Giải bài tập SGK Lịch Sử 8 Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)

Mời các em cùng tham khảo nội dung giải bài tập SGK trang 124 môn Lịch sử 8 Bài 25 sẽ giúp các em rèn luyện kĩ năng trả lời các câu hỏi liên quan đến cuộc kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)... thông qua đó các em sẽ dễ dàng nắm bắt nội dung trọng tâm đã học hơn. Chúc các em học tập thật tốt, đạt kết quả cao!

Giải bài tập SGK Lịch Sử 8 Bài 25: Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873 - 1884)

1. Giải bài 1 trang 124 SGK Lịch sử 8

Nêu nội dung chủ yếu của các hiệp ước 1883 và 1884.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung mục 2 SGK trang 123, 124 để trả lời

- Hiệp ước 1883:

+ Bắc Kì và Trung Kì phải đặt dưới sự bảo hộ của Pháp

+ Triều đình Huế được cai quản Trung Kì

+ Công sứ Pháp nắm quyền trị an và nội vụ.

+ Mọi việc giao thiệp với nước ngoài của triều đình Huế đều do Pháp nắm.

- Hiệp ước 1884 (giống 1883)

Hướng dẫn giải

* Hiệp ước 1883 

- Bắc Kì và Trung Kì phải đặt dưới sự bảo hộ của Pháp, cắt tỉnh Bình Thuận ra khỏi Trung Kì, nhập vào Nam Kì thuộc Pháp.

- Triều đình Huế được cai quản Trung Kì nhưng phải thông qua Khâm sứ Pháp ở Huế. Ba tỉnh Thanh –Nghệ-Tĩnh được sáp nhập vào Bắc Kì.

- Công sứ Pháp ở Bắc Kì kiểm soát mọi công việc của quan lại triều đình, nắm quyền trị an và nội vụ.

- Mọi việc giao thiệp với nước ngoài của triều đình Huế đều do Pháp nắm, kể cả việc giao thiệp với Trung Quốc.

* Hiệp ước 1884

Hiệp ước 1884 có nội dung cơ bản giống với Hiệp ước 1883, chỉ sửa đổi về ranh giới khu vực Trung Kì như trả lại các tỉnh Bình Thuận và Thanh-Nghệ-Tĩnh cho Trung Kì...

2. Giải bài 2 trang 124 SGK Lịch sử 8

Tại sao nói từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược?

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và dựa vào kiến thức bài 24, 25 SGK Lịch sử 8 lí giải, liên hệ. 

- Hiệp ước Nhâm Tuất

- Hiệp ước Giáp Tuất

- Hiệp ước Hác-măng

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt

Hướng dẫn giải

Từ năm 1858 đến năm 1884 là quá trình triều đình Huế đi từ đầu hàng từng bước đến đầu hàng toàn bộ trước quân xâm lược. Điều này thể hiện lần lượt qua nội dung các hiệp ước mà triều đình kí với Pháp:

- Hiệp ước Nhâm Tuất (5-6-1862): thừa nhận sự cai quản của Pháp ở 3 tỉnh miền Đông Nam Kì (Gia Định. Định Tường, Biên Hoà) và đảo côn Lôn; mở 3 cửa biển cho Pháp vào buôn bán,...

- Hiệp ước Giáp Tuất (15-3-1874): chính thức thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

- Hiệp ước Hác-măng (25-8-1883): Triều đình Huế chính thức thừa nhận nền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kì và Trung Kì...; mọi việc giao thiệp với nước ngoài (kể cả với Trung Quốc) đều do Pháp nắm.

- Hiệp ước Pa-tơ-nốt (6-6-1884): Triều đình thừa nhận sự bảo hộ của nước Pháp.

→ Như vậy, qua những hiệp ước trên, ta thấy quá trình triều đình Huế từ chỗ cắt từng bộ phận lãnh thổ rồi đi đến thừa nhận nền thống trị của Pháp trên toàn bộ lãnh thổ nước ta. Thông qua các Hiệp ước cho thấy: các điều khoản, điều kiện này càng nặng nề, tính chất thỏa hiệp, đầu hàng ngày một nghiêm trọng hơn.

→ Việt Nam từ một nước phong kiến độc lập trở thành nước thuộc địa nửa phong kiến.

Ngày:20/09/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM