Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích Ngữ văn 11 siêu ngắn

Nội dung bài "Luyện tập thao tác lập luận phân tích" dưới đây sẽ mang đến cho các em những ý chính của bài học. Từ đó, các em sẽ dễ dàng tiếp cận bài học một cách tốt nhất. Chúc các em học thật tốt!

Soạn bài Luyện tập thao tác lập luận phân tích Ngữ văn 11 siêu ngắn

1. Soạn câu 1 trang 43 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Tự ti:

+ Khái niệm: Tự ti là thói quen sống mặc cảm về bản thân, không dám thể hiện, bày tỏ chính mình.

+ Biểu hiện của tự ti: Ngại bày tỏ ý kiến, không dám tranh luận, ngại chia sẻ về bản thân mình.

+ Tác hại: Người tự ti sẽ ngày càng bị mọi người xa cách, xem nhẹ, không khám phá được hết khả năng của bản thân, không có cơ hội phát triển, thành công.

+ Giải pháp: Sống tự tin là chính mình, trau dồi bản thân về mọi mặt, hòa đồng với mọi người.

- Tự phụ:

+ Khai niệm: Tự phụ là thói quen sống quá tự tin vào bản thân, cho rằng mình là nhất, mình luôn đúng.

+ Biểu hiện của tự phụ: Xem thường người khác, không lắng nghe ý kiến của người khác, bảo thủ.

+ Tác hại: Người tự phụ không có được sự đồng cảm, đồng tình của mọi người, không nhận ra khiếm khuyết của bản thân, dễ mắc sai lầm.

+ Giải pháp: Phải biết khiêm tốn, biết học hỏi xung quanh, lắng nghe ý kiến của mọi người.

2. Soạn câu 2 trang 43 SGK Ngữ văn 11 siêu ngắn

- Hình ảnh sĩ tử và quan trường được tác giả khắc họa như sau:

+ Lôi thôi, âm ọe: Hai từ láy gợi hình, gợi tả nhằm diễn tả dáng vẻ lếch thếch, luộm thuộm, không đứng đắn, không đáng tin cậy của những sĩ tử đi thi.

+ Biện pháp đảo trật tự từ đã được tác giả vận dụng một cách tài tình: Tính từ lôi thôi, ậm ọe đứng trước danh từ sĩ tử, quan trường, "vai đeo lọ, miệng thét loa" -> nhấn mạnh sự bất thường, sự trái ngược với truyền thống. Những hình ảnh này hoàn toàn không phù hợp với cuộc thi quan trọng của đất nước như thế này.

+ Hình ảnh "vai đeo lọ, miệng thét loa": Diễn tả trường thi nhốn nháo như một cái chợ, không còn vẻ quy củ, nề nếp, trọng đại, tất cả đã bị xuống cấp nghiêm trọng.

+ Cảm nhận về cảnh thi cử: Trường thi là một trong những biểu hiện của xã hội ô hợp, nhố nhăng của xã hội thực dân nửa phong kiến buổi đầu, thể hiện thái độ căm ghét của tác giả về bọn quan lại, bọn cậy quyền cậy thế, bọn mua danh bán chức.

Ngày:20/08/2020 Chia sẻ bởi:Xuân Quỳnh

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM