Giải bài tập SBT Lịch Sử 6 Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán

Để giúp các em học sinh lớp 6 thuận tiện trong quá trình ôn tập, eLib xin giới thiệu đến các em tài liệu giải bài tập SBT môn Lịch sử đều được biên soạn và tổng hợp đầy đủ, bám sát chương trình SGK. Tại đây, eLib cung cấp nội dung, hướng dẫn giải bài tập trong SBT nhằm giúp các em có thể tham khảo và so sánh với đáp án trả lời của mình, từ đó đánh giá được năng lực của bản thân để có kế hoạch ôn tập hiệu quả. eLib hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp các em ôn tập hiệu quả. Chúc các em học tốt. 

Giải bài tập SBT Lịch Sử 6 Bài 18: Trưng Vương và cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán

1. Giải bài 1 trang 53 SBT Lịch sử 6

Hãy khoanh tròn chỉ một chữ in hoa trước ý trả lời đúng

Câu 1: Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở

A. Cổ Loa. 

B. Luy Lâu.       

C. Mê Linh. 

D. Chu Diên.

Câu 2: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng đã diễn ra trong thời gian

A. từ năm 40 đến năm 41.                      

B. từ năm 41 đến năm 42.

C. từ năm 42 đến năm 43.

D. từ năm 43 đến năm 44.

Câu 3: Chỉ huy quân xâm lược Hán tấn công đàn áp cuộc kháng chiến của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng là

A. Tô Định.

B. Mã Viện.

C. Đoàn Chí. 

D. Hàn Vũ.

Câu 4: Cuộc chiến đấu của quân ta với hai cánh quân địch hợp lại diễn ra quyết liệt ở

A. Hợp Phố.

B. Luy Lâu.

C. Mê Linh.

D. Lãng Bạc.

Câu 5: Hai Bà Trưng hi sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê vào

A. tháng 3 năm 41 (ngày 6 tháng Hai âm lịch).

B. tháng 3 năm 42 (ngày 6 tháng Hai âm lịch),

C. tháng 3 năm 43 (ngày 6 tháng Hai âm lịch).

D. tháng 3 năm 44 (ngày 6 tháng Hai âm lịch).

Phương pháp giải

Từ nội dung chính được trình bày ở mục 2 trang 50 - 51 SGK Lịch sử 6 về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42 - 43) để phân tích từng câu hỏi và đưa ra đáp án chính xác nhất.

Ví dụ: Sau khi đánh đuổi được quân đô hộ, Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh. 

Hướng dẫn giải

1.C            2.C

3.B            4.D            5.C

2. Giải bài 2 trang 54 SBT Lịch sử 6

Hãy điền chữ Đ (đúng) hoặc chữ S (sai) vào ô ☐ trước các câu sau.

1. ☐ Trưng Vương xá thuế hai năm liền chọ dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.

2. ☐ Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận bèn cử Mã Viện đưa quân đi đàn áp.

3. ☐ Tháng 4-42, quàn Hán tấn công Hợp Phố, Hai Bà Trưng liền kéo quân lên Hợp Phố để nghênh chiến.

4. ☐ Tại Cấm Khê, quân ta ra sức cản địch, giữ từng xóm làng, tấc đất. Cuối cùng, Hai Bà Trưng đã hi sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê.

5. ☐ Tuy đàn áp được cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhưng quân Mã Viện khi đi mười phần, khi về chỉ còn bảy, tám phần.

Phương pháp giải

Dựa vào các kiến thức đã học và nội dung mục 2 trang 50-51 SGK Lịch sử 6 về cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42 - 43) để đưa ra lựa chọn đúng, sai.

Ví dụ: Trưng Vương xá thuế hai năm liền chọ dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ → Đúng

Hướng dẫn giải

Đúng: 1, 4

1. Trưng Vương xá thuế hai năm liền chọ dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.

4. Tại Cấm Khê, quân ta ra sức cản địch, giữ từng xóm làng, tấc đất. Cuối cùng, Hai Bà Trưng đã hi sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê.

Sai: 2, 3, 5

2. Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận bèn cử Mã Viện đưa quân đi đàn áp.

3. Tháng 4-42, quàn Hán tấn công Hợp Phố, Hai Bà Trưng liền kéo quân lên Hợp Phố để nghênh chiến.

5. Tuy đàn áp được cuộc kháng chiến của nhân dân ta nhưng quân Mã Viện khi đi mười phần, khi về chỉ còn bảy, tám phần.

3. Giải bài 3 trang 54 SBT Lịch sử 6

Hai Bà Trưng đã làm gì sau khi giành lại độc lập cho đất nước? 

Phương pháp giải

Xem lại nội dung chính được trình bày ở mục 1 trang 50 SGK Lịch sử 6 để phân tích và trả lời.

- Trưng Trắc được suy tôn làm vua, đóng đô ở Mê Linh

- Phong chức tước cho những người có công

- Thành lập chính quyền tự chủ.

- Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện.

- Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân, bãi bỏ một số luật hà khắc.

Hướng dẫn giải

Sau khi giành lại độc lập cho đất nước, Hai Bà Trưng đã:

- Trưng Trắc được suy tôn làm vua (Trưng Vương), đóng đô ở Mê Linh và phong chức tước cho những người có công, thành lập chính quyền tự chủ.

- Các Lạc tướng được giữ quyền cai quản các huyện.

- Trưng Vương xá thuế hai năm liền cho dân. Luật pháp hà khắc cùng các thứ lao dịch nặng nề của chính quyền đô hộ bị bãi bỏ.

Được tin Hai Bà Trưng khởi nghĩa, vua Hán nổi giận, hạ lệnh cho các quận miền Nam Trung Quốc khẩn trương chuẩn bị xe, thuyền, làm thêm đường sá, tích trữ lương thực để sang đàn áp nghĩa quân.

4. Giải bài 4 trang 54 SBT Lịch sử 6

Trình bày nét chính về diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng.

Phương pháp giải

Từ hiểu biết của bản thân và nội dung chính được trình bày ở mục 1. Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán (42 - 43) đã diễn ra như thế nào? trang 50-51 SGK Lịch sử 6 để phân tích, trả lời.

- Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố

- Mã Viện chiếm được Hợp Phố

- Quân ta lùi về giữ Cổ Loa và Mê Linh. 

- Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh

- Nhân dân tiếp tục kháng chiến đến tháng 11 năm 43.

Hướng dẫn giải

Diễn biến cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Hán dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng:

- Tháng 4 năm 42, quân Hán tấn công Hợp Phố. Quân ta ở Hợp Phố đã nhanh chóng chống trả rồi rút lui.

- Mã Viện chiếm được Hợp Phố, liền chia quân làm 2 đạo thủy, bộ tiến vào Giao Châu theo hai con đường khác nhau và hợp nhau tại Lãng Bạc.

- Tại Lãng Bạc, cuộc chiến đấu diễn ra quyết liệt.

- Quân ta lùi về giữ Cổ Loa và Mê Linh. Mã Viện truy đuổi ráo riết, quân ta phải rút về Cấm Khê (Ba Vì, Hà Nội). Tại đây, quân ta ra sức cản địch, giữ từng xóm làng, tấc đất.

- Tháng 3 năm 43, Hai Bà Trưng hy sinh oanh liệt trên đất Cấm Khê. Sau đó, nhân dân ta vẫn tiếp tục kháng chiến đến tháng 11 năm 43.

5. Giải bài 5 trang 55 SBT Lịch sử 6

Hãy cho biết ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng. Giải thích vì sao ở nhiều địa phương trong cả nước có đền thờ Hai Bà Trưng và nhiều trường học, đường phố, quận,... mang tên Hai Bà Trưng.

Phương pháp giải

Xem lại nội dung mục 2 được trình bày ở trang 50, 51 SGK Lịch sử 6 để phân tích ý nghĩa của cuộc khởi nghĩa và kết hợp với lịch sử địa phương để giải thích.

Đền thờ Hai Bà Trưng, huyện Mê Linh

Hướng dẫn giải

- Ý nghĩa cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng: thể hiện ý chí quật cường, bất khuất của dân tộc ta.

- Giải thích: Thể hiện lòng kính trọng và biết ơn Hai Bà Trưng và ý chí quyết tâm bảo vệ nền độc lập của dân tộc ta.

Ngày:24/09/2020 Chia sẻ bởi:Minh Ngoan

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM