Giải bài tập SGK Lịch Sử 8 Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

Giải bài tập SGK Lịch sử bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939) là tài liệu học tốt môn Lịch sử lớp 8 được eLib sưu tầm và đăng tải. Hi vọng sẽ giúp các bạn giải bài tập Sử 8 nhanh chóng và chính xác. Chúc các bạn đạt kết quả cao trong học tập.

Giải bài tập SGK Lịch Sử 8 Bài 19: Nhật Bản giữa hai cuộc chiến tranh thế giới (1918 - 1939)

1. Giải bài 1 trang 98 SGK Lịch sử 8

Kinh tế Nhật Bản đã phát triển như thế nào sau Chiến tranh thế giới thứ nhất?

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã học và dựa vào nội dung mục 1 được trình bày ở SGK Lịch sử 8 trang 96, 97 để trả lời.

- Nhật Bản thu được nhiều lợi nhuận

- Kinh tế tăng trưởng mất ổn định giữa công và nông nghiệp.

Hướng dẫn giải

- Nhật Bản thu được nhiều lợi nhuận, không mất mát gì và nhanh chóng trở thành cường quốc duy nhất ở châu Á.

- Nền kinh tế Nhật Bản tăng trưởng không đều, không ổn định, mất cân đối giữa nông nghiệp và công nghiệp:

+ Công nghiệp: Trong vòng 5 năm (1914 - 1919), sản lượng công nghiệp của Nhật Bản tăng gấp 5 lần. Nhiều công ti mới xuất hiện, mở rộng sản xuất và xuất khẩu hàng hóa ra các thị trường châu Á.

+ Nông nghiệp: không có gì thay đổi, những tàn dư phong kiến vẫn còn tồn tại nặng nề ở nông thôn. Giá thực phẩm, nhất là giá gạo tăng cao làm cho đời sống nhân dân vô cùng khó khăn.

- Năm 1927, Nhật Bản lại lâm vào một cuộc khủng hoảng tài chính làm cho 30 ngân hàng phải đóng cửa.

→ Như vậy, sau chiến tranh thế giới thứ nhất nền kinh tế Nhật Bản được phục hồi và phát triển. Tuy nhiên, cũng nhanh chóng lâm vào thời kì khủng hoảng.

2. Giải bài 2 trang 98 SGK Lịch sử 8

Vì sao giới cầm quyền Nhật Bản tiến hành chiến tranh xâm lược bành trướng ra bên ngoài?

Phương pháp giải

- Dựa vào kiến thức đã học và nội dung mục 2 được trình bày ở SGK Lịch sử 8 trang 97 để lí giải. 

- Do cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 → bắt buộc phải đưa đất nước thoát ra khỏi khó khăn do thiếu nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa → phải chiến tranh xâm lược.

Hướng dẫn giải

- Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933 đã giáng đòn nặng nề vào nền kinh tế Nhật Bản.

- Để đưa đất nước thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế, giải quyết những khó khăn do thiếu nguyên liệu, thị trường tiêu thụ hàng hóa, giới cầm quyền Nhật Bản đã tăng cường chính sách quân sự hóa đất nước, gây chiến tranh xâm lược, bành trướng ra bên ngoài.

Ngày:20/09/2020 Chia sẻ bởi:Thi

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM