nhỏ từng mục tiêu, từng giai đoạn và theo dõi kết quả. Dựa vào kết quả ấy mà có sự điều chỉnh hợp lý cho mục tiêu đích và xây dựng kế hoạch học tập lâu dài.

Nếu như các em cảm thấy khó khăn trong việc xác lập mục tiêu và kế hoạch cho mình. Đừng quên những vị quân sư rất tận tình và nhiều trải nghiệm bên cạnh chính là bố mẹ các em. Hãy biết lắng nghe và tham khảo những ý kiến của bố mẹ nếu các em gặp khó khăn trong việc học. Các em có mục tiêu và kế hoạch học tập rồi cũng cần có sự ủng hộ từ bố mẹ nữa. Bởi vì họ chính là hậu phương vững chãi của học sinh lớp 9 chúng mình mà. 

2.5. Dành thời gian để thư giãn

Mười môn học, mười thứ kiến thức khác nhau trong chương trình lớp 9. Tính trung bình mỗi ngày các em phải học hai môn với khối lượng kiến thức của một tuần. Áp lực đối với việc học là rất lớn, nên các em cần biết sắp xếp thời gian để thư giãn. Việc nghỉ ngơi sẽ giúp các em tái tạo lại sức khỏe và động lực để học tập. Đừng cố gắng học tiếp khi các em đã cảm thấy mệt mỏi. Khi đó việc học vừa không hiệu quả lại khiến các em dễ bị căng thẳng, ức chế.

Cứ sau mỗi 45 phút học bài, các em hãy dành ra từ 10-15 phút để giải lao, thư giãn. các em có thể vươn vai tại chỗ, xem phim nghe nhạc, nói chuyện với bạn bè trong lúc nghỉ. Hoặc nếu các em thấy mỏi vai, đau mắt, hãy tự mát xa cho cơ thể của mình. Tình trạng mệt mỏi kéo dài sẽ ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập. 

2.6. Rèn luyện sức khỏe, luyện tập thể thao

Bác Hồ nói: “Mỗi một người dân yếu ớt, tức là làm cho cả nước yếu ớt một phần. Mỗi một người dân mạnh khỏe, tức là góp phần cho cả nước mạnh khỏe. Vậy nên, luyện tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước”. Học sinh lớp 9 chúng mình cũng vậy. Chăm ngoan, học giỏi và giữ gìn sức khỏe tốt cũng là một cách để thể hiện lòng yêu nước của mình.

Đừng ngồi lỳ trên những chiếc ghế với những cuốn sách vở. Để có một cơ thể dẻo dai và sức khỏe bền bỉ, các em hãy chăm tập thể dục. Tuy rằng mỗi tuần hai buổi thể chất tại nhà trường có thể là cơn ác mộng với các em. Bóng chuyền bóng rổ rất đau tay. Chạy ngắn thì rất khó, chạy bền thì quá mỏi chân mà chưa tới đích,… Nhưng các em cũng có thể tự tập luyện thêm các môn thể dục thể thao khác theo sở thích và năng lực của mình.

2.7. Không để áp lực ảnh hưởng tới tinh thần học tập

Áp lực cuối cấp đối với học sinh lớp 9 chắc chắn có. Nhưng các em hoàn toàn có thể kiểm soát chúng để không bị ảnh hưởng tới tinh thần học tập. Đôi khi áp lực cũng chính là nguồn lực thúc đẩy chúng ta cố gắng hơn nữa. Vậy nên, để những áp lực học tập không gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần học tập. Các em phải học cách thích nghi với áp lực. Hãy biết thay đổi cách nghĩ, cách nhìn nhận về những áp lực mà bản thân đang gặp phải.

2.8. Dẹp bỏ những âu lo không đáng có

Lo bị điểm thấp, lo kết quả học tập không cao. Lo trượt tốt nghiệp. Lo trượt thi vào 10. Lo bị bố mẹ trách móc, bạn bè chê cười. Lo tương lai phía trước không có lối đi. Có thể một lúc nào đó các em sẽ bị rơi vào cái bẫy của những lo âu không đáng có. Hãy tìm cách dọn dẹp chúng, gạt bỏ chúng ra khỏi đầu.

Khi các em càng lo âu về một thứ gì đó, thì mọi thứ diễn ra lại càng tệ đi. Càng suy nghĩ nhiều về những thứ đang làm các em lo lắng, các em lại càng khó tìm thấy giải pháp để khắc phục. Lo âu là kẻ thù của của những điều tốt đẹp. Nếu các em luôn sống trong trạng thái lo âu quá mức kéo dài về học tập, hay bất kỳ vấn đề gì trong cuộc sống và không tìm được cách giải quyết. Hãy nói chuyện với bố mẹ. Nếu vẫn không ổn hơn, có thể các em nên thử gặp các chuyên gia tâm lý. Rối loạn lo âu cũng là một triệu chứng tâm lý khá phổ biến ở nhiều người trẻ hiện nay.

2.9. Tin tưởng vào bản thân

Không ai có thể tin tưởng các em hơn chính bản thân các em. Mặc dù bố mẹ có thể đặt rất nhiều kỳ vọng vào các em, nhưng vì họ không đủ tin, nên họ mới kỳ vọng nhiều. Là một học sinh lớp 9, các em đã tự lập trong suy nghĩ và có sự trưởng thành nhất định. Niềm tin trong các em cũng bắt đầu hình thành chứ không dựa vào niềm tin của ai khác nữa. Khi các em tin các em sẽ học tốt, sẽ đạt được điểm cao, sẽ thi đỗ, thì khả năng cao các em sẽ làm được. Tuy rằng đôi khi các em làm được những việc không ngờ tới được. Nhưng ý chí và nghị lực ở bản thân mới là thứ khiến các em có thể nỗ lực cố gắng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM