Giải bài tập SGK Lịch Sử 8 Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX

eLib mời các bạn tham khảo hướng dẫn giải bài tập SGK Lịch sử 8 Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX trong bài viết này. Chúc các bạn học tập hiệu quả và đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.

Giải bài tập SGK Lịch Sử 8 Bài 8: Sự phát triển của kĩ thuật, khoa học, văn học và nghệ thuật thế kỉ XVIII- XIX

1. Giải bài 1 trang 55 SGK Lịch sử 8

Thống kê những thành tựu chủ yếu của kĩ thuật, khoa học, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX.

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và dựa vào nội dung bài 8 SGK Lịch sử 8 trang 51-55 để trả lời.

- Khoa học tự nhiên: Niu-tơn, Lô-mô-nô-xốp...

- Khoa học xã hội: Phoi-ơ-bách, Hê-ghen...

- Văn học: Mông te xki ơ, Vonte...

- Âm nhạc: Bitôven, Sôpanh...

- Hội họa: Đavít, Cuốcbê...

Hướng dẫn giải

- Khoa học tự nhiên

+ Niu-tơn: Thuyết vạn vật hấp dẫn

+ Lô-mô-nô-xốp: Định luật bảo toàn vật chất năng lượng

+ Puốc-kin-giơ (Séc): Bí mật của sự phát triển của thực vật và đời sống mô động vật

+ Đác-uyn (Anh):  Thuyết tiến hóa và di truyền

- Khoa học xã hội

+ Phoi-ơ-bách, Hê-ghen (Đức): Chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng

+ Xmit và Ri-cac-đô (Anh): Kinh tế chính trị học tư sản

+ Xanh-xi-mông, Phu-ri-ê(Pháp), Ơ-oen (Anh): Chủ nghĩa xã hội không tưởng

+ Mác, Ăng-ghen: Học thuyết chủ nghĩa xã hội khoa học

- Văn học

+ Mông te xki ơ, Vonte, Ruxơ: Đả kích chế độ phong kiến.

+ Huygô, Banđắc..., LéptônXtôi: Vạch trần bộ mặt thật của xã hội đương thời, Chủ nghĩa hiện thực phê phán.

- Âm nhạc: Bitôven, Sôpanh, Môda, Traicốpxki: Ca ngợi cuộc đấu tranh cho tự do.

- Hội họa: Đavít, Cuốcbê, Gôia: Phê phán bọn phong kiến và giáo hội.

2. Giải bài 2 trang 55 SGK Lịch sử 8

Vai trò của văn học, nghệ thuật trong cuộc đấu tranh vì quyền sống và hạnh phúc của nhân dân.

Phương pháp giải

Dựa vào các kiến thức đã học và dựa vào nội dung mục 3 bài 8 SGK Lịch sử 8 trang 51-55 để trả lời.

- Vạch trần bộ mặt xã hội tư bản

- Lên án tên nạn xã hội

- Khao khát tự do, hạnh phúc.

Hướng dẫn giải

Các tác phẩm đã vạch trần bộ mặt thật của xã hội tư bản, lên án những tệ nạn xã hội đương thời, phản ánh khát khao về một cuộc sống tự do, hạnh phúc của những người dân lao động.

3. Giải bài 3 trang 55 SGK Lịch sử 8

Bằng những kiến thức đã học, hãy giới thiệu vài nét về một tác giả hay một tác phẩm văn học tiêu biểu trong các thế kỉ XVIII - XIX.

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và dựa vào sách, báo, internet để trả lời.

Ví dụ: Giới thiệu về cuộc đời sự nghiệp nhà văn Ban-dắc (1799 - 1850), sự nghiệp của ông qua 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1829 - 1841

- Giai đoạn 1841 - 1850

Hướng dẫn giải

* Giới thiệu về nhà văn Ban-dắc (1799 - 1850)

- Ban-dắc là nhà văn hiện thực Pháp lớn nhất nửa đầu thế kỷ 19, bậc thầy của tiểu thuyết văn học hiện thực. Ông là tác giả của bộ tiểu thuyết đồ sộ “Tấn trò đời”

- “Cuộc đời ông là sự thất bại toàn diện trong sáng tác và kinh doanh” - đó là tổng kết chung về thời thanh niên của Ban-dắc từ khi vào đời cho đến năm (1828): Hai lần ứng cử vào Viện Hàn lâm Pháp đều thất bại. Ông chỉ thật sự được văn đàn Pháp công nhận sau khi mất. Người ủng hộ ông nhiều nhất khi còn sống là Vic-to Huy-go.

- Ông có một sức sáng tạo phi thường, khả năng làm việc cao. Thường chỉ ngủ một ngày khoảng 2 đến 3 tiếng, thời gian còn lại làm việc trên một gác xép.

- Con đường sự nghiệp của ông được chia làm 2 giai đoạn:

- Giai đoạn 1829 - 1841

+ Trong giai đoạn này, Ban-dắc cho ra đời liên tiếp nhiều tác phẩm nổi tiếng, trong nhiều cảm hứng và chủ đề khác nhau: Miếng da lừa (1831), Người thầy thuốc nông thôn (1833), Đi tìm tuyệt đối (1833), …

+ Trong sự nghiệp sáng tác Ban-dắc đã viết về nhiều đề tài và mỗi vấn đề đều có một số tác phẩm, tạo nên sự đa dạng trong tư tưởng cũng như trong nghệ thuật của ông, như: nghiên cứu triết học (các tác phẩm Miếng da lừa, Đi tìm tuyệt đối, Kiệt tác vô danh...), cảm hứng thần bí (như: Lu-I Lam-ber,…), nghiên cứu phong tục (trong đó ông thiết lập một hệ thống các đề tài mà ông gọi là các "cảnh đời" vì cuộc đời được ông ví như một tấn hài kịch lớn).

- Giai đoạn 1841 - 1850

+ Ban-dắc đã bắt đầu công việc tập hợp lại các tác phẩm theo chủ đề và thống kê sắp đặt lại trong một hệ thống có tên chung là “Tấn trò đời”.

Ngày:19/09/2020 Chia sẻ bởi:Tuyết

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM