Giải bài tập SBT Lịch Sử 6 Bài 5: Các quốc gia cổ đại Phương Tây

Với mong muốn giúp các em học sinh học thật tốt môn Lịch sử 6, eLib đã biên soạn nội dung hướng dẫn giải bài tập SBT trang 13-15 bên dưới đây sẽ cung cấp cho các em cái nhìn tổng quan về các quốc gia cổ đại Phương Tây thông qua 6 bài tập có phương pháp và hướng dẫn giải chi tiết. Mời các em cùng tham khảo!

Giải bài tập SBT Lịch Sử 6 Bài 5: Các quốc gia cổ đại Phương Tây

1. Giải bài 1 trang 13 SBT Lịch sử 6

Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng.

Câu 1: Chiếm phần lớn diện tích đất đai vùng Địa Trung Hải là

A. đồng bằng

B. thung lũng.

C. núi

D. núi và cao nguyên.

Câu 2: Đến đầu thiên niên kỉ I TCN, cư dân Địa Trung Hải đã biết

A. chế tạo công cụ bằng sắt.                

B. chế tạo công cụ bằng đồng.

C. sử dụng công cụ bằng đồng đỏ.       

D. sử dụng cung tên.

Câu 3: Ý nghĩa của việc sử dụng công cụ bằng sắt là

A. cư dân có thể trồng các loại cây lưu niên, có giá trị cao.

B. các nước phương Tây không phải mua lúa mì, lúa mạch.

C. đảm bảo phần lớn nhu cầu lương thực cho cư dân.

D. diện tích canh tác tăng hơn, việc trồng trọt đã cho kết quả.

Câu 4: Ngành kinh tế phát triển mạnh nhất ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải là

A. thủ công nghiệp và thương nghiệp.

B. trồng các loại cây lưu niên có giá trị cao.

C. chăn nuôi gia súc.

D. buôn bán nô lệ

Câu 5: Sự phát triển của thủ công nghiệp ở các nước phương Tây cổ đại tạo điều kiện cho

A. nông nghiệp phát triển

B. nhiều xưởng thủ công có quy mô khá lớn ra đời.

C. khai hoang được nhiều vùng đất mới.

D. sản xuất hàng hoá tăng, quan hệ thương mại mở rộng.

Câu 6: Trong xã hội cổ đại phương Tây, lực lượng chiếm tỉ lệ đông đảo và là lực lượng lao động chính trong xã hội là

A. thợ thủ công.         

B. thương nhân

C. bình dân.               

D. nô lệ.

Câu 7: Quyền lực trong xã hội Địa Trung Hải thuộc về

A. bình dân thành thị

B. bô lão các thị tộc

C. tăng lữ

D. chủ nô, chủ xưởng, nhà buôn.

Phương pháp giải

Dựa vào nội dung chính được trình bày ở mục 1, mục 2 trang 15 SGK Lịch sử 6 để phân tích từng câu hỏi và đưa ra câu trả lời chính xác nhất.

Ví dụ: Chiếm phần lớn diện tích đất đai vùng Địa Trung Hải là núi và cao nguyên.

Hướng dẫn giải

1.D           2.A             3.D

4.A           5.D             6.D           7.D

2. Giải bài 2 trang 14 SBT Lịch sử 6

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào ô ☐ trước các câu sau.

1. ☐ Ở các quốc gia cổ đại Địa Trung Hải, điều kiện tự nhiên tạo thuận lợi cho việc phát triển cây lúa.

2. ☐ Thương mại đường biển ở Hi Lạp, Rô-ma cổ đại rất phát triển.

3. ☐ Trong xã hội cổ đại phương Tây, nô lệ bị coi là "công cụ biết nói".

4. ☐ Nô lệ ở Hi Lạp, Rô-ma cổ đại bị bóc lột, khinh rẻ nhưng thường phục tùng hoàn toàn chủ nô.

Phương pháp giải

Dựa vào hiểu biết của bản thân và nội dung chính được trình bày ở mục 1 và mục 3 trang 15, 16 SGK Lịch sử 6 để phân tích và đưa ra lựa chọn đúng, sai.

Ví dụ: Thương mại đường biển ở Hi Lạp, Rô-ma cổ đại rất phát triển → Đúng

Hướng dẫn giải

Đúng: 2, 3.

Sai: 1, 4.

3. Giải bài 3 trang 14 SBT Lịch sử 6

Nối nội dung ở cột A với mốc thời gian hoặc nội dung ở cột B sao cho phù hợp.

Cột A:

1. Thời gian hình thành nhà nước ở Hi Lạp và Rô-ma cổ đại 

2. Nền kinh tế chính của Hi Lap và Rô- ma cổ đại 

3. Hai giai cấp chính trong xã hội Hi Lạp và Rô-ma cổ đại 

4. Thời gian nổ ra cuộc khởi nghĩa nô lệ do Xpac-ta-cút lãnh đạo 

Cột B:

a) Năm 73 - 71 TCN

b) Chủ nô và nô lệ

c) Khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN

d) Thủ công nghiệp và thưong nghiệp

Phương pháp giải

Xem lại mục 2. Xã hội cổ đại Hi Lạp và Rô-ma gồm những giai cấp nào? được trình bày ở trang 15 SGK Lịch sử 6 để nối mốc thời gian với nội dung sao cho phù hợp.

Ví dụ: Thời gian hình thành nhà nước ở Hi Lạp và Rô-ma cổ đại là khoảng đầu thiên niên kỉ I TCN

Nền kinh tế chính của Hi Lap và Rô- ma cổ đại là thủ công nghiệp và thưong nghiệp

Hướng dẫn giải

1.c           2.d

3.b           4.a

4. Giải bài 4 trang 14 SBT Lịch sử 6

Hãy điền từ ngữ phù hợp vào chỗ trống (...) trong các câu sau.

A. Bờ biển Hi Lạp và Rô-ma có nhiều hải cảng tốt, rất thuận lợi cho ... nhất là ... phát triển

B. Chủ nô thường bóc lột và đối xử rất tàn bạo với ...

C. Nô lệ ở Hi Lạp và Rô-ma cổ đại thường được gọi là ...

D. Trong xã hội Hi Lạp và Rô-ma cổ đại đã hình thành hai giai cấp cơ bản là ...

E. Xã hội Hi Lạp và Rô-ma cổ đại được gọi là xã hội ...

Phương pháp giải

Dựa vào hiểu biết của bản thân và nội dung bài 5 trang 15 SGK Lịch sử 6 về các quốc gia cổ đại Phương Tây để hoàn thành bài tập.

Ví dụ: 

A. Bờ biển Hi Lạp và Rô-ma có nhiều hải cảng tốt, rất thuận lợi cho thương nghiệp nhất là ngoại thương phát triển.

B. Chủ nô thường bóc lột và đối xử rất tàn bạo với nô lệ....

Hướng dẫn giải

A. Bờ biển Hi Lạp và Rô-ma có nhiều hải cảng tốt, rất thuận lợi cho thương nghiệp nhất là ngoại thương phát triển.

B. Chủ nô thường bóc lột và đối xử rất tàn bạo với nô lệ.

C. Nô lệ ở Hi Lạp và Rô-ma cổ đại thường được gọi là những "công cụ biết nói".

D. Trong xã hội Hi Lạp và Rô-ma cổ đại đã hình thành hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ.

E. Xã hội Hi Lạp và Rô-ma cổ đại được gọi là xã hội chiếm hữu nô lệ.

5. Giải bài 5 trang 15 SBT Lịch sử 6

Đời sống của các giai cấp chủ nô, nô lệ ở Hi Lạp và Rô-ma cổ đại như thế nào?

Phương pháp giải

Xem lại mục 2. Xã hội cổ đại Hi Lạp và Rô-ma gồm những giai cấp nào? trang 15 SGK Lịch sử 6 để phân tích và trả lời.

- Chủ nô: sung túc

- Nô lệ: khổ sở

Hướng dẫn giải

Đời sống của các giai cấp chủ nô, nô lệ ở Hi Lạp và Rô-ma cổ đại:

* Chủ nô:

- Sự phát triển của thủ công nghiệp và thương nghiệp đã dẫn tới sự hình thành một số chủ xưởng, chủ lò, chủ các thuyền buôn rất giàu và có thế lực về chính trị.

- Họ nuôi nhiều nô lệ để làm việc trong các xưởng. Sống cuộc sống rất sung sướng.

* Nô lệ:

- Số lượng đông đảo.

- Phải làm việc cực nhọc tại các trang trại, xưởng thủ công, khuân vác hàng hóa, chèo thuyền.

- Mọi của cải làm ra đều thuộc chủ nô, bản thân nô lệ là tài sản của chủ. Chủ nô thường gọi nô lệ là “những công cụ biết nói”.

- Bị đối xử tàn bạo: đánh đập, đóng dấu trên cánh tay hay trên trán → Đấu tranh chống lại chủ nô bằng nhiều hình thức khác nhau như: bỏ trốn, phá hoại sản xuất hay khởi nghĩa vũ trang.

6. Giải bài 6 trang 15 SBT Lịch sử 6

Chế độ chiếm hữu nô lệ là gì? Nêu vị trí của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội Hi Lạp và Rô-ma cổ đại.

Phương pháp giải

Từ các kiến thức đã được học và nội dung được trình bày ở mục 2, mục 3 trang 15, 16 SGK Lịch sử 6 để trả lời

"Xã hội chiếm hữu nô lệ" là một xã hội có 2 giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ.

Hướng dẫn giải

Chế độ chiếm hữu nô lệ là

- Là một trong hai mô hình của xã hội có giai cấp đầu tiên.

- Trong xã hội có hai giai cấp cơ bản là chủ nô và nô lệ.

Trong đó:

- Chủ nô là giai cấp thống trị, có quyền lực kinh tế, sở hữu rất nhiều nô lệ.

- Nô lệ là giai cấp bị trị, là lực lượng lao động chính trong xã hội, hoàn toàn lệ thuộc vào chủ nô.

Ngày:23/09/2020 Chia sẻ bởi:Oanh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM