Soạn bài Bài ca ngất ngưởng Ngữ văn 11 siêu ngắn

Nội dung bài "Bài ca ngất ngưởng" dưới đây sẽ giúp các em bước đầu nắm được những ý chính của bài "Bài ca ngất ngưởng". Từ đó, các em sẽ dễ dàng tìm hiểu tác phẩm hơn. Chúc các em học tốt!

Soạn bài Bài ca ngất ngưởng Ngữ văn 11 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 39 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Ý nghĩa lối sống "ngất ngưởng" của Nguyễn Công Trứ được nhấn mạnh đến 4 lần với những dụng ý như sau:

"Ngất ngưởng" thứ nhất: Tài năng, tài thao lược của Nguyễn Công Trứ.

"Ngất ngưởng" thứ hai: Sự ngang tàng của một người dân.

"Ngất ngưởng" thứ ba: Nguyễn Công Trứ tự đánh giá và đề cao bản thân mình, cho rằng bản thân đã hơn người.

"Ngất ngưởng" cuối cùng: Đây có thể được xem là sự "ngất ngưởng" đáng trân trọng và ca ngợi nhất bởi ông không màng danh lợi, chỉ mong thỏa chí nam nhi.

2. Soạn câu 2 trang 39 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Làm quan là gò bó nhưng Nguyễn Công Trứ vẫn không thể buông bỏ bởi vì ông mang trong mình hoài bão lớn lao, đó là giúp nước cứu đời, dường như ông dành cả đời mình để giúp nước giúp dân. Bên cạnh đó, ông có sự kiêu hãnh của riêng ông, với sự kiêu hãnh đó buộc ông phải làm sao cho bản thân sống thật ý nghĩa. Cuối cùng, chí nam nhi thôi thúc ông phải ra làm quan, lập công danh vĩ đại thì mới giúp dân, giúp nước được.

3. Soạn câu 3 trang 39 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Nguyễn Công Trứ là một con người có tài năng hơn người, ông đã thành công trong những việc tầm thường lẫn lớn lao, ông luôn coi trọng nghĩa vua tôi nhưng không vì thế mà ông không có chính kiến riêng của mình. Từ đó, ông tự cho mình một lối sống "ngất ngưởng".

4. Soạn câu 4 trang 39 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Hát nói có sự linh hoạt hơn thơ Đường luật bởi số tiếng, số câu không theo khuôn khổ, không bị gò bó phải theo quy luật nào cả, tất cả là do người sáng tác quyết định. Đồng thời, thơ hát nói có thể tự do, phóng khoáng bày tỏ tình cảm, cảm xúc một cách tự do, thoát khỏi những lễ giáo phong kiến khắt khe.

5. Soạn câu 1 luyện tập trang 39 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

"Bài ca ngất ngưởng"  sử dụng từ ngữ phù hợp với lối sống và phong cách của Nguyễn Công Trứ, đó là lối sống tự do, phóng khoáng.

"Bài ca phong cảnh Hương Sơn"  sử dụng từ ngữ nhẹ nhàng hơn, mang tính thiền nhằm tái hiện phong cảnh thiên nhiên tươi đẹp của đất nước.

Ngày:19/08/2020 Chia sẻ bởi:Nguyễn Minh Duy

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM